On the 2022 Nobel Prize in Medicine / Về Giải Nobel Y khoa 2022

Did Svante Pääbo win the 2022 Nobel Prize in Medicine for discovering an evidence for what called human evolution from apes, as Darwin said? No! Pääbo’s work concerns only variations within the human species, which the Nobel Assembly calls “evolution” –  a misused term.

Phải chăng Svante Pääbo đã đoạt Giải Nobel Y khoa 2022 vì khám phá ra bằng chứng cho cái gọi là sự tiến hóa của con người từ vượn, như Darwin đã nói? Không! Công trình của Pääbo chỉ liên quan đến những biến đổi bên trong loài người, mà Hội đồng Nobel gọi đó là “tiến hóa” – một khái niệm bị lạm dụng. 

Một câu hỏi thách thức

Cách đây khoảng một tháng, có một người thắc mắc hỏi tôi tại sao cho tới nay tôi vẫn không có ý kiến gì về Giải Nobel Y khoa 2022 và về GS Svante Pääbo. Câu hỏi ấy tuy nhã nhặn, nhưng ngụ ý một thách thức, rằng Giải Nobel Y khoa 2022 đã cung cấp bằng chứng không thể chối cãi về tiến hóa rồi đấy, vậy những người từng tuyên bố thuyết tiến hóa vô bằng chứng phải nói sao đây?  

Đó là lý do để tôi viết bài này, nhan đề “Về Giải Nobel Y khoa 2022”, với câu trả lời rõ ràng rằng công trình của GS Svante Pääbo chỉ nói lên những biến đổi trong nội bộ loài người, chẳng dính dáng gì đến các loài khỉ/vượn, do đó chẳng hề có bằng chứng tiến hóa nào của con người ở đây cả.

Nghe kết luận đó, có thể các nhà tiến hóa sẽ dãy nảy lên nói rằng “nói như vậy là chẳng hiểu gì về tiến hóa cả, vấn đề tiến hóa của con người không nhất thiết phải dính dáng đến các loài khỉ/vượn”. Nhưng tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy chính các nhà tiến hóa đang né tránh nhắc đến khái niệm tiến hóa của Darwin trong cuốn “Nguồn gốc loài người” (The Descent of Man), xuất bản lần đầu tiên năm 1871, trong đó Ông tổ thuyết tiến hóa tập trung nói về sự tiến hóa BIẾN ĐỔI LOÀI – loài vượn tiến hóa thành loài người.

Vì không có bằng chứng cho sự biến đổi loài, các nhà tiến hóa một mặt vẫn thờ phụng Darwin, mặt khác làm trái với tư tưởng của Darwin – thổi phồng những biến đổi trong loài thành tiến hóa. Bất kể biến đổi nào cũng là tiến hóa (!!!). Đó là lý do công trình của Svante Pääbo được diễn giải là liên quan đến sự tiến hóa của con người, mặc dù nó chẳng nói lên điều gì về tiến hóa cả, nếu chữ tiến hóa được hiểu là cái tiến hóa mà Darwin đã nói trong cuốn “Nguồn gốc loài người”.

Nhưng trước hết xin độc giả đọc kỹ Thông cáo báo chí về Giải Nobel Y khoa 2022, vì mọi nhận định về Giải Nobel này phải bắt đầu từ Thông cáo đó.

Thông cáo báo chí về Giải Nobel Y khoa 2022

Độc giả có thể đọc toàn văn bản dịch tiếng Việt của “Thông cáo báo chí về Giải Nobel Sinh lý học / Y khoa 2022” (The 2022 Nobel Prize in Physiology or Medicine, Press Release)[1] do Hội đồng Nobel công bố ngày 03/10/2022 trong phần Phụ Lục ở cuối bài viết này. Sau đây là tóm tắt những ý quan trọng nhất liên quan đến những khám phá của Svante Pääbo (chữ viết nghiêng trong ngoặc kép là trích nguyên văn Thông cáo):

●        Svante Pääbo đoạt Giải Nobel Y khoa 2022 “vì những khám phá của ông liên quan đến những bộ gene của những loài hominins đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của loài người”. 

●        Svante Pääbo đã “giải trình tự bộ gene của người Neanderthal”. Chú ý rằng trước đây có một thời, học sinh được nghe giảng người Neanderthal là một loài người-vượn. Khoa học hiện đại đã mang lại sự thật: Neanderthal là người 100%.  

●        Svante Pääbo đã “khám phá ra một loài hominin chưa từng được biết trước đây, Denisova”. Câu hỏi lập tức nảy sinh: hominin là gì?

●        Svante Pääbo đã “phát hiện ra rằng quá trình chuyển gene đã xảy ra từ những hominins hiện đã tuyệt chủng này sang người Homo sapiens”. Làm thế nào để xác định sự chuyển gene này?  

●        Svante Pääbo đã “tạo ra một ngành khoa học hoàn toàn mới: paleogenomics (gene cổ sinh học)”.  

●        Svante Pääbo đã xác định được rằng “người Neanderthal và người Homo sapiens đã giao phối với nhau trong hàng thiên niên kỷ chung sống của họ”. Đây là một thông tin giá trị, vì nó giải thích tại sao có sự chuyển gene từ người Neanderthal sang người hiện đại. Đó là kết quả của sự giao phối và sinh sản, không có ý nghĩa gì về tiến hóa ở đây cả.   

●        Svante Pääbo cũng đã xác định được rằng “dòng gene cũng đã xảy ra giữa Denisova và Homo sapiens”. Tương tự như trường hợp của người Neanderthal.  

●        “Trong quá trình mở rộng của Homo sapiens ra bên ngoài châu Phi và di cư về phía đông, họ không chỉ chạm trán và giao phối với người Neanderthal mà còn với người Denisovan”. Tương tự như trường hợp người Neanderthal. Sự chuyển gene là kết quả của giao phối và sinh sản, không phải do tiến hóa.

Dễ thấy tất cả những khám phá nói trên đều chỉ nói lên những mối quan hệ tương tác trong nội bộ loài người – người Neanderthal, người Denisovan và người hiện đại. Nếu những quan hệ đó dẫn tới những thay đổi, thì đó là những biến đổi trong loài, không phải là sự tiến hóa của con người từ vượn như Charles Darwin đã nêu lên trong cuốn “Nguồn gốc loài người”.

Nếu không có bằng chứng vượn tiến hóa thành người như Darwin nói, thì mọi mô tả về sự “tiến hóa” của con người đều chỉ là lạm dụng từ ngữ “tiến hóa”, sáo rỗng, nếu không phải là lừa dối.

Các nhà tiến hóa nên trung thực thừa nhận rằng cái gọi là tiến hóa mà Darwin nói chủ yếu là sự biến đổi loài, chẳng hạn như bò sát tiến hóa thành chim, vượn tiến hóa thành người … Đó mới là chủ đề gây tranh cãi. Chính vì thế nên Darwin từng nhắn nhủ các môn đệ của ông rằng nếu không tìm thấy hóa thạch của loài trung gian thì lý thuyết của ông sẽ sụp đổ. Thực tế là nó đã sụp đổ, vì nó tuyệt đối vô bằng chứng. Nếu nó vẫn tồn tại, thì đó là một “hoàng đế cởi truồng”, như Antony Latham đã gọi đích danh thuyết tiến hóa trong cuốn sách nổi tiếng của ông: “Hoàng đế cởi truồng: Học thuyết Darwin bị phơi bày” (The Naked Emperor: Darwinism Exposed).

Có nghĩa là các nhà tiến hóa biết rõ hơn ai hết rằng lý thuyết của họ tuyệt đối vô bằng chứng về biến đổi loài – “hoàng đế” của họ đã cởi truồng – nhưng họ vẫn tung hô “hoàng đế”. Thật vậy, mỗi khi bị chất vấn về bằng chứng, họ vẫn đưa ra những thí dụ về biến đổi trong loài, rồi không ngượng ngùng tuyên bố đó là tiến hóa.  

Thí dụ được họ nhắc đến nhiều nhất là virus biến đổi để kháng thuốc. Họ nói đó là tiến hóa, mặc dù họ biết rằng virus vẫn là virus, không bao giờ biến thành loài khác.

Tương tự, những biến đổi bên trong nội bộ loài người từ thời tiền sử đến bây giờ, Hội đồng Nobel cũng gọi là tiến hóa, mặc dù họ biết đó không phải là cái tiến hóa mà Darwin đã nói trong cuốn “Nguồn gốc loài người”.

Tóm lại, các nhà tiến hóa không thể chống đỡ được sự thật là vô bằng chứng biến đổi loài, nên họ chỉ còn cách lạm dụng chữ “tiến hóa”, gọi tất cả mọi biến đổi của sinh vật đều là “tiến hóa”, như thế sẽ có cớ cho khái niệm “tiến hóa” tiếp tục tồn tại. Biến đổi trong loài được họ gọi là “vi tiến hóa” (micro-evolution), biến đổi lớn, tức biến đổi loài, được họ gọi là “vĩ tiến hóa” (macro-evolution). Đó là một thủ thuật đánh tráo từ ngữ, một trò chơi nhập nhèm chữ nghĩa đã bị Tiến sĩ Michael Fisher vạch trần trong một bài báo khổng lồ nhan đề “Vạch trần Thuyết tiến hóa” (Debunking Evolution)[2]. Trang Audio Công giáo cũng có một video thú vị về chủ đề này, nhan đề “Cây sự sống của Darwin đang đổ[3].

Vậy, nếu khái niệm “tiến hóa” được hiểu một cách trung thực đúng như tư tưởng cốt lõi của Darwin, rằng tiến hóa là sự biến đổi loài này thành loài khác, thì công trình của Svante Pääbo không nói lên bất cứ điều gì về tiến hóa cả. Nó không liên quan đến bất cứ bằng chứng nào về sự tiến hóa của con người từ khỉ/vượn.

Thiết tưởng điều đó là dễ hiểu. Vậy tại sao Hội đồng Nobel vẫn cố nói rằng công trình của Svante Pääbo liên quan đến sự tiến hóa của con người?

Đơn giản vì Hội đồng Nobel tin vào thuyết tiến hóa và nhân chủng học. Họ diễn giải công trình của Svante Pääbo theo ngôn ngữ của nhân chủng học.

Tìm hiểu nhân chủng học để hiểu Giải Nobel Y khoa 2022

Để có một cái nhìn khái quát về Giải Nobel Y khoa 2022, cần biết rằng khám phá của Svante Pääbo là một công trình thuộc về “nhân chủng học” (anthropology).

Nhân chủng học là một lý thuyết thấm nhuần học thuyết Darwin về nguồn gốc loài người đến tận xương tủy. Toàn bộ lý thuyết nhân chủng học dựa trên một TIÊN ĐỀ – một NIỀM TIN – rằng tổ tiên của người là vượn, hoặc vượn đã tiến hóa thành người, bất chấp có bằng chứng thực tế hay không.  

Tuyệt đối KHÔNG CÓ bằng chứng nào cả! Hơn 150 năm đã trôi qua kể từ ngay Darwin công bố cuốn “Nguồn gốc loài người”, các nhà tiến hóa đã từng đưa ra rất nhiều bằng chứng người-vượn, nhưng đều đã bị khoa học chứng minh là SAI LẦM hoặc LỪA ĐẢO.

Vậy tại sao niềm tin ấy có thể trở thành một tiên đề cho một lý thuyết được coi là khoa học như nhân chủng học? Không, nhân chủng học chỉ là một niềm tin của các nhà tiến hóa, không được công nhận bởi toàn thể cộng đồng khoa học, trong đó có những nhà khoa học phản đối thuyết tiến hóa. Trong mắt những người không tin thuyết tiến hóa, nhân chủng học không phải là khoa học, mà chỉ là một niềm tin được diễn đạt bởi những thuật ngữ gốc La-tinh làm cho nó có vẻ khoa học, chẳng hạn loạt từ ngữ hominin, hominini, homininae, hominidae …

Trong Thông cáo báo chí về Giải Nobel Y khoa 2022, thuật ngữ “hominin” xuất hiện nhiều lần, do đó bạn sẽ không thể hiểu Giải Nobel Y khoa 2022 nếu bạn không hiểu khái niệm “hominin”.

Vậy Hominin là gì?

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, hominin là một thành viên của Tông Người (Hominini)[4].

Tông Người là gì?

Tông Người là một tông trong Phân họ Người (Homininae), bao gồm loài người, tinh tinh cùng các tổ tiên đã tuyệt chủng của chúng. Các thành viên trong tông này được gọi là hominin[5].

Phân họ Người là gì? Phân họ Người là một phân họ của Họ Người (Hominidae)[6].

Vậy Họ Người là gì? Họ Người là một họ linh trưởng, gồm 8 loài trong 4 chi: chi Pongo (đười ươi Borneo, đười ươi Sumatra và đười ươi Tapanuli; chi Gorilla (khỉ đột đông và tây); chi Pan (tinh tinh thông thường và bonobo); và chi Homo (người hiện đại)[7].

Tóm lại, trong nhân chủng học, con người và những loài khỉ/vượn cùng nằm trong một cái “rọ” được gọi là Họ Người. Rõ ràng là chỉ có những người tin tưởng tuyệt đối vào học thuyết Darwin về nguồn gốc loài người mới có thể xây dựng nên một lý thuyết nhân chủng học kỳ quái như thế. Kỳ quái vì vô căn cứ, vô bằng chứng, phi khoa học, nhưng lại đóng vai một khoa học. Trong lịch sử khoa học đã từng có nhiều lý thuyết sai lầm, nhưng có lẽ không có lý thuyết nào mệnh danh khoa học mà lại vô căn cứ như lý thuyết nhân chủng học.

Bất chấp có bằng chứng vượn tiến hóa thành người hay không, một bài báo về nhân chủng học nhan đề “Tổng quan về sự tiến hóa của hominin” (Overview of Hominin Evolution)[8] trên tạp chí Nature Education 2012 đã đưa ra một sơ đồ về sự tiến hóa của loài người cùng với các loài khỉ, vượn như sau:

Một người chưa có kiến thức về nhân chủng học sẽ dễ bị choáng váng với đống thuật ngữ La-tinh nói trên. Nhưng sau những choáng váng đó, định thần lại, sẽ nhận thấy tất cả mớ chữ nghĩa La-tinh ấy chỉ là một trò hề. Tại sao?

Vì không có bằng chứng vượn tiến hóa thành người. Do đó việc xếp người và khỉ, vượn vào cùng một họ là SAI LẦM cơ bản về mặt khoa học.

Vì không có bằng chứng, các nhà nhân chủng học thường chứng minh quan điểm của họ theo cách nói rằng con người và khỉ/vượn có tổ tiên chung.

Làm thế nào để chứng minh điều đó?

Họ chỉ có một công cụ duy nhất, đó là sự tương tự giống nhau – từ những cái giống nhau suy ra cùng chung một tổ tiên. Khi chưa có khoa học về gene, họ dựa vào sự giống nhau về hình thể học hoặc giải phẫu học. Chẳng hạn bàn tay giống nhau, bàn chân giống nhau … Ngày nay, họ tìm sự giống nhau ở bộ gene!

Như vậy có đúng không? KHÔNG! Tại sao?

Vì sự giống nhau có thể có nhiều nguyên nhân, không nhất thiết là cùng chung một tổ tông họ hàng. Có một nguyên nhân vô cùng quan trọng dẫn đến sự giống nhau, đó là cùng chung một bản thiết kế hoặc cùng chung một nhà thiết kế. Thí dụ, xe hơi Toyota đời 2023 có rất nhiều chi tiết giống xe hơi Toyota đời 2000, vì chúng cùng do hãng Toyota thiết kế. Có thể chỉ ra hàng ngàn ví dụ tương tự.

Louis Pasteur đã nói một câu nổi tiêng dường như để dành riêng cho thuyết tiến hóa:

Sự tương tự giống nhau không thể dùng làm bằng chứng” (Analogy cannot serve as proof)[9].

Tiếc thay, Ủy ban Nobel đã diễn giải công trình của Svante Pääbo bằng con mắt của nhân chủng học tiến hóa, dẫn tới kết luận rất mập mờ rằng công trình của Svante Pääbo liên quan đến sự tiến hóa của con người.

Nhưng có một sự thật trong Thông cáo báo chí phản lại thuyết tiến hóa và nhân chủng học. Đó là sự kiện “hominin Denisovan” đã giao phối với người hiện đại, điều này chỉ ra rằng “hominin Denisova” ắt phải là người, không thể là khỉ/vượn!

Nguyên lý giao phối xác định loài

Như chúng ta đã biết, một trong những lý do để Svante Pääbo được trao Giải Nobel Y khoa 2022 là vì ông đã khám phá ra một loài hominin chưa từng được biết trước đây, được gọi là Denisova (vì tìm thấy ở Denisova).

Lập tức một câu hỏi nẩy sinh: Hominin Denisova là người hay là khỉ/vượn?

Thắc mắc ấy trở nên căng thẳng hơn khi Thông cáo báo chí cho biết Svante Pääbo đã xác định được dòng gene chuyển từ hominin Denisova sang người hiện đại, tức người khôn ngoan (Homo sapiens).

Nếu quả thật có dòng gene đó, và nếu hominin Denisova là khỉ/vượn thì đây sẽ là bằng chứng cho thấy khỉ/vượn đã tiến hóa thành người! Thuyết tiến hóa sẽ chiến thắng!

Nhưng không, rốt cuộc, Denisova là người!

Làm sao ta biết điều đó? Vì Thông cáo báo chí cho biết họ đã giao phối với người hiện đại (Homo sapiens).

Đến đây câu chuyện của chúng ta đụng tới một trong những nguyên lý quan trọng bậc nhất của sinh học, đó là Nguyên lý giao phối xác định loài.

Nguyên lý này khẳng định rằng nếu hai sinh vật có thể giao phối với nhau và sinh sản thì chúng ắt phải cùng loài; ngược lại, nếu hai sinh vật cùng loài thì chúng có thể giao phối với nhau và sinh sản. Nói cách khác, điều kiện cần và đủ để hai sinh vật có thể giao phối và sinh sản là chúng phải cùng loài.   

Loài người đã biết nguyên lý đó từ xa xưa. Các nhà lai tạo giống động vật và cây trồng biết nguyên lý đó rõ hơn ai hết. Dưới ánh sáng của các Định luật Mendel về Di truyền, Nguyên lý giao phối xác định loài càng tỏ ra là đúng đắn như một nguyên lý tự nhiên!

Hơn thế nữa, Nguyên lý ấy không những giúp chúng ta xác định hoặc phân biệt loài, mà còn chỉ ra giới hạn biến đổi của sinh vật, đó là biến đổi trong loài!

Trong thực tế, NGƯỜI VÀ KHỈ/VƯỢN KHÔNG THỂ GIAO PHỐI VÀ SINH SẢN, VẬY CHÚNG LÀ NHỮNG LOÀI HOÀN TOÀN KHÁC BIỆT. Suy ra Darwin sai, thuyết tiến hóa sai, nhân chủng học sai!

Liệu khỉ Orangutan và Gorilla có thể giao phối với nhau và sinh sản không? Tôi không biết. Nhưng tôi ngờ rằng trong thế giới các loài khỉ/vượn cũng có những ranh giới không thể vượt qua – không phải các loài khỉ/vượn nào cũng có thể giao phối với nhau và sinh sản.

Sự thật này chặn đứng thuyết tiến hóa, vì nó chỉ ra rằng loài là cố định, không thể thay đổi. Các Định luật Mendel về Di truyền cũng ủng hộ quan điểm loài là cố định. Điều này đã được trình bày rõ trong cuốn “Louis Pasteur – Gregor Mendel và cuộc cách mạng sinh học – y khoa” của Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức xuất bản Tháng 12/2022 (xem mục “Gärtner: Loài là cố định”, trang 282). 

Kết luận nói trên từng làm cho thuyết tiến hóa khốn đốn trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20. Nhưng các nhà tiến hóa rất giỏi “sáng chế” ra giả thuyết mới để cứu nguy, đó là lý do ra đời học thuyết Tân-Darwin (Neo-Darwinism) – học thuyết cho rằng đột biến gene sẽ dẫn tới biến đổi loài. Nhưng gần 100 năm đã trôi qua, thuyết Tân-Darwin không hề có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy đột biến gene dẫn tới biến đổi loài. Ngược lại, thực tiễn và rất nhiều thí nghiệm đột biến gene đều chỉ ra rằng đột biến gene dẫn tới bệnh hoạn và cái chết. Điều này rất dễ hiểu: đột biến gene là hiện tượng sao chép sai thông tin di truyền. Một sao chép sai chỉ có thể dẫn tới sai hỏng bản thiết kế, sai hỏng chương trình kiến tạo sự sống, do đó chỉ dẫn tới bệnh hoạn và cái chết, không thể dẫn tới tiến hóa!

Kết luận

1/ Biến đổi trong loài không thể gọi là tiến hóa. Giải Nobel Y khoa 2022 không cung cấp bất cứ một bằng chứng nào về sự tiến hóa của con người, trong đó chữ “tiến hóa” phải được hiểu là “tiến hóa kiểu Darwin”, tức là tiến hóa biến đổi loài.

2/ Việc cố tình áp đặt khái niệm “tiến hóa” cho những biến đổi trong loài là lạm dụng chữ “tiến hóa”, nhằm áp đặt tư tưởng tiến hóa lên mọi người.

3/ Câu nói bất hủ của Louis Pasteur, rằng “Sự tương tự không thể dùng làm bằng chứng”, đủ để bác bỏ thuyết tiến hóa và nhân chủng học, vì những lý thuyết này dựa trên sự tương tự giống nhau về hình thể, về giải phẫu, hoặc các gene.

4/ Rabindranath Tagore (1861 – 1941), một nhà triết học lớn người Ấn Độ, sống trong giai đoạn thuyết tiến hóa thịnh hành trên toàn thế giới. Phải chăng những điều phi lý của thuyết tiến hóa đã làm cho Tagore không thể giấu được nỗi thất vọng mà phải thốt lên rằng:

“Con người tồi tệ hơn con vật khi nó là con vật” (Man is worse than an animal when he is an animal)[10].

Vâng, con người không bao giờ tiến hóa từ loài vượn, không bao giờ cùng chung một họ với các loài khỉ/vượn, như Darwin và các môn đệ của ông tưởng tượng!

 

PVHg, Sydney 14/03/2023

 

PHỤ LỤC: Thông cáo báo chí về Giải Nobel Sinh lý học – Y khoa 2022

Ngày 03/10/2022, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska hôm nay đã quyết định trao giải Nobel Sinh lý học và Y học năm 2022 cho Svante Pääbo vì những khám phá của ông liên quan đến những bộ gene của những loài hominins đã tuyệt chủng và sự tiến hóa của loài người.

Nhân loại luôn bị kích thích trí tò mò bởi vấn đề nguồn gốc của mình. Chúng ta từ đâu đến, và chúng ta có quan hệ như thế nào với những người đến trước chúng ta? Điều gì làm cho chúng ta, người khôn ngoan (Homo sapiens), khác biệt với các hominins khác?

Thông qua nghiên cứu tiên phong của mình, Svante Pääbo đã hoàn thành một điều dường như không thể: giải trình tự bộ gene của người Neanderthal, một họ hàng đã tuyệt chủng của loài người ngày nay. Ông cũng đã khám phá ra một loài hominin chưa từng được biết trước đây, Denisova. Điều quan trọng là Pääbo cũng phát hiện ra rằng quá trình chuyển gene đã xảy ra từ những hominins hiện đã tuyệt chủng này sang người Homo sapiens sau cuộc di cư ra khỏi châu Phi khoảng 70.000 năm trước. Dòng gene cổ xưa này có liên quan đến sinh lý đối với con người ngày nay, ví dụ như ảnh hưởng đến cách hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng với nhiễm trùng.

Nghiên cứu quan trọng của Pääbo đã sản sinh ra một ngành khoa học hoàn toàn mới: paleogenomics (gene cổ sinh học). Bằng cách vén mở những khác biệt di truyền giúp phân biệt tất cả con người đang sống với những hominins đã tuyệt chủng, những khám phá của ông cung cấp cơ sở để tìm hiểu xem cái gì làm cho chúng ta trở thành con người độc đáo.

Chúng ta từ đâu đến?

Câu hỏi về nguồn gốc của chúng ta và điều gì khiến chúng ta trở nên độc đáo đã thu hút nhân loại từ thời cổ đại. Cổ sinh học và khảo cổ học rất quan trọng đối với các nghiên cứu về sự tiến hóa của loài người. Về mặt giải phẫu, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng cho thấy loài người hiện đại, Homo sapiens, lần đầu tiên xuất hiện ở Châu Phi khoảng 300.000 năm trước, trong khi họ hàng gần nhất được biết đến của chúng ta, người Neanderthal, đã phát triển bên ngoài Châu Phi và định cư ở Châu Âu và Tây Á từ khoảng 400.000 năm cho đến 30.000 năm trước, tại thời điểm đó họ đã tuyệt chủng. Khoảng 70.000 năm trước, các nhóm Homo sapiens đã di cư từ Châu Phi đến Trung Đông và từ đó họ lan rộng ra phần còn lại của thế giới. Do đó, người Homo sapiens và người Neanderthal đã cùng tồn tại ở phần lớn lục địa Á-Âu trong hàng chục nghìn năm. Nhưng chúng ta biết gì về mối quan hệ của chúng ta với người Neanderthal đã tuyệt chủng? Manh mối có thể được rút ra từ thông tin về bộ gene. Vào cuối những năm 1990, gần như toàn bộ bộ gene của con người đã được giải trình tự. Đây là một thành tựu đáng kể, cho phép tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ di truyền giữa các quần thể người khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người ngày nay và người Neanderthal đã tuyệt chủng đòi hỏi phải giải trình tự DNA của bộ gene được phục hồi từ các mẫu vật cổ xưa.

Một nhiệm vụ dường như bất khả thi

Khi mới vào nghề, Svante Pääbo bị mê hoặc bởi khả năng sử dụng các phương pháp di truyền hiện đại để nghiên cứu DNA của người Neanderthal. Tuy nhiên, ông sớm nhận ra những thách thức kỹ thuật khắc nghiệt, bởi vì theo thời gian, DNA bị biến đổi về mặt hóa học và phân hủy thành các đoạn ngắn. Sau hàng nghìn năm, chỉ còn lại một lượng dấu vết DNA và những gì còn lại bị hư hỏng nặng bởi DNA từ vi khuẩn và con người đương đại (Hình 1). Là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ với Allan Wilson, một nhà tiên phong trong lĩnh vực sinh học tiến hóa, Pääbo bắt đầu phát triển các phương pháp nghiên cứu DNA của người Neanderthal, một nỗ lực kéo dài vài thập kỷ.

Hình 1. DNA được định vị ở hai ngăn khác nhau trong tế bào. DNA hạt nhân chứa hầu hết thông tin di truyền, trong khi bộ gene ty thể nhỏ hơn nhiều có mặt trong hàng nghìn bản sao. Sau khi chết, DNA bị thoái hóa theo thời gian và cuối cùng chỉ còn lại một lượng nhỏ. Nó cũng bị nhiễm DNA từ những thứ như vi khuẩn và con người đương đại.

Năm 1990, Pääbo được tuyển dụng vào Đại học Munich, với tư cách là một Giáo sư mới được bổ nhiệm, ông tiếp tục nghiên cứu về DNA cổ xưa. Ông quyết định phân tích DNA từ ty thể (mitochondria)[11] của người Neanderthal – các bào quan (organelles)[12] trong các tế bào chứa DNA của chính chúng. Bộ gene của ty thể nhỏ và chỉ chứa một phần nhỏ thông tin di truyền trong tế bào, nhưng nó hiện diện trong hàng nghìn bản sao, làm tăng cơ hội thành công. Bằng các phương pháp tinh vi của mình, Pääbo đã sắp xếp được trình tự một vùng DNA ty thể từ một mảnh xương 40.000 năm tuổi. Do đó, lần đầu tiên, chúng ta có quyền truy cập vào trình tự từ một họ hàng đã tuyệt chủng. Việc so sánh với người đương đại và tinh tinh đã chứng minh rằng người Neanderthal khác biệt về mặt di truyền.

Giải trình tự bộ gene người Neanderthal

Vì các phân tích về bộ gene ty thể nhỏ chỉ cung cấp thông tin hạn chế, Pääbo giờ đây đã đảm nhận thách thức to lớn là giải trình tự bộ gene hạt nhân của người Neanderthal. Lúc này, ông được trao cơ hội thành lập Viện Max Planck ở Leipzig, Đức. Tại Viện mới, Pääbo và nhóm của ông đã cải tiến đều đặn các phương pháp phân lập và phân tích DNA từ các di vật xương cổ. Nhóm nghiên cứu đã khai thác những phát triển kỹ thuật mới, giúp cho việc giải trình tự DNA đạt hiệu quả cao. Pääbo cũng thu hút một số cộng tác viên quan trọng có chuyên môn về di truyền quần thể và phân tích trình tự nâng cao. Những nỗ lực của ông đã thành công. Pääbo đã hoàn thành điều dường như không thể và có thể công bố trình tự bộ gene đầu tiên của người Neanderthal vào năm 2010. Các phân tích so sánh đã chứng minh rằng tổ tiên chung gần đây nhất của người Neanderthal và Homo sapiens sống cách đây khoảng 800.000 năm.

Hình 2. A. Pääbo đã trích xuất DNA từ các mẫu xương của những hominins đã tuyệt chủng. Lần đầu tiên ông lấy được một mảnh xương từ người Neandertal ở Đức, địa điểm đặt tên cho người Neanderthal. Sau đó, ông đã sử dụng xương ngón tay từ hang động Denisova ở miền nam Siberia, địa điểm đã đặt tên cho người Denisovan. B. Cây phát sinh chủng loại thể hiện sự tiến hóa và mối quan hệ giữa Homo sapiens và những người đã tuyệt chủng. Cây phát sinh loài cũng minh họa các dòng gene do Pääbo phát hiện.

Pääbo và đồng nghiệp của ông giờ đây có thể điều tra mối quan hệ giữa người Neanderthal và con người thời hiện đại từ những nơi khác nhau trên thế giới. Các phân tích so sánh cho thấy trình tự DNA của người Neanderthal giống với trình tự của người đương đại có nguồn gốc từ châu Âu hoặc châu Á hơn là của người đương đại có nguồn gốc từ châu Phi. Điều này có nghĩa là người Neanderthal và người Homo sapiens đã giao phối với nhau trong hàng thiên niên kỷ chung sống của họ. Ở những người hiện đại có nguồn gốc châu Âu hoặc châu Á, khoảng 1-4% bộ gen bắt nguồn từ người Neanderthal (Hình 2).

Một khám phá gây sửng sốt: Denisova

Năm 2008, một mảnh xương ngón tay 40.000 năm tuổi được phát hiện trong hang động Denisova ở phía nam Siberia. Xương chứa DNA được bảo quản đặc biệt tốt, mà nhóm của Pääbo đã giải trình tự. Kết quả gây sửng sốt: trình tự DNA là duy nhất khi so sánh với tất cả các trình tự đã biết từ người Neanderthal và con người ngày nay. Pääbo đã phát hiện ra một loài hominin trước đây chưa được biết đến, được đặt tên là Denisova. So sánh với trình tự của người đương thời từ các nơi khác nhau trên thế giới cho thấy dòng gene cũng đã xảy ra giữa Denisova và Homo sapiens. Mối quan hệ này lần đầu tiên được nhìn thấy ở các quần thể ở Melanesia và các khu vực khác của Đông Nam Á, nơi các cá thể mang tới 6% DNA Denisova.

Những khám phá của Pääbo đã tạo ra sự hiểu biết mới về lịch sử tiến hóa của chúng ta. Vào thời điểm Homo sapiens di cư ra khỏi châu Phi, ít nhất hai quần thể hominins đã tuyệt chủng sinh sống ở lục địa Á-Âu. Người Neanderthal sống ở phía tây Âu-Á, trong khi người Denisovan cư trú ở phần phía đông của lục địa. Trong quá trình mở rộng của Homo sapiens ra bên ngoài châu Phi và di cư về phía đông, họ không chỉ chạm trán và giao phối với người Neanderthal mà còn với người Denisovan (Hình 3).

Paleogenomics và tầm quan trọng của nó

Thông qua nghiên cứu đột phá của mình, Svante Pääbo đã thành lập một ngành khoa học hoàn toàn mới, paleogenomics (gene cổ sinh học). Sau những khám phá ban đầu, nhóm của ông đã hoàn thành các phân tích về một số trình tự bộ gene bổ sung từ các hominins đã tuyệt chủng. Những khám phá của Pääbo đã thiết lập một nguồn tài nguyên độc đáo, được cộng đồng khoa học sử dụng rộng rãi để hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa và di cư của loài người. Các phương pháp mới hiệu quả để phân tích trình tự chỉ ra rằng các hominins cổ xưa cũng có thể đã trộn lẫn với Homo sapiens ở Châu Phi. Tuy nhiên, chưa có bộ gene nào từ các loài hominins đã tuyệt chủng ở Châu Phi được giải trình tự do sự suy giảm nhanh chóng của DNA cổ xưa ở vùng khí hậu nhiệt đới.

Nhờ những khám phá của Svante Pääbo, giờ đây chúng ta hiểu rằng các trình tự gene cổ xưa từ những họ hàng đã tuyệt chủng của chúng ta ảnh hưởng đến sinh lý của con người ngày nay. Một ví dụ như thế là phiên bản Denisovan của gene EPAS1, mang lại lợi thế cho sự sống sót ở độ cao lớn và phổ biến ở người Tây Tạng ngày nay. Các ví dụ khác là các gene của người Neanderthal ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của chúng ta đối với các loại bệnh nhiễm trùng khác nhau.

Hình 3. Những khám phá của Pääbo đã cung cấp thông tin quan trọng về cách thức cư trú trên thế giới vào thời điểm Homo sapiens di cư ra khỏi châu Phi và lan rộng ra phần còn lại của thế giới. Người Neanderthal sống ở phía tây và người Denisovan ở phía đông trên lục địa Á-Âu. Giao phối chéo xảy ra khi Homo sapiens lan rộng khắp lục địa, để lại dấu vết còn sót lại trong DNA của chúng ta.

Cái gì làm cho chúng ta thành loài người độc đáo?

Homo sapiens được đặc trưng bởi khả năng độc nhất vô nhị trong việc tạo ra các nền văn hóa phức tạp, những sáng kiến tiên tiến và nghệ thuật tạo hình, cũng như khả năng vượt qua vùng nước rộng mở và lan rộng đến mọi nơi trên hành tinh của chúng ta (Hình 4). Người Neanderthal cũng sống theo nhóm và có bộ não lớn (Hình 4). Họ cũng sử dụng các công cụ, nhưng chúng phát triển rất ít trong hàng trăm nghìn năm. Sự khác biệt về di truyền giữa Homo sapiens và những họ hàng đã tuyệt chủng gần nhất của chúng ta vẫn chưa được biết cho đến khi chúng được xác định thông qua công trình tiên phong của Pääbo. Nghiên cứu liên tục mạnh mẽ tập trung vào việc phân tích ý nghĩa chức năng của những khác biệt này với mục tiêu cuối cùng là giải thích điều gì khiến chúng ta trở thành con người độc đáo.

Hình 4. Công trình tiên phong của Pääbo cung cấp một cơ sở để giải thích cái gì làm cho chúng ta thành con người độc đáo.

Những công trình chủ yếu của Pääbo

Pääbo là đồng tác giả của những công trình đã công bố sau đây:

● Neandertal DNA sequences and the origin of modern humans. Cell. 1997:90:19-30.

● A draft sequence of the Neandertal genome. Science. 2010:328:710-722.

● The complete mitochondrial DNA genome of an unknown hominin from southern Siberia. Nature. 2010:464:894-897.

● Genetic history of an archaic hominin group from Denisova Cave in Siberia. Nature. 2010:468:1053-1060.

● A high-coverage genome sequence from an archaic Denisovan individual. Science. 2012:338:222-226.

● The complete genome sequence of a Neanderthal from the Altai Mountains. Nature. 2014:505: 43-49.

Svante Pääbo sinh năm 1955 tại Stockholm, Thụy Điển. Ông bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 1986 tại Đại học Uppsala và là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Zürich, Thụy Sĩ và sau đó là Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ. Ông trở thành Giáo sư tại Đại học Munich, Đức vào năm 1990. Năm 1999, ông thành lập Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức, nơi ông vẫn đang hoạt động. Ông cũng giữ chức vụ Phó Giáo sư tại Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa, Nhật Bản.


[1] https://www.nobelprize.org/prizes/medicine/2022/press-release/  

[2] https://www.newgeology.us/presentation32.html

[3] https://www.youtube.com/watch?v=N0Fz9XCZDDI

[4] https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_h%E1%BB%8D_Ng%C6%B0%E1%BB%9Di

[5] https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4ng_Ng%C6%B0%E1%BB%9Di

[6] https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_h%E1%BB%8D_Ng%C6%B0%E1%BB%9Di

[7] https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_Ng%C6%B0%E1%BB%9Di

[8] https://www.nature.com/scitable/knowledge/library/overview-of-hominin-evolution-89010983/

[9] https://quotefancy.com/quote/1359310/Louis-Pasteur-Analogy-cannot-serve-as-proof

[10] https://quotefancy.com/quote/955781/Rabindranath-Tagore-Man-is-worse-than-an-animal-when-he-is-an-animal

[11] Wikipedia > Ty thể https://vi.wikipedia.org/wiki/Ty_th%E1%BB%83

[12] Wikipedia > Bào quan https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0o_quan

8 thoughts on “On the 2022 Nobel Prize in Medicine / Về Giải Nobel Y khoa 2022

  1. Cám ơn chú Hưng. Bài viết rất hay, rất bổ ích, làm sáng tỏ sự thật là chẳng có tiến hóa gì cả. Đọc bài viết mới của chú ai cũng hiểu ra rằng hội đồng Nobel lạm dụng chữ tiến hóa để mọi người tin thuyết tiến hóa có bằng chứng. Nhưng bài viết của chú viết rất rõ ràng mạch lạc nên mọi người sẽ hiểu được sự thật ngay. Sự thật là công trình của GS Paabo đoạt giải Nobel y học 2022 vì những lý do chẳng liên quan gì đến chuyện vượn tiến hóa thành người cả. Mà tại sao họ phải dùng những từ ngữ mập mờ khó hiểu như hominin để làm gì? Tại sao không nói ngay đó là người tiền sử mà lại gọi là hominin? Đọc bài của chú thì hiểu ra rằng họ muốn gây ấn tượng rằng hominin là một loài vượn người, nhưng họ không dám nói như thế, vì nói như thế sẽ bị quy kết là lừa đảo, vì thế họ cứ gọi là hominin là tiện lợi cho thuyết tiến hóa.
    Chao ôi, chuyện lừa đảo của thuyết tiến hóa thì ai cũng biết rồi. Mà đâu phải một vụ, có nhiều vụ. Thật đáng xấu hổ. Làm gì có người vượn mà bảo rằng có bằng chứng về tiến hóa. Thực ra hội đồng Nobel cũng không dám nói là có bằng chứng về tiến hóa, mà chỉ nói là công trình đoạt giải liên quan đến sự tiến hóa của con người. Nói thế sẽ an toàn, không bị coi là lừa dối, nhưng thực ra là có ý mập mờ rồi.
    Chỉ tội nghiệp cho những người không có khả năng tự nghiên cứu nhưng lại mắc bệnh sùng bái mấy ông Nobel, cứ nghe mấy ông ấy nói gì cũng cứ thế mà tin, như tin thánh vậy. Những người này có lẽ không biết những vụ lừa đảo tày trời của các giáo sư tiến hóa, nên vẫn nghĩ thuyết tiến hóa là khoa học. Còn những người đã biết những vụ gian dối lừa đảo về tiến hóa thì khi nghe tin giải Nobel y học 2022 chứng minh cho thuyết tiến hóa là lập tức có nghi ngờ.
    Nhưng muốn xác đinh sự thật thì phải nghiên cứu, điều đó không phải ai cũng làm được. Vì thế bài viết của chú Hưng đã giúp mọi người thấy sự thật. Cám ơn chú một lần nữa vì điều đó.
    Còn về sự lừa dối trong khoa học, có giỏi đánh lừa mấy rồi cũng sẽ đến ngày bị vạch trần, không thể che giấu mãi được. Bây giờ có internet nối mạng toàn cầu thì sự thật không thể giả dối gian trá như trước đây nữa, nhất là là những bạn trẻ yêu thích khoa học họ sẽ tìm được sự thật từ những thông tin như bài của chú Hưng hay những bài tiếng Anh trên mạng. Chỉ có những người lười đọc và không có khả năng tư duy độc lập thì mới bị mấy ông Nobel dẫn dắt.

    Thích

  2. Bài viết rất sắc sảo, nhưng rất dễ hiểu, khúc triết, rõ ràng! Em rất thích! Bởi vì giải Nobel năm 2022 vừa rồi, Ủy ban Nobel công bố một cái tin nghe thật sự khiến cho em cảm thấy khó chịu, em không tin, nhưng em không đủ lập luận để bác bỏ ý kiến của một số người nghe tin đó mà quả quyết rằng Thuyết Tiến Hóa vẫn đúng đấy chứ, thế mà ông Hưng cứ phản đối nó chắc là sai lầm rồi! Em nghĩ đến thầy, nghĩ rằng thể nào thầy cũng có ý kiến. Em nhớ hồi giải Nobel 2018 về hóa học và 2021 cũng về hóa học thầy có ý kiến ngay nên lần này em cũng đợi. Nhưng lâu quá, em cũng sốt ruột lắm. Nhưng hôm qua, lúc em đã hoàn toàn quên khuấy chuyện giải Nobel 2022 vừa qua thì lại là lúc em thấy bài của thầy xuất hiện. Em hối hả vào đọc ngay, hay quá, đâu ra đấy. Bài viết của thầy đã hoàn thành, thực sự trả lời cho bạn đọc biết về sự sai lầm mà Ủy Ban Nobel vì ủng hộ Thuyết Tiến hóa cho nên họ cố tình đánh lận con đen, lập lờ, mờ mịt, để cho những người không chịu nghiên cứu, cứ đọc báo là tin vào tin tức sai lầm của họ ngay. Vì thế phải có những người như thầy, vừa có khả năng nghiên cứu vừa yêu sự thật mới có thể nói cho mọi người biết thực chất cốt lỗi của mọi vấn đề, đừng có thấy cái gì mang danh khoa học cũng tin sái cổ, phải để tâm nghiên cứu, tìm đọc mới hiểu hết được rõ mọi chuyện phải trái trắng đen ở trên đời. Điều rất thuyết phục của bài viết này là không cần nói bất cứ điều gì dính dáng đến tôn giáo mà hoàn toàn chỉ là lập luận khoa học. Em đã đọc một bài gồm những trích dẫn về thuyết tiến hóa trên trang của thầy, có một câu của nhà sinh học Thụy điển Soren Lovtrup nói rằng những người chống Darwin vì lý do tôn giáo chỉ là thiểu số, còn đa số là những người bác bỏ thuyết tiến hóa vì lý do khoa học. Thầy chính là một người như thế, thầy bác bỏ thuyết tiến hóa hoàn toàn bằng khoa học. Vì thế rất thuyết phục.

    Thích

  3. Cám ơn tác giả vì lập luận quá hay một lần nữa phơi bày thuyết tiến hóa chỉ là một trò hề được ngụy trang bởi chữ nghĩa “hàn lâm”. Cháu đọc bài này trên DKN.TV, từ đó tìm đến trang này và phải chia sẻ với mọi người 10 câu xuất sắc trong bài này, rất đáng để suy ngẫm:
    1 – Chính các nhà tiến hóa đang né tránh nhắc đến khái niệm tiến hóa của Darwin trong cuốn “Nguồn gốc loài người” (The Descent of Man), … sự tiến hóa BIẾN ĐỔI LOÀI – loài vượn tiến hóa thành loài người.
    2 – Vì không có bằng chứng cho sự biến đổi loài, các nhà tiến hóa một mặt vẫn thờ phụng Darwin, mặt khác làm trái với tư tưởng của Darwin – thổi phồng những biến đổi trong loài thành tiến hóa. Bất kể biến đổi nào cũng là tiến hóa (!!!)
    3 – “người Neanderthal và người Homo sapiens đã giao phối với nhau …”. Đây là một thông tin giá trị, vì nó giải thích tại sao có sự chuyển gene từ người Neanderthal sang người hiện đại. Đó là kết quả của sự giao phối và sinh sản, không có ý nghĩa gì về tiến hóa ở đây cả.
    4 – Nếu không có bằng chứng vượn tiến hóa thành người như Darwin nói, thì mọi mô tả về sự “tiến hóa” của con người đều chỉ là lạm dụng từ ngữ “tiến hóa”, sáo rỗng, nếu không phải là lừa dối.
    5 – Nếu nó vẫn tồn tại, thì đó là một “hoàng đế cởi truồng”, như Antony Latham đã gọi đích danh thuyết tiến hóa trong cuốn sách nổi tiếng của ông: “Hoàng đế cởi truồng: Học thuyết Darwin bị phơi bày” (The Naked Emperor: Darwinism Exposed).
    6 – các nhà tiến hóa biết rõ hơn ai hết rằng lý thuyết của họ tuyệt đối vô bằng chứng về biến đổi loài – “hoàng đế” của họ đã cởi truồng – nhưng họ vẫn tung hô “hoàng đế”.
    7 – Họ chỉ có một công cụ duy nhất, đó là sự tương tự giống nhau – từ những cái giống nhau suy ra cùng chung một tổ tiên.
    8 – Louis Pasteur đã nói một câu nổi tiêng dường như để dành riêng cho thuyết tiến hóa: “Sự tương tự giống nhau không thể dùng làm bằng chứng” (Analogy cannot serve as proof)
    9 – Nguyên lý giao phối xác định loài: điều kiện cần và đủ để hai sinh vật có thể giao phối và sinh sản là chúng phải cùng loài. Nguyên lý ấy không những giúp chúng ta xác định hoặc phân biệt loài, mà còn chỉ ra giới hạn biến đổi của sinh vật, đó là biến đổi trong loài!
    10 – NGƯỜI VÀ KHỈ/VƯỢN KHÔNG THỂ GIAO PHỐI VÀ SINH SẢN, VẬY CHÚNG LÀ NHỮNG LOÀI HOÀN TOÀN KHÁC BIỆT. Suy ra Darwin sai, thuyết tiến hóa sai, nhân chủng học sai!
    Hương

    Đã thích bởi 2 người

  4. Xin chia sẻ với mọi người quan điểm về tiến hóa.
    Tôi cho rằng không hề có bất cứ một biến dị, đột biến lớn hay nhỏ nào trong gene gây nên biến đổi trong loài hay khác loài.
    – Gene chứa chuỗi mã thông tin di truyền tựa như chuỗi bit thông tin trên máy tính. Nếu chỉ một bit thông tin sai khác đi với thiết kế thì coi như mã thông tin đó hỏng gây nên tật nguyền, thoái hóa.
    – Thông tin di truyền trong gene hay chuỗi bit thông tin trong máy tính phải là mã hóa của bản thiết kế của trí thông minh sáng tạo. Đã là sự thiết kế hoàn thiện thì nếu có bất cứ một biến đổi sai khác nào cũng đều là sự tồi tệ. Định luật Murphy khẳng định rằng “Cái gì có thể tồi tệ thì sẽ trở nên tồi tệ”. Bất cứ sự biến đổi nào làm sai khác với thiết kế hoàn thiện thì là tồi tệ và không thể là sự hoàn thiện mới. Muốn có sự hoàn thiện mới thì phải có trí thông minh thiết kế lại. Tức là bất cứ một biến đổi nào trong gene cũng không tạo ra một gene mới mà chỉ tạo ra sự tồi tệ, hư hỏng, tật nguyền. Ví dụ một chi tiết máy móc có 2 bánh răng (nhông) quay truyền lực cho nhau. Kỹ sư thiết kế 2 bánh răng khớp với nhau hoàn thiện rồi. Nếu ngẫu nhiên thay đổi bất cứ thông số nào của sự thiết kế thì khi vận hành sẽ gây bể gãy ngay. Muốn cho có thông tin hoàn thiện mới phải thiết kế lại cho chúng khớp hợp lý với nhau chứ không phải sự ngẫu nhiên mà được. Nếu bên trong một cơ thể đã là sự tồi tệ thì cá thể đó không thể tồn tại tốt cho dù môi trường bên ngoài phù hợp đến cỡ nào. Ví dụ một người sinh ra với đôi chân bị què tật thì không có bất cứ môi trường nào có thể thích nghi tốt với tính què tật đó cả.
    – Sự biến đổi trong cùng loài không phải do có sự biến đổi trong gene gây nên. Tổng vốn gene trong một loài trời sinh ra có sẵn không thay đổi nhưng do chọn lọc tổ hợp gene quy định tính trạng tạo ra tính trạng khác nhau. Trong di truyền có khái niệm tương tác gene tức là một tính trạng có thể do tổ hợp nhiều gene không a-len (không cùng lô cút) tương tác tạo ra. Chính điều ấy tạo nên sự đa dạng trong cùng loài. Khi có một thuốc hay vaccine tiêu diệt được chủng virus nào đó thì hầu hết chủng virus đó bị diệt nhưng có một số nhỏ cá thể virus đó chứa tổ hợp gene cho ra tính trạng của virus có thể vô hiệu hóa thuốc hay vaccine đó. Sau đó những cá thể sống sót này sinh sôi phát triển lên người ta cho rằng chủng virus mới.
    Tóm lại, bản thân trong cùng loài có nhiều sự khác nhau nhưng không bao giờ là do sự biến dị, biến đổi lớn hay nhỏ trong gene gây nên. Tổng vốn gene cùng loài không thay đổi. Vì vậy, cũng không thể có sự tiến hóa biến đổi từ loài này thành loài khác.

    Thích

    • ĐÂY LÀ MỘT Ý KIẾN XUẤT SẮC! TÔI SẼ SỬ DỤNG Ý KIẾN CỦA BẠN NGUYỄN CAO SƠN TRONG NHỮNG BÀI VIẾT MỚI, ĐỒNG THỜI SỬ DỤNG TRONG CÁC HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC SỰ SỐNG. KHI SỬ DỤNG, TÔI SẼ NÓI RÕ ĐÂY LÀ Ý KIẾN CỦA BẠN NGUYỄN CAO SƠN, MỘT KỸ SƯ LẬP TRÌNH, ĐỒNG THỜI TỪNG LÀ MỘT GIÁO VIÊN VỀ SINH HỌC. VÔ CÙNG CÁM ƠN BẠN NGUYỄN CAO SƠN. MONG BẠN TIẾP TỤC ĐÓNG GÓP NHIỀU Ý KIẾN.

      Thích

  5. Pingback: Về Giải Nobel Y khoa 2022 - Nghệ An news

  6. Pingback: Về Giải Nobel Y khoa 2022 (+video) - Nghệ An news

Bình luận về bài viết này