POINCARÉ and A CENTURY OF CHAOS / Poincaré và Một Thế kỷ của Hỗn độn

1

Abstract: Carl Jung said: “In all chaos there is a cosmos; In all disorder a secret order”. That’s right. But the reverse is right, too: “In all cosmos there is a chaos; In all order a hidden disorder”. Nobody likes chaos, but chaos is everywhere, even in our soul. It is an inherent characteristic of Nature, which is discovered the 1st time by Henri Poincaré in the late of 19th century, but actually known only in the 1960s when “Butterfly Effect” was mentioned by Edward Lorenz.
Tóm tắt: Carl Jung nói: “Trong mọi cái hỗn độn có một vũ trụ; Trong mọi cái vô trật tự có một trật tự bí ẩn”. Điều đó đúng. Nhưng ngược lại cũng đúng: “Trong mọi vũ trụ có cái hỗn độn; trong mọi trật tự có cái vô trật tự tiềm ẩn”. Không ai thích hỗn độn, nhưng hỗn độn có mặt khắp nơi, ngay cả trong tâm hồn chúng ta. Đó là một đặc trưng vốn có của Tự Nhiên, được khám phá đầu tiên bởi Henri Poincaré cuối thế kỷ 19, nhưng chỉ thực sự được biết đến trong thập kỷ 1960 khi Edward Lorenz đề cập đến Hiệu ứng Con Bướm. Tiếp tục đọc

VỀ TÍNH BẤT TOÀN: TỪ PASCAL ĐẾN GODEL (On the Incompleteness: From Pascal to Godel)

On-the-Incompleteness (1)

Abstract: Blaise Pascal and Kurt Gödel were two great mathematicians, who lived in three centuries apart, but having many resemblances in their schools of thoughts; While Pascal came first to point out the imperfection of mathematics, Gödel put an end for the pursuit of mathematics completeness by proclaiming the Theorem of Incompleteness in 1931. It may not be certain if Gödel had been influenced by Pascal but the concurrence of thoughts between these two geniuses is certainly interesting and worthy of further reflection. Tóm tắt: Blaise Pascal và Kurt Godel là hai nhà toán học vĩ đại sống cách nhau ba thế kỷ, nhưng có những điểm rất tương đồng về mặt tư tưởng: Pascal là người đầu tiên chỉ ra tính bất toàn của Toán học, Godel là người đặt dấu chấm hết cho cuộc thảo luận về tính đầy đủ của toán học khi ông loan báo Định lý Bất toàn. Không rõ Godel có chịu ảnh hưởng gì từ Pascal hay không, nhưng cuộc gặp gỡ tư tưởng giữa hai thiên tài này chắc chắn là một chủ đề rất thú vị và có nhiều ý nghĩa để tiếp tục suy ngẫm. Tiếp tục đọc

TỪ BẤT ĐỊNH LƯỢNG TỬ ĐẾN NGUYÊN LÝ BỔ SUNG CỦA BOHR VÀ THÁI CỰC ĐỒ (From Quantum Uncertainty to Bohr’s Complementarity Principle and Taijitu)

a (1)

Abstract: French people say: “Les grands esprits se rencontrent” (Great minds think the same/All roads lead to Roma). We can experience it in studying great ideas like Niels Bohr’s Complementarity Principle, Taijitu of Ancient Taoism and Godel’s Theorem of Incompleteness. That is a very significant philosophical story of Quantum Uncertainty. 

Tóm tắt: Người Pháp nói: “Les grands esprits se rencontrent” (Tư tưởng lớn gặp nhau/Mọi con đường đều dẫn tới La-Mã). Chúng ta có thể chiêm nghiêm điều đó khi nghiên cứu những tư tưởng lớn như Nguyên lý Bổ sung của Niels Bohr, Thái Cực Đồ của Đạo học cổ đại, và Định lý Bất toàn của Godel. Đó là một câu chuyện triết học rất có ý nghĩa về Bất định Lượng tử.  Tiếp tục đọc

NHỮNG TƯ TƯỞNG ĐỊNH HÌNH KHOA HỌC HIỆN ĐẠI / Ideas that Shaped the Modern Science

IDEAS P1 (1)

Abstract: The thought of certainty had dominated in science for a very long time before 20th century – Laplace’s Determinism declared that the universe is a Newtonian Clock. That’s why science fell into serious crisis when scientists in 20th century discovered that the world is actually more uncertain and random than originally thought of. This reality forces us to rethink about science: scientific method, based on logicism and positivism, is insufficient to answer all questions about the world. Science in modern time must be the integration of all knowledge in the human culture, in which the INTUITION always plays the role of the torch lighting the way.
Tóm tắt: Trong một thời gian rất dài trước thế kỷ 20, tư tưởng xác định thống trị trong khoa học. Tất định luận Laplace tuyên bố vũ trụ là một chiếc Đồng hồ Newton. Chính vì thế mà khoa học đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi các nhà khoa học trong thế kỷ 20 khám phá ra rằng thế giới hóa ra bất định và ngẫu nhiên hơn ta tưởng. Thực tế này buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về khoa học: phương pháp khoa học dựa trên logic và thực chứng không còn đủ để trả lời mọi câu hỏi về thế giới. Khoa học trong thời buổi hiện đại ngày nay phải là sự tích hợp mọi tri thức trong nền văn hóa của nhân loại, trong đó TRỰC GIÁC luôn luôn đóng vai trò ngọn đuốc soi đường. Tiếp tục đọc

Một tháng Thư ngỏ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo

What-is-the-Deal-with-Computer-Addiction

Hôm nay ngày 04/05/2015, đúng lúc 7:30pm tôi mở cửa bước vô trang nhà PVHg’s Home của mình, ngạc nhiên thích thú thấy cột thống kê của wordpress “báo động đỏ” – số lượt người đọc hôm nay tăng vọt tới 647 (và sẽ còn hơn nữa vì chưa hết ngày). Tôi lập tức tìm hiểu “nguyên nhân”. Thì ra số lượt độc giả đọc “Thư ngỏ gửi Bộ GD&ĐT về thiếu sót trong đề thi minh họa môn Toán 2015” tăng vọt! Riêng hôm nay có tới 411 lượt độc giả đọc Thư ngỏ này! Hoàn toàn vô tình, ngó lên ngày công bố Thư ngỏ, 04/04/2015, tôi giật mình nhận ra rằng hóa ra đến hôm nay Thư ngỏ đã tồn tại đúng tròn 1 tháng. Tôi mở trang thống kê tháng, thấy tổng số người đọc Thư ngỏ trong tháng qua là 750 – bình quân mỗi ngày có 25 độc giả, nhưng rõ ràng là số người quan tâm tới Thư ngỏ tăng lên đột ngột, riêng hôm nay là 411 người, vượt xa mức bình quân! Điều này nói lên cái gì? Tiếp tục đọc