HỌC GIẢ, HỌC THẬT

(Bài đã đăng trên Tri thức trẻ No13 tháng 6-1996 và Văn Nghệ Số 34 24-8-1996, gây nên một cuộc tranh luận sôi nổi trên tuần báo Văn Nghệ năm 1996)

Toán học giống như một nghệ thuật, nhưng không phải nghệ thuật tính toán hay nghệ thuật chứng minh, mà vì toán học cũng như nghệ thuật chính là những phương tiện độc đáo của nhận thức”. Đó là ý kiến của nhà toán học xuất sắc người Nga, Vladimir Uxpenski, trong lời tựa cho bản dịch tiếng Nga của cuốn sách Toán học trong thế giới ngày nay, bao gồm một loạt các bài báo của các nhà toán học cỡ hàng đầu thế giới viết, đăng trên tạp chí Scientific American ở New York 1964. Nhưng đáng buồn là hệ thống giáo dục toán học hiện nay không hề đem lại cảm hứng nghệ thuật và cung cấp một phương tiện độc đáo của nhận thức cho người học, mà chỉ nặng về nhồi nhét kiến thức, đánh đố, đề cao thành tích thi cử, nhầm tưởng rằng đó là chuẩn mực của trí tuệ, là thước đo giá trị để phát hiện nhân tài. Tiếp tục đọc

Cần chấm dứt giáo dục nhồi nhét!

Fukuzawa Yukichi: Dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu, nhưng không thể ứng dụng vào thực tế thì cũng vô nghĩa

Có lẽ cần phải có một luận án “hậu tiến sĩ” về sinh học tiến hoá để chứng minh rằng học sinh ngày nay có bộ não “tiến hoá” hơn so với bộ não của các thế hệ cha anh thủa trước, nếu không, sẽ không thể hiểu nổi tại sao sách giáo khoa + lối dạy học hiện nay lại nhồi nhét vào đầu học sinh một khối lượng kiến thức nhiều đến thế, nặng nề và khô cứng đến thế! Một bộ óc vĩ đại như Albert Einstein cũng không chịu nổi sự nhồi nhét quá tải đó chứ đừng nói đến học sinh của chúng ta. Tiếp tục đọc

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (7): THỰC RA TOÁN HỌC LÀ GÌ?

T iêu đề bài viết này được vay mượn từ cuốn sách nổi tiếng “What is Mathematics, Really?” của Reuben Hersh, do Đại học Oxford xuất bản năm 1997, từng đoạt Giải CHOICE dành cho sách hàn lâm xuất sắc nhất năm 1998, được Hội toán học Mỹ đánh giá là “một cuốn sách thú vị, quan trọng, nhiều hoài bão, làm cho một số người tức tối, nhưng được cộng đồng toán học chú ý và hưởng ứng. Cuốn sách có rất nhiều điều hay để bàn, và nó muốn làm sống lại cuộc tranh luận về triết học toán học”. Tại sao Hersh đặt câu hỏi “Thực ra toán học là gì?”. Tiếp tục đọc

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (6): Tính ngẫu nhiên trong toán học

Gregory Chaitin: “God not only plays dice in quantum mechanics, but even with the whole numbers”(1)

T rong số các nhà khoa học, có lẽ các nhà toán học, và nhất là giới giảng dạy toán, là những người bảo thủ nhất. Bằng chứng là đa số những người này đã bất chấp bài học tầy liếp của Frege(2), bất chấp Định Lý Bất Toàn của Gödel, và bất chấp hàng đống sự kiện thực tế trong khoa học và đời sống, vẫn tiếp tục theo đuổi tư tưởng lỗi thời của Chủ Nghĩa Hình Thức do David Hilbert đề xướng từ đầu thế kỷ 20. Họ tiếp tục đề cao toán học như một hệ thống chân lý tuyệt đối, và do đó đã ra sức nhồi nhét logic và tập hợp vào chương trình toán học phổ thông, sính trình bầy các khái niệm đơn giản bằng ngôn ngữ hình thức phức tạp, sáo rỗng, xa rời cuộc sống, làm cho môn Toán càng ngày càng trở nên nặng nề, rắm rối, mất sức sống. Điều này đã được John Casti và Werner DePauli nói rõ trong cuốn “Gödel, A Life of Logic” (Gödel, Một cuộc đời vì Logic): “Thậm chí sau khi Gödel và Turing đã chỉ ra rằng giấc mơ của Hilbert chỉ là hão huyền, trên thực tế phần lớn các nhà toán học vẫn tiếp tục theo đuổi tinh thần của Hilbert, dù nhiều hơn hoặc ít hơn so với trước kia”(3). Tiếp tục đọc

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (5): Những “quả trứng vàng” đẻ ra từ … “một thất bại vinh quang”

Kurt Gödel: “Either mathematics is too big for the human mind or the human mind is more than a machine”(1)

N hư mọi người đã biết, tạp chí TIME bình chọn Kurt Gödel, tác giả Định Lý Bất Toàn (Theorem of Incompleteness), là nhà toán học vĩ đại nhất thế kỷ 20. Điều ấy không cần bàn cãi. Nhưng nếu hỏi ai là nhà toán học có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20, thì câu trả lời phải là David Hilbert. Ảnh hưởng ấy trước hết được tạo ra bởi những cống hiến vĩ đại của Hilbert cho toán học, đó là điều không ai có thể chối cãi. Lịch sử toán học xếp ông ngang tầm với nhà toán học vĩ đại cùng thời là Henri Poincaré – người được mệnh danh là “Mozart của toán học”. Hilbert và Poincaré đều là những thiên tài trong việc đối đầu với những bài toán hóc búa nhất và khả năng khai phá những mảnh đất mới của toán học. Nhưng hai thiên tài này có hai điểm khác nhau đến mức đối chọi: ● Trong khi Poincaré không tạo ra một trường phái riêng thì Hilbert lại tạo ra cả một trường phái hùng hậu – trường phái Logic hình thức. Vì thế ảnh hưởng của Hilbert rất lớn, bao gồm cả ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực. ● Sự đối lập lớn nhất giữa Poincaré và Hilbert là quan điểm triết học toán học, tức nhận thức về bản chất của toán học: Trong khi Poincaré thấy rõ toán học phải gắn chặt với thế giới hiện thực thì Hilbert lại cho rằng toán học thực chất chỉ là một hệ thống Logic hình thức thuần tuý, một sản phẩm tư duy suy diễn hoàn toàn độc lập với thế giới hiện thực. Lịch sử cuối cùng đã cho thấy Poincaré đúng và Hilbert sai: Định Lý Gödel đã chứng minh rằng Chương trình Hilbert là ảo tưởng, và ảo tưởng đó xuất phát từ nhận thức sai về bản chất của toán học. Một dịp khác, chúng ta sẽ bàn kỹ chủ đề “Toán Học thực chất là gì?”, nhưng ngay bây giờ, cần thấy rõ rằng vì ảnh hưởng của Hilbert quá lớn, do đó sai lầm của Hilbert đã làm cho nhiều môn đệ của ông trong lĩnh vực giáo dục trở nên lú lẫn đến mức bất chấp Định Lý Gödel, tiếp tục tôn sùng Logic hình thức một cách vô lối bằng cách ra sức nhồi nhét Logic và tập hợp vào chương trình toán phổ thông … Tiếp tục đọc

SỰ HẠN CHẾ CỦA KHOA HỌC

(Ý kiến của La Thiếu Bình trao đổi với Phạm Việt Hưng nhân đọc bài “Mr Why & Định Lý Bất Toàn” trên Vietsciences)

Khoa học giúp con người hiểu biết về thế giới, nó rất hữu hiệu về mặt kỹ thuật, giúp chế tạo phương tiện sản xuất, phương tiện đi lại nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp cải thiện điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người, giúp con người liên lạc viễn thông một cách thần kỳ, không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên khoa học không phải là vạn năng, nó vẫn có những chỗ hạn chế không thể giải quyết được, bài này chủ yếu nghiên cứu về mặt hạn chế này. Tiếp tục đọc

Ý NGHĨA SÂU XA CỦA TRUYỆN “NGƯỜI MÙ SỜ VOI”

(Bài viết của La Thiếu Bình bình luận chủ đề “Thầy Bói Xem Voi”, đã đăng trên Khoa Học & Tổ Quốc và Vietsciences)

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn 大般涅槃经  do ngài Đàm Vô Sấm 昙无谶 (Dharmaraksa) pháp sư người Ấn, dịch ra Hoa ngữ và Kinh Trường A Hàm của Phật Giáo có kể truyện như sau: Ngày xưa có một ông vua minh triết, thấy các đại thần của mình thường bảo thủ cố chấp các hiểu biết nhỏ hẹp của mình, bèn sai người dắt đến một con voi thật lớn và một bọn người mù bẩm sinh, để cho họ sờ voi. Sau đó vua hỏi: “Các ông đã biết con voi là như thế nào chưa?” Tiếp tục đọc

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (4): Mr Why, nhà toán học vĩ đại nhất thế kỷ XX

Kurt Gödel: “My God, the mazes must be enormous”

Bất chấp mọi cảnh báo về sự suy thoái của chất lượng giáo dục, lối dạy học ngày nay vẫn nặng về khoa trương chữ nghĩa, hình thức sáo rỗng, nhồi nhét kiến thức nặng nề chẳng khác gì “tọng gà tọng vịt” để mang ra chợ bán. Đây là sự trộn lẫn tàn dư của truyền thống “tầm chương trích cú” trong nền giáo dục hủ nho ở Đông phương ngày xưa với ảnh hưởng tai hại của Chủ Nghĩa Hình Thức trong giáo dục ở Tây phương những năm 1960.        Lối dạy học đó đã từng bị Albert Einstein lên án không thương tiếc:

Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hoá(1). Tiếp tục đọc

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (3): LỜI SÁM HỐI của một nhà toán học hình thức

Gottlob Frege: “Nghịch lý tập hợp đã huỷ hoại lý thuyết tập hợp”

Nếu lòng dũng cảm và tính trung thực là thước đo nhân cách của một nhà khoa học thì Gottlob Frege (1848-1925) phải được coi là một trong những nhà khoa học có nhân cách vĩ đại nhất: Mặc dù cay đắng đến tột cùng khi tác phẩm để đời của ông – cuốn Cơ Sở Số Học(1)bị sụp đổ tan tành chỉ vì một nghịch lý đã được phát hiện ngay trong nền tảng lý thuyết, nhưng Frege không tìm cách né tránh hoặc ngụy biện, mà ngược lại, đã xử sự như một người quân tử: Công khai thừa nhận sai lầm và rứt khoát từ bỏ lý tưởng toán học hình thức mà ông đã ấp ủ cả cuộc đời. Một năm trước khi mất, ông để lại những lời trăng trối vô cùng cảm động, như một lời sám hối về nhận thức sai lầm đối với bản chất của toán học. Tiếp tục đọc

ĐỊNH LÝ BẤT TOÀN (2): “CON VOI TOÁN HỌC” hay “CHIẾC CHÉN THÁNH” của CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC

Bà Mẹ Tự Nhiên (The Mother Nature) đẻ ra không biết bao nhiêu đứa con kỳ lạ, nhưng kỳ lạ nhất vẫn là con người, bởi vì chỉ có con người mới nhận thức được sự tồn tại của chính Bà Mẹ đã đẻ ra nó. Nếu không có con người, Tự Nhiên sẽ trở nên vô nghĩa. Nói cách khác, nhận thức là đặc đặc trưng phân biệt con người với toàn bộ phần còn lại của vũ trụ. Chẳng thế mà Pascal đã định nghĩa “Con người là một cây sậy, một thứ yếu ớt nhất trong tự nhiên, nhưng là một cây sậy có tư tưởng[1], còn Descartes thì tuyên bố: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại[2]. Tiếp tục đọc