AVE MARIA

“Ave Maria” là một thánh ca rất phổ biến được trình diễn rất nhiều trong các buổi lễ long trọng như Thánh Lễ trong Nhà Thờ, lễ cưới, lễ tang …

“Ave Maria” là tên gọi trong tiếng La-tinh của Kinh “Kính Mừng Maria” – một trong những Kinh cầu nguyện quan trọng nhất của Công giáo. Tóm lại, thánh ca “Ave Maria” là Kinh “Kính mừng Maria” được biểu hiện bằng âm nhạc.

Giai điệu của thánh ca Ave Maria quá đẹp, quá thiêng liêng, êm dịu, tha thiết, trong sáng nên nó đã được cả người công giáo lẫn không công giáo ưa chuộng. Tóm lại, Ave Maria đã trở thành một trong những tài sản quý giá nhất trong kho tàng văn hóa và tôn giáo của nhân loại. Nghe Ave Maria là một cách cầu nguyện thinh lặng và bồi dưỡng sức khỏe tinh thần, làm trong trẻo tâm hồn.

Có một thực tế ít người để ý, rằng có tới 9 bản Ave Maria khác nhau. Đó là:

  1. Ave Maria của Schubert
  2. Ave Maria của Bach-Gounod
  3. Ave Maria của Caccini / Vavilov
  4. Ave Maria của Elga
  5. Ave Maria của Verdi
  6. Ave Maria của Mascagni
  7. Ave Maria của Brahms
  8. Ave Maria của Cherubini
  9. Ave Maria của Skipper

Trong đó nổi tiếng nhất là 2 bản đầu tiên: Ave Maria của Schubert và Ave Maria của Bach-Gounod. Do nhiều lý do, nhiều người Việt chỉ biết đến Ave Maria của Schubert. Có lẽ vì bản này được trình diễn nhiều ở Nhà Thờ. Trong khi đó Ave Maria của Bach-Gounod hầu như chưa bao giờ được trình diễn ở Việt Nam, có lẽ vì hát quá khó (âm vực quá rộng, ít có giọng ca nào hát nổi).

Lời ca của Ave Maria chính là Kinh Kính Mừng mà bất cứ một giáo dân nào cũng thuộc lòng. Vì thế nghe Ave Maria có thể xem như đang thầm cầu nguyện theo Kinh Kính Mừng, rất thích hợp cho những người tu thiền hoặc tu tĩnh tâm, trầm tư. Sau đây là lời ca của Ave Maria bằng tiếng La-tinh mà ta thường được nghe trong các chương trình biểu diễn trên các sân khấu âm nhạc thế giới:

Ave Maria Lyrics

Bản Ave Maria của Bach-Gounod, như tên gọi của nó đã cho thấy, nhạc phẩm này là kết quả sáng tạo hai nhạc sĩ cách nhau hơn một thế kỷ: J. S. Bach và C. Gounod.

Johann Sebastian Bach (1685-1750) là nhạc sĩ thiên tài người Đức thế kỷ 17-18, một “ông thánh âm nhạc” của nước Đức nói riêng và thế giới nói chung. Khái niệm “ông thánh” ở đây vừa ám chỉ tài năng âm nhạc xuất chúng của ông, vừa ám chỉ thể loại âm nhạc do ông sáng tác phần lớn mang tính thánh thiện – dùng để vinh danh Thiên Chúa và tôn vinh Cái Đẹp, như chính ông từng nói:

“Mục đích và mục tiêu cuối cùng của mọi âm nhạc chẳng là gì khác với việc vinh danh Thiên Chúa và làm tươi mát linh hồn” (The aim and final end of all music should be none other than the glory of God and the refreshment of the soul).

Charles Gounod (1818-1893) là một nhà soạn nhạc người Pháp thế kỷ 19, đã sáng tác tất cả 12 bản opera (nhạc kịch), nổi tiếng nhất là bản Faust (1859) và bản Roméo et Juliette (1867). Ngoài ra ông còn viết rất nhiều nhạc cho nhà thờ, trong đó có bản Ave Maria lưu danh muôn thủa. Giai điệu của bản này được Gounod viết chồng lên Khúc dạo đầu số 1 Gam Đô trưởng (Prelude No 1 in C major) của Johann Sebastian Bach, nằm trong Quyển I của tác phẩm viết cho đàn phím The Well-Tempered Clavier của JS Bach, được xuất bản trong năm 1722.

Đúng ra, khi nghe Khúc dạo đầu số 1 Gam Đô trưởng của Bach, Gounod đã ngẫu hứng sáng tác ra giai điệu của bản Ave Maria, mà lúc đầu nó được công bố với tên gọi là “Méditation sur le Premier Prélude de Piano de S. Bach” (Khúc trầm tư dựa trên Khúc dạo đầu của Bach viết cho đàn piano).

Ngày nay, khi nghe bản Ave Maria này ta nhận ra rất rõ ràng 2 phần của bản nhạc: phần giai điệu của Gounod và phần nền chạy hợp âm rải của Bach. Mặc dù hai phần được sáng tạo ra cách nhau một thế kỷ nhưng chúng hòa quyện vào với nhau như một – như được sáng tác bởi cùng một nhạc sĩ. Đây là trường hợp hi hữu trong âm nhạc, mà những ai tin vào Chúa đành phải nghĩ rằng cả hai phần đó đều có cùng một tác giả là Chúa: Trong thế kỷ 18, Chúa đã ngự vào linh hồn của Bach để viết ra Khúc dạo đầu số 1. Một thế kỷ sau, khi Gounod đang nghe Khúc dạo đầu số 1 của Bach, Chúa lại ngự vào linh hồn của Gounod để tạo cảm hứng cho ông viết ra phần giai điệu. Một tai nghe âm nhạc sành sỏi chỉ có thể thốt lên: Thật kỳ diệu!

Từ đó đến nay, cùng với Ave Maria của Schubert, bản Ave Maria của Bach-Gounod đã trở thành một nhu cầu nghi lễ không thể thiếu được trong các đám tang, thánh lễ, đám cưới và các nghi lễ thiêng liêng khác. Các nhạc sĩ đời sau đã phổ bản nhạc này cho rất nhiều nhạc cụ khác nhau, và rất nhiều ca sĩ tài danh bậc nhất đã thi nhau thể hiện bản thánh ca nay. Thánh ca này là thách thức lớn đối với những giọng Soprano bậc nhất thế giới, nhưng vì thế nó cũng làm nên tên tuổi của những giọng hát đó. Thực tế số ca sĩ thể hiện thành công bản này không nhiều, có thể đếm trên đầu ngón tay. Sau đây là những trình diễn bản Ave Maria của Bach-Gounod thành công nhất. Hy vọng độc giả sẽ có những giây phút thưởng thức thú vị nhất:

1/ Ave Maria, Jackie Evancho

2/ Ave Maria, Charlotte Church

3/ Ave Maria, Hayley Westenra

4/ Ave Maria, Celtic Woman

5/ Ave Maria, HAUSER

6/ Ave Maria, James Last

LatinEnglish
Ave Maria Gratia plena Maria, gratia plena Maria, gratia plena Ave, ave dominus Dominus tecum Benedicta tu in mulieribus Et benedictus Et benedictus fructus ventris Ventris tuae, Jesus. Ave Maria   Ave Maria Mater Dei Ora pro nobis peccatoribus Ora pro nobis Ora, ora pro nobis peccatoribus Nunc et in hora mortis Et in hora mortis nostrae Et in hora mortis nostrae Et in hora mortis nostrae Ave MariaHail Mary, full of grace,  Mary, full of grace, Mary, full of grace, Hail, Hail, the Lord. The Lord is with thee. Blessed art thou among women, and blessed, Blessed is the fruit of thy womb, Thy womb, Jesus. Hail Mary!   Hail Mary, Mother of God, Pray for us sinners, Pray, pray for us; Pray, pray for us sinners, Now and at the hour of our death, The hour of our death The hour of our death, The hour of our death Hail Mary.

4 thoughts on “AVE MARIA

  1. Bình luận.

    Bài thánh ca và bản nhạc AVE MARIA này là một trong những tác phẩm âm nhạc có giá trị lớn và trường tồn với mọi thời đại.

    Thích

  2. Chú ơi chú dành thời gian giải thích cho con với:
    Con nghĩ ngôn ngữ là thứ đặc biệt nhất của con người, chỉ có thể truyền lại thông qua nghe- nói- viết, và phải được học lại bằng chính trí khôn của con người mới học được, điều này chứng minh Chúa đã dạy ngôn ngữ cho con người thuở ban đầu bới vì ngôn ngữ ( nói ) chỉ có thể được truyền lại qua nghe noi và viết chứ không thể thông qua di truyền hay bất cứ điều gì khác, vậy mà bạn cháu nó lại nói: “những con thú không thông minh sẽ giao tiếp với nhau qua hình thể, và từ hình thể sẽ phát ra tiếng hú, những tiếng hú của thú cũng giống như ngôn ngữ của con người chỉ khác ở chỗ là ngôn ngữ cao cấp và phức tạp hơn thôi, để tiếng hú có thể đạt đến phức tạp và trở thành ngôn ngữ thì sẽ Tiến Hóa trong thời gian dài thông qua việc phát ra những tiếng hú khác nhau từ đó độ phức tạp của tiếng hú cũng tăng dần và truyền lại cho những thế hệ sau lâu dần trở thành ngôn ngữ của con người như bây giờ”. Chú có thể đưa ra ý kiến giúp cháu bác bỏ lập luận vô lý trên được không ạ con xin chú.

    Đã thích bởi 1 người

    • Thân gửi cháu Hoàng Phúc
      Suy nghĩ của cháu hoàn toàn đúng, và bạn cháu chẳng hiểu biết gì cả. Đôi khi ở đời ta phải im lặng trước cái ngu của người đời cháu à. Không nên và không thể tranh luận với những người không có khả năng hiểu sự thật.
      Cho đến hôm nay khoa học di truyền chưa xác định được gene nào liên quan đến vấn đề ngôn ngữ, mặc dù người ta tin rằng vấn đề ngôn ngữ có thể liên quan đến di truyền.
      Nhưng nếu có gene liên quan đến ngôn ngữ thì gene đó cũng chỉ liên quan đến cỗ máy vật chất liên quan đến ngôn ngữ chứ không thể trực tiếp tác động đến sự thay đổi ngôn ngữ.
      Trong thực tế đời sống, ngôn ngữ của con người có thay đổi, phát triển, nhưng đó là sự thay đổi và phát triển về mặt văn hóa chứ không phải do biến đổi gene.
      Con người biết rất ít, thậm chí không biết gì về ngôn ngữ của loài vật. Mọi nhận xét của con người về ngôn ngữ của loài vật đều là “đoán mò”, vì con người chỉ quan sát bề ngoài mà phán xét, chứ không bao giờ ở trong loài vật để hiểu chúng cả,
      Ý kiến nói rằng sựu thay đổi cấu trúc di truyền dẫn tới sự thay đổi ngôn ngữ là nói láo, nói nhảm, không hiểu biết gì về di truyền và về ngôn ngữ. Tư tưởng này là sự rập khuôn một tư tưởng phổ biến của thuyết tiến hóa rằng đột biến gene dẫn tới thay đổi cấu trúc di truyền. Đó là phỏng đoán. Thực tế, qua hàng trăm, hàng nghìn thí nghiệm, người ta chỉ thấy đột biến gene dẫn tới bệnh tật và cái chết, không hề thấy biến đổi gene nào dẫn tới tiến hóa cả.
      Thực phẩm biến đổi gene có hại. Châu Âu cấm. Thực tế công nghệ biến đổi gene trong thực phẩm chỉ mới áp dụng trong thực vật (rau cỏ) chứ không dám áp dụng trong động vật, vì động vật biến đổi gene là những quái thai dị dạng trông ghê sợ không ai dám ăn. Đó chính là biểu hiện cụ thể của đột biến gene.
      Tóm lại, đột biến gene dẫn tới tiến hóa là chuyện tưởng tượng nhảm nhí. Sự thật biến đổi gene chỉ dẫn tới biến hóa BẤT LỢI cho sinh vật mà thôi, vì bản đồ gene là bản THIẾT KẾ của tự nhiên, của Tạo Hóa, của Đức Chúa Trời.
      Cái gì TRÁI với tự nhiên, trái với Tạo Hóa, trái với Đức Chúa Trời đều sẽ dẫn tới thảm họa và thất bại.
      Thêm nữa, sự biến hóa nằm trong GIỚI HẠN. Giả sử con chó thay đổi “ngôn ngữ” của nó, nhưng chắc chắn sự thay đổi ấy bị đóng khung trong bản thiết kế cho chó rồi, không thể thay đổi để cho kêu “meo meo” được. Ai nghĩ chó có thể thay đổi “ngôn ngữ” của nó để một ngày nào đó chó sẽ “nói chuyện” được với nhau như con người, thì người ấy nên được đưa đến bệnh viên tâm thần.
      Cám ơn cháu đã nêu một câu hỏi rất hồn nhiên và có ý nghĩa.
      PVHg

      Đã thích bởi 1 người

  3. Pingback: Best 15 B-25 Ave Maria - Mobitool

Bình luận về bài viết này