Phương trình của Chúa, Chương I: NHỮNG NGÔI SAO BÙNG NỔ

PT cua Chua (1)Chỉ có một số ít nhà khoa học tin vào khả năng tồn tại một kịch bản thứ ba – sự giãn nở của vũ trụ sẽ tiếp tục mãi mãi. Và hầu như không ai nghĩ đến điều không thể hình dung được: tốc độ giãn nở của vũ trụ thực sự tăng lên… Perlmutter thấy bối rối. Thực ra khi bắt tay vào dự án nghiên cứu, ông hy vọng sẽ đo được tốc độ giãn nở giảm dần của vũ trụ – từ trước đến nay chưa bao giờ ông nghĩ rằng vũ trụ có thể giãn nở ngày càng nhanh lên. Có một cái gì đó thật sự phiền toái nếu đi đến một kết luận như thế… Tiếp tục đọc

PHƯƠNG TRÌNH CỦA CHÚA (GOD’S EQUATION), Sách của Amir D. Aczel

 Chúng ta đang sống trong “thế kỷ vàng của vũ trụ học” (the golden age of cosmology)! Nhưng cái gì đã giúp cho loài người làm nên “thế kỷ vàng” đó? Câu trả lời: Phương trình của Chúa – phương trình trường trong Thuyết Tương đối Tổng quát của Albert Einstein. Cuốn sách God’s Equation (Phương trình của Chúa) của Amir Aczel là câu chuyện về phương trình kỳ lạ đó, về lịch sử và ảnh hưởng sâu xa của nó đối với nhận thức của nhân loại, về ý nghĩa nền tảng của nó đối với khoa học hiện tại và tương lai. Tiếp tục đọc

Những câu chuyện khoa học hiện đại, Chương VI: TỔNG QUAN KHOA HỌC

NCCKHHD VIMột lần tôi hỏi một sinh viên: “Nếu có một ai đó nói với em rằng mặt trời quay xung quanh trái đất thì em nghĩ sao?”. Sinh viên đó trả lời ngay: “Thì đó là thằng điên”. Câu trả lời đó làm tôi nghĩ đến Einstein, ông nói: “Một câu hỏi đôi khi làm tôi phân vân: liệu tôi điên hay những kẻ khác điên?”. Đó là lý do để “Những câu chuyện khoa học hiện đại” phải thêm Chương VI: TỔNG QUAN KHOA HỌC. Tiếc rằng chương này còn quá nghèo nàn. Nó đã được bổ sung bởi nhiều bài viết trên tạp chí Khoa học & Tổ quốc mà độc giả có thể tìm thấy trên các trang mạng như Vietsciences, PhamVietHung’s Home và rất nhiều trang mạng khác.

Tiếp tục đọc

Những câu chuyện khoa học hiện đại, Chương V: CÔNG NGHỆ

NCCKHHD VChương V cuả cuốn “Những câu chuyện khoa học hiện đại” giới thiệu một số “phép lạ” của công nghệ hiện đại. Ta không khỏi biết ơn những công nghệ đó, nếu nhìn vào những ứng dụng trong y khoa. Nhưng cũng thật đáng sợ nếu những “phép lạ” đó được dùng vào mục đích chống lại con người, như Albert Einstein đã cảnh báo: “It has become appallingly obvious that our technology has exceeded our humanity”… Tiếp tục đọc

Những câu chuyện khoa học hiện đại, Chương IV: KHOA HỌC THẦN KINH và NGÔN NGỮ

NCCKHHD IVBlaise Pascal từng nói: “Thiên tài là một sự kiên nhẫn lâu dài” (Le génie est une longue patience). Nhưng nếu không thừa nhận yếu tố bẩm sinh đối với trí thông minh thì làm thế nào để giải thích trường hợp Wolfgang Amadeus Mozart bắt đầu soạn nhạc từ lúc 5 tuổi? Hầu hết các nhà khoa học lớn đều nhấn mạnh rằng cái ăng-ten định hướng cho họ đi tới khám phá không phải là mớ chữ nghĩa đã được nhồi nhét vào đầu họ từ lúc nhỏ, mà là trực giác (intuition) có sẵn ở nơi họ. Nhưng trực giác là gì? Hơn thế nữa, nếu nhận thức là sản phẩm hoạt động của bộ não, thì sau khi bộ não chết, nhận thức còn tồn tại hay không? Tất cả những câu hỏi ấy sẽ được thảo luận trong cuốn “Những câu chuyện khoa học hiện đại, Chương IV: Thần kinh & Ngôn ngữ”. Tiếp tục đọc

Những câu chuyện khoa học hiện đại, Chương III: SINH HỌC & Y HỌC

NCCKHHD IIIĐọc Chương III, Sinh học và Y học, của cuốn “Những câu chuyện khoa học hiện đại”, bạn sẽ thấy số lương gene của con người cũng chỉ xấp xỉ như của loài chuột, kiểu sắp xếp các gene cũng tương tự. Nói cách khác, cấu tạo thể chất của con người chẳng khác loài vật là mấy. Vậy cái gì làm cho con người khác hẳn loài vật, nếu không phải là những giá trị tâm linh? Tâm linh là gì nếu không phải là hơi thở do Chúa thổi vào thể xác con người, như Sách Sáng Thế đã nói? Phải chăng đó là lý do để Richard Dawkins, giáo sư sinh học tiến hoá tại Đại học Oxford, nói: “Một vũ trụ có Chúa sẽ rất khác với một vũ trụ không có Chúa. Một lý thuyết vật lý hay sinh học có Chúa nhất thiết phải khác. Do đó những nhận định căn bản nhất của tôn giáo là khoa học. Tôn giáo là một lý thuyết khoa học” [1]. Không rõ Dawkins tuyên bố câu này trong trường hợp nào, nhưng đó là điều rất đáng ngạc nhiên, vì ông vốn là người vô thần, chống tôn giáo. Trong khi đó, Francis Collins, giám đốc dự án gene người, tuyên bố hệ thống gene chính là “Ngôn ngữ của Chúa” [2]. Tiếp tục đọc

Những câu chuyện khoa học hiện đại, Chương II: TOÁN HỌC, KHOA HỌC COMPUTER, ROBOTICS

NCCKHHD IIToán học là cha đẻ của khoa học computer và là ngọn nguồn dẫn tới những phép lạ của công nghệ ngày nay. Vì thế không thiếu người sùng bái toán học như ông hoàng của các khoa học. Tuy nhiên Albert Einstein lưu ý chúng ta rằng “Chúa không bận tâm tới những khó khăn toán học của chúng ta; Ngài đúc kết nên mọi thứ bằng kinh nghiệm” (God does not care about our mathematical difficulties; He integrates empirically). Đó là tư tưởng dẫn dắt “Những câu chuyện khoa học hiện đại”, Chương II: TOÁN HỌC, KHOA HỌC COMPUTER, ROBOTICS… Tiếp tục đọc

Những câu chuyện khoa học hiện đại_Chương I: VẬT LÝ HỌC

NCCKHHD IChương I của cuốn “Những câu chuyện khoa học hiện đại” dành cho VẬT LÝ HỌC luôn tâm niệm lời nói của Niels Bohr: “It is wrong to think that the task of physics is to find out how Nature is. Physics concerns what we say about Nature” (Thật là nhầm lẫn khi cho rằng nhiệm vụ của vật lý là khám phá xem Tự nhiên là như thế nào. Vật lý bận tâm tới những gì chúng ta nói về Tự nhiên). Hơn thế nữa, khi nói về Tự nhiên, chúng ta phải nói làm sao để một người hầu bàn cũng có thể hiểu, đó là ý muốn của Albert Einstein (It should be possible to explain the laws of physics to a barmaid)… Tiếp tục đọc

NHỮNG CÂU CHUYỆN KHOA HỌC HIỆN ĐẠI (Lời Nói Đầu)

Nếu bạn có một tủ sách trông ra vườn thì bạn còn thiếu gì nữa đâu?” (Blaise Pascal). Mấy hôm nay, đọc lại cuốn “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie do Nguyễn Hiến Lê dịch, tôi sửng sốt thích thú nhận ra những chi tiết mà ngày xưa tôi không để ý. Chẳng hạn đoạn sau đây: “Loài vật không có dục vọng ấy. Nghiêm quân của tôi khéo nuôi heo và bò, kỳ đấu xảo canh nông nào ông cũng được giải thưởng. Ở nhà ông ghim hết thảy bằng cấp đó lên trên một tấm lụa trắng, khách khứa lại ông mở ra khoe. Heo thản nhiên đối với những giải thưởng ấy, còn ông thì khoái lắm, vì những giải thưởng đó cho ông cái cảm tưởng rằng ông rất quan trọng”. Đó là chỗ khác biệt giữa con người với con vật mà… Tiếp tục đọc