Về bài giảng của Stephen Hawking: “GÖDEL & SỰ KẾT THÚC CỦA VẬT LÝ”

Năm 2002, Stephen Hawking công bố bài giảng “Gödel & The End of Physics[1] (Gödel & sự kết thúc của vật lý), thể hiện một sự thay đổi mang tính cách mạng trong nhận thức của ông về “Lý thuyết Cuối cùng” (Final Theory) của vật lý học, khác xa với những gì ông đã trình bầy trong cuốn “Lược sử thời gian[2] 11 năm trước. Thật ngạc nhiên khi thấy một bài giảng quan trọng như thế mà đến nay dường như vẫn chưa được nhắc đến trên sách báo tiếng Việt. Nếu đây là một lỗ hổng lớn về thông tin thì bài báo này là một cố gắng bù lấp lỗ hổng đó. Công việc này đòi hỏi phải có một cái nhìn toàn cảnh đối với tham vọng của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung, qua đó nhận thấy một nghịch cảnh: tham vọng của nhận thức là vô hạn trong khi khả năng nhận thức là có hạn. Đó là một mâu thuẫn lớn của nhận thức. Tiếp tục đọc

Sách mới: “TỪ XÁC ĐỊNH ĐẾN BẤT ĐỊNH” của David Peat

Bài giới thiệu cuốn “From Certainty to Uncertainty” của David Peat, Người dịch: Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức, Tháng 12/2011.

Vào thời điểm bản lề chuyển từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, tạp chí Times đã bình chọn Albert Einstein là “nhân vật của thế kỷ 20” (person of the century). Hầu hết mọi người đều tán thành với bình chọn này, vì không thể có một nhân vật thứ hai nào đạt được những thành tựu vĩ đại và phi thường như Einstein: Thuyết lượng tử ánh sáng, Thuyết tương đối hẹp, Thuyết tương đối tổng quát, và nhiều công trình quan trọng khác nữa. Nhưng tại sao Lev Landau, nhà vật lý lỗi lạc người Nga trong thập kỷ 1960, lại xếp Niels Bohr ở vị trí (–1) trên trục số, trong khi Einstein tương ứng với vị trí zero[1] (ám chỉ Bohr còn sâu sắc hơn Einstein)? Điều này rất khó hiểu đối với những ai không quan tâm tới vật lý, hoặc làm vật lý nhưng không quan tâm tới những vấn đề thuộc về triết học nhận thức. Để giải đáp thắc mắc này, phải tìm hiểu khá nhiều về vật lý lượng tử, đặc biệt về tư tưởng của hai nhân vật lỗi lạc này xung quanh vấn đề bản chất của hiện thực, thông qua cuộc tranh luận kéo dài của họ về tính bất định lượng tử. Đó là một trong những trang sử hấp dẫn nhất của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung. Thông qua trang sử đó, người đọc không chỉ thấy rõ chân dung hai nhà tư tưởng vĩ đại, mà còn chứng kiến một cuộc chuyển biến tư tưởng vô cùng sâu sắc của khoa học từ thế giới quan cổ điển (Einstein) sang thế giới quan hiện đại (Bohr).  Tiếp tục đọc

Luận về bản tính thiện, ác (4): NỀN VĂN MINH SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Năm 1891, hoạ sĩ nổi tiếng người Pháp Paul Gauguin tới định cư tại hòn đảo Polynesia, hy vọng tìm thấy ở đây một thiên đường miền nhiệt đới. Nhưng quá khứ chơi bời phóng đãng đã mang đến cho ông nhiều bệnh tật. Lúc cảm thấy cái chết đã tới gần, ông dồn sức vẽ một bức tranh mà ông mô tả như “một diễn tả cuối cùng của cảm hứng nghệ thuật” – một bức tranh độc nhất vô nhị được đặt tên bằng một loạt câu hỏi: Chúng ta từ đâu tới? Chúng ta là ai? Chúng ta sẽ đi về đâu?[1]. Hơn 100 năm sau, những vấn nạn trầm trọng trên Trái Đất cũng làm cho nhiều người có nỗi day dứt như Gauguin, để rồi nêu lên câu hỏi: Nền văn minh hiện đại sẽ đi về đâu? Tiếp tục đọc

Luận về bản tính thiện, ác [3]: GENE TỘi PHẠM, một dấu hỏi lớn (?)

Trong thời buổi ngày nay, khi khoa học di truyền đạt được những thành tựu tưởng như những phép lạ, người ta có xu hướng giải thích mọi tính cách bản năng của con người bằng nguồn gốc gene. Trong lĩnh vực tội phạm học, nhiều nhà khoa học cũng muốn giải thích nguyên nhân cội rễ của tội phạm bằng một loại gene được gọi là “gene tội phạm” (crime gene). Xu hướng này xuất phát từ niềm tin cho rằng bản tính của con người là ác, như học thuyết của Tuân tử[1] hoặc của Sigmund Freud[2] đã khẳng định. Theo tờ The New York Times ngày 19/06/2011, đã có ít nhất 100 công trình nghiên cứu chỉ ra vai trò của gene trong các vụ tội phạm. Điều này cho thấy đã đến lúc phải trả lời dứt khoát câu hỏi: “Gene tội phạm có thực sự tồn tại hay không?”. Tiếp tục đọc