Khoa học mật mã và cuộc đọ sức trí tuệ (Competition in Encoding and Decoding)

article-2533366-1A671EB500000578-349_634x421Năm 1940, một nhà toán học hàng đầu của Anh là G.H. Hardy tuyên bố: “Toán học thuần tuý không có ứng dụng trong chiến tranh. Chẳng hạn không ai tìm thấy bằng chứng để chứng tỏ một âm mưu chiến tranh nào đã được sử dụng Lý thuyết Số”. Trớ chêu thay, ngay lập tức cuộc đại chiến thế giới lần thứ II đã chứng minh nhận định này hoàn toàn sai… Tiếp tục đọc

Những kỹ sư đầu tiên của Đông Dương (First Engineers in Indochina)

Concours d'ingenieurs indochinois 1943 (1)Concours Professionnel pour le recrutement d’Ingénieurs indochinois 1943
Thưa quý độc giả,
Tôi xin công bố một tài liệu lưu trữ của gia đình, nhưng có liên quan đến lịch sử văn hóa và xã hội Việt Nam trước 1945. Đó là:
Kết quả kỳ thi chuyên môn để xét bổ nhiệm kỹ sư ở Đông Dương năm 1943 (Concours Professionnel pour le recrutement d’Ingénieurs indochinois 1943).
Thực tế ở Việt Nam trước năm 1943 đã có những nhà chuyên môn người Việt Nam có trình độ kỹ sư cùng làm việc với người Pháp trong việc thiết kế thi công các công trình kiến trúc, cầu cống, đê điều,… Nhưng những nhà chuyên môn người Việt này chưa được gọi là kỹ sư, mà chỉ được gọi là các “nhân viên kỹ thuật” (agents techniques), để đảm bảo những người này phải làm việc dưới sự lãnh đạo của các kỹ sư người Pháp. Nhưng từ 1940 trở đi, do Mặt trận Bình dân ở Pháp thắng thế, nhà nước Pháp ở Việt Nam lúc ấy cũng muốn nới rộng dân chủ nên đã tổ chức thi tuyển để làm căn cứ chính thức bổ nhiệm danh hiệu kỹ sư cho các nhà chuyên môn người Việt đủ tiêu chuẩn. Vì thế, đây là kỳ thi bổ nhiệm kỹ sư đầu tiên ở Việt Nam. Tiếp tục đọc

“ÍCH LỢI CỦA SỰ HỌC” (Les Avantages de l’Étude)

younghugo“Les Avantages de l’Étude” (Ích lợi của sự học) là tiêu đề của một tiểu luận xuất sắc của Victor Hugo khi ông mới 15 tuổi. Mặc dù cho đến nay tôi chưa hề được đọc một chữ nào trong đó, nhưng câu chuyện về tiểu luận này gây một ấn tượng rất mạnh đối với tôi, đến nỗi tôi luôn luôn nghĩ chủ đề nó nêu lên là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất trên đời. Tại sao vậy? Vì:

Trong phạm vi hẹp, đó là vấn đề dạy và học trong nhà trường. Liệu có gì đáng quan tâm hơn việc làm thế nào để sự học của con em chúng ta được tốt đẹp, đặng các em trở nên hữu dụng, sánh vai các cường quốc năm châu. Trong phạm vi rộng, chủ đề này thực chất là vấn đề nhận thức. Phương pháp nhận thức đúng sẽ làm cho một người bình thường trở thành thông thái. Phương pháp sai sẽ biến một người thông minh thành vô dụng. Nền giáo dục ngày nay làm quá nhiều để nhồi nhét kiến thức nhưng làm quá ít để người học biết tư duy độc lập. Vì thế lượng kiến thức có nguy cơ trở thành vô dụng!
Khi GS Hoàng Tụy nhận xét trí thức được đào tạo trong thời kỳ 30-45 có vốn văn hóa tốt hơn trí thức được đào tạo sau này, tôi thừa nhận ông đúng, và tôi không thể không vắt tay lên trán để tìm hiểu xem vì sao mà nên nông nỗi ấy. Vậy sẽ không bao giờ là quá muộn khi bàn về ích lợi của sự học,…

Tiếp tục đọc

Gödel’s Proof of God’s Existence / Gödel chứng minh sự hiện hữu của Chúa

The Creation of Adam

Abstract: In a lecture on Godel’s Incompleteness Theorem at The University of Sydney, professor Mark Colyvan described Kurt Gödel as “the world’s most incredible mind”. Perhaps, anyone would immediately agree with Mark if knowing the last work of Gödel: a proof of God’s existence! Gödel himself declared: “There is a scientific (exact) philosophy and theology, which deals with concepts of the highest abstractness; and this is also most highly fruitful for science”. Gödel’s Proof of God’s Existence is the very prototype for this kind of philosophy and theology.
Tóm tắt: Trong một bài giảng về Định lý Bất toàn của Gödel tại Đại học Sydney, giáo sư Mark Colyvan mô tả Kurt Gödel như “một trí tuệ lạ thường nhất thế giới”. Có lẽ ai cũng lập tức đồng ý với Mark nếu biết công trình cuối cùng của Gödel: một chứng minh về sự hiện hữu của Chúa! Bản thân Gödel tuyên bố: “Có một triết học và thần học mang tính khoa học chính xác để giải quyết những vấn đề liên quan đến các khái niệm trừu tượng cao cấp nhất; và triết học và thần học ấy cũng mang lại hiệu quả cao nhất đối với khoa học”. Chứng minh của Gödel về sự hiện hữu của Chúa chính là hình mẫu đầu tiên cho loại triết học và thần học này. Tiếp tục đọc

Lại nói về “HỌC GIẢ, HỌC THẬT” (True vs Fake Education)

global-ugrad-scholarships-for-vietnamese-students-0

Abstract: Education is the base of a society for development. The future of a nation depends on how the Education is practised today. But the method of instruction nowadays produces a bad situation – a fake education. Everyone should think of it and try to do something for a better Education – a true Education.
Giáo dục là nền tảng của một xã hội để phát triển. Tương lai một quốc gia phụ thuộc vào việc nền giáo dục thực hành hôm nay ra sao. Nhưng phương pháp giảng dạy ngày nay tạo ra một tình trạng tồi tệ – tình trạng Học Giả. Mọi người nên nghĩ về điều này và hãy cố gắng làm một điều gì đó cho một nền giáo dục tốt đẹp hơn – một nền Học Thật.

Năm 1996, tôi viết bài “Học giả, Học thật”, đăng trên tuần báo Văn Nghệ số 34 ngày 24/08/1996, phê phán tình trạng dạy giả, học giả, kêu gọi lấy lại tinh thần dạy thật, học thật. Bài báo đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi về giáo dục – một cuộc tranh luận rất bổ ích làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy giả, học giả (đến nay tôi vẫn giữ được toàn bộ các bài báo của nhiều tác giả trong cuộc tranh luận đó). Vì thế, cuối năm 1996 Văn Nghệ tặng tôi một giải thưởng báo chí. Nhưng… sau 18 năm, tôi thấy tình hình giáo dục bây giờ còn tệ hơn. Vấn đề “Học giả, Học thật” vẫn đang là một chủ đề thời sự cần đem ra ánh sáng. Tiếp tục đọc