Cơ sở Toán học và Ý nghĩa Triết học của THÁI ẤT THẦN KINH

 

Tác phẩm “Thái Ất Thần Kinh” là tên cuốn sách nổi tiếng của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), danh nhân văn hóa lớn của Việt nam (sinh trước Galileo Galile 73 năm ) . Đây là tác phẩm nghiên cứu mối quan hệ Thiên văn – Địa lý – Sinh mệnh. Nó thuộc khoa học dự báo, trình bày dưới hình thức vận hành của các sao và được khái quát hoá thành các “Thần”.

Thái Ất Thần Kinh có nguồn gốc từ rất xa xưa và được phát triển bởi những nghiên cứu chiêm tinh học từ thế kỷ thứ V- TCN ở cả các quốc gia Âu cũng như Á. Con người đã cố gắng tìm hiểu mối quan hệ giữa những biến đổi Thiên văn – Thời tiết – Dịch bệnh – Mùa màng và các biến động xã hội.

Trong cuộc sống, con người luôn ngước mắt nhìn bầu trời, và sau này cùng với sự hỗ trợ của các công cụ thiên văn, bắt đầu hiểu rằng sự sống trên Trái Đất không thể tách rời sự vận động của các tinh tú. Con người ngày nay đã phát hiện ra rằng vũ trụ chứa đựng hàng trăm tỉ thiên hà. Còn Thái dương hệ của chúng ta chỉ là một trong số 200 tỉ các nhóm sao nằm trong Thiên hà Milky Way…

Bản thân Thái dương hệ của chúng ta cũng đang liên tục di chuyển tuần hoàn trong Thiên hà Milky Way với chu kỳ khoảng 250 triệu năm (năm của Trái Đất xấp xỉ 365 ngày). Đó chính là nguyên nhân của những biến đổi khí hậu khắc nghiệt diễn ra trên hành tinh xanh của chúng ta với những giai đoạn kéo dài hàng triệu năm.

Với những con số vừa nêu, ta sẽ giật mình tự hỏi: Trái Đất của chúng ta là cái gì? Hạt bụi nhỏ bé đó phải chăng không chịu tác động gì của các thông tin đến từ vũ trụ?

Từ thời Tam Hoàng – Ngũ Đế (thế kỷ XX TCN), chòm sao Bắc đẩu (vì có hình chiếc ghế) đã luôn được con người chú ý quan sát và tìm thấy những thông tin dự báo về thời tiết và mùa màng.  Sao Thái Ất được gán với ngôi sao sáng nhất của chòm sao nay và được coi là “Thần Trời”. Sao Thái Ất cũng được xem là biểu tượng của đấng quân vương cai trị thế gian.

Với quá trình “Chiêm” và “Nghiêm” hơn 4000 năm cùng với sự nghiền ngẫm và được tạo lập bởi nhiều bộ óc lỗi lạc qua những tác phẩm như “Kỳ Môn Độn Giáp” của Khổng Minh Gia Cát (181 – 234 TL) và “Thái Nhâm” của Phong Thuỷ Đại Sư Lưu Bá Ôn (1310 – 1375 TL), khiến Thái Ất học ngày càng có chỗ đứng vững vàng trong khoa học “Lý Thiên – Lý Địa – Lý Nhân”. Tiếp thu sự phát triển của Đạo học, Dịch học và học thuyết Âm Dương – Ngũ hành, Trình Quốc Công – Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có sự tổng hợp các kiến thức để cho ra đời “Thái Ất Thần Kinh”. Nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784) đã đánh giá rất cao tác phẩm này. Nguyễn Trãi cũng đã dùng “Thạch Đồ Bàn” là tác phẩm do ông soạn ra từ Thái Ất để giúp Lê Lợi chiến thắng quân Minh. Điều đặc biệt cần nói về Thái Ất đó là tác phẩm này xưa kia chỉ dành cho các bậc quân vương và các tướng lãnh cao cấp mới được đọc vì nó chứa đựng những thông tin liên quan đến khoa học quân sự và vận mệnh quốc gia,sự tồn vong của một vương triều (có thể dự đoán được thời điểm kết thúc của một triều đại). Vì lý do đó khiến khoa học “Thái Ất” được viết một cách rất thâm sâu, khó đọc và chỉ lưu hành trong tay một số rất ít các bậc vương giả.

Tác phẩm “Thái Ất Thần Kinh” được Trình Quốc Công – Nguyễn Bỉnh Khiêm viết thành sách vào những năm cuối đời, khi cụ về sống và dạy học tại quê nhà với “Bạch Vân Am” bên bờ sông Tuyết Giang (nay gọi sông Hàn, thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Với 94 năm sinh tồn trên cõi trần thế, với trí thông minh “Thiên bẩm”, cụ Trạng là người có học vấn uyên thâm, đã tập hợp các kiến thức Đạo Học, Dịch Học và  toán học để viết ra tác phẩm “Thái Ất Thần Kinh”. Xin độc giả nhớ rằng ở thế kỷ XVI việc thực hiện các phép tính số học là hết sức khó khăn và chỉ có số ít các nhà thông thái có thể làm được. Cụ Vũ Hữu (Mộ Trạch, Bình Giang, Hải Dương) đỗ Hoàng Giáp khoa Quý Mùi (1463 – lúc 27 tuổi) được mệnh danh là Cụ Tổ Toán học của Việt Nam, với tác phẩm “Lập Thành Toán Pháp” là một ví dụ hiếm hoi. Chính vì vậy Thái Ất Thần Kinh luôn được coi là một tác phẩm “Triết Học Toán”. Trên thực tế khi đọc “Thái Ất” chúng ta luôn phải “làm toán” để xác định vị trí các sao trên “ bầu trời Thái Ất “

Phần ý nghĩa Triết học của Thái Ất gắn liền với Dịch lý và học thuyết Âm Dương – Ngũ Hành. Sự vận hành của các sao dẫn tới sự biến đổi giá trị tương tác của các sao và những thay đổi của sinh và mệnh. Sự thay đổi của sinh mệnh gắn liền với sự tương tác của Vũ Trụ Tuyến với các sao. Vì vậy Thái Ất Thần Kinh là một khoa học cung cấp cho chúng ta một cách lý giải đối với bài toán “Gene mở và Mở gene”. Sự vận động của các sao tương ứng với sự biến đổi của ngũ hành, dẫn tới sự cảm ứng khác nhau lên Không gian topo di truyền học và từ đó tác động đến hành vi và sinh mệnh của con người.

 

Sự đam mê, sự can đảm, sự giận dữ (hỷ, nộ, ái, ố) đều liên quan đến quá trình tổng hợp các hóc môn trong cơ thể  .

Vấn đề Gene Mở và Mở Gene là vấn đề đang chứa đựng nhiều bí ẩn của sinh học phân tử ở cấp độ vật lý lượng tử, nó cũng đặt ra cho Triết học câu hỏi hóc búa: Sự sống là gì, vận mệnh là gì? Nền tảng khoa học  của thế giới sinh học là sự điều hành của các đại phân tử DNA và RNA. Với đại dịch COVID-19 làm cho con người từ các nhà chính trị, kinh tế, khoa học và kẻ thất nghiệp buộc phải đụng chạm, buộc phải đi sâu vào khái niệm “virus”. Người thường không nhìn thấy nó nhưng đều nhìn thấy sự bất trị và sự chết chóc ghê gớm do nó gây ra. Có bao nhiêu loài, có bao nhiêu chủng virus đang tồn tại trên hành tinh xanh của chúng ta, có thể nói: không có câu trả lời! Chúng đang hiện diện ở những vật chủ nào, chúng sẽ hành động như thế nào, ở điều kiện không gian, thời gian nào v.v… Dễ mà tìm được câu trả lời chăng: Cái hộp đen khó mở này chính là ở vấn đề “Gene Mở và Mở Gene”, nằm ở sự tương tác của vũ trụ tuyến với không gian di truyền học

“Thái Ất Thần Kinh” là một tác phẩm nhằm tìm một góc độ tiếp cận vấn đề này dưới hình thức nghiên cứu sự vận hành của các sao (còn được gọi là các Thần) và sự tương tác của Vũ trụ tuyến với các sao.

Bầu trời Thái Ất được biểu diễn bởi một Ma trận vuông bậc 5 – chứa đựng cửu cung, hậu thiên bát quái và 16 chính tinh (các sao chủ chốt). Sự vận hành của các sao được biểu diễn bởi sự thay đổi các phần tử của ma trận.

BẦU TRỜI THÁI ẤT

(KHUÔN HUYỀN CÔ LẠI)

Như vậy “Bầu trời Thái Ất” là một “Không gian trạng thái” (theo cách nói của các nhà vật lý). Sự biến đổi của không gian trạng thái là biểu hiện của sự tương tác của các bức xạ vũ trụ (vũ trụ tuyến) lên “không gian di truyền học” (trong các bài viết năm 2019 đã bàn về khái niệm “Không gian Topo di truyền học – Không gian của các đại phân tử Nucleid Acide ,ở con người chúng ta chứa khoảng 100.000 genes và mỗi gene là một tổ hợp thứ tự của hàng chục ngàn nucleotid)). Sự tương tác này sẽ dẫn đến sự đóng-mở của các gene dưới một hình thức tổng quát là “sự trao đổi thông tin”. Thái dương hệ của chúng ta nằm trong một thiên hà chứa khoảng 200 tỷ ngôi sao, Bản thân Thái dương hệ này cũng vận hành trong thiên hà, còn bản thân Trái Đất của chúng ta cũng quay quanh Mặt trời với một trục nghiêng từ 220 đến 240, tạo ra sự chuyển động tuế sai với chu kỳ 41.000 năm (kết quả là khái niệm Sao bắc cực (Polaris) cũng sẽ thay đổi theo chu kỳ tuế sai đó). Nhiều người chúng ta thường không chú ý đến những sự biến động tuần hoàn của các tinh tú, nó là nguồn cội của khái niệm “vô thường” trong Đạo học .

Vấn đề then chốt nhất là tính được vị trí các sao ở thời điểm cần dự báo (tìm vị trí “an sao “) do đó dẫn tới việc xác định “Gốc toạ độ”. Thái Ất Thần Kinh nguyên thuỷ sử dụng gốc toạ độ tính thời gian là “Thượng cổ Giáp Tý”, nó tương ứng với thời điểm trước năm thứ nhất của Tây lịch là 10.153.917 năm. Đây là thời điểm đặc biệt có 7 ngôi sao đứng ngang hàng (vạch xuất phát). Người xưa cũng có dùng các mốc thời gian gần hơn như Trung cổ Giáp Dần,  là năm 12.601 TCN. Việc xác định vị trí của một ngôi sao trong số 30 phụ tinh trên bầu trời Thái ất được gọi là “Toán”. Toán có 4 phép khác nhau gọi là “Tư Kể” bao gồm:                                                   

“Tuế Kể” là tính cho năm dự báo

“Nguyệt Kể” là toán cho tháng cần dự báo

“Nhật Kể” là toán cho ngày cần dự báo (ví dụ ngày sinh của một người ứng với sao nào)

“Thời Kể” là toán cho giờ cần dự báo (ví dụ giờ xuất trận)

Các phép toán nhằm tính ra “Số tích tuế” và “Vòng kỷ dư”. Các số tích tuế và vòng kỷ dư sẽ được thể hiện bằng một con số. Đây là việc dùng các phép tính số học để trừ dần các năm, tháng đã qua để tìm ra con số hiện tại của năm, tháng, ngày, giờ cần dự báo. (ngày xưa chưa biết làm phép tính chia. nên dùng phép tính trừ )

Ví dụ năm 1972 (Nhâm Tý) có vòng kỷ dư là 1, năm đó sao Thái Ất an tại cung Kiền (1). (Vị trí 1 trên bầu trời Thái Ất)

Ví dụ năm Đinh Mão (1987)

– Vòng kỷ dư có số dư là 16, còn lớn ta rút theo 3: (16/3) = 5 và dư 1

– Vậy sao Thái Ất đang nằm ở năm thứ nhất của cung 6 (đã qua 5 cung). Những Thái Ất không nhẩy vào trung cung (cung số 5) nên Thái Ất lại an vào cung số 7 là cung khôn.

(Việc tính toán thực ra còn nhiều chi tiết tạm lướt qua)

Việc xác định vị trí sao Thái Ất tính theo năm như ví dụ trên được gọi là “Tuế Kể”. Tuỳ theo việc dự báo có sự việc cần biết vị trí sao Thái Ất theo tháng được gọi là “Nguyệt Kể”. Nếu cần xác định chính xác đến ngày sẽ phải tính “Nhật Kể”. (Nếu tính đến giờ sẽ phải xác định “Thời Kể”).

Sau khi xác định được vị trí của Thái Ất, việc tiếp theo là xác định được vị trí của các sao khác trên bầu trời Thái Ất. Vì thời gian “An Cung” (lưu lại) của các sao trên một cung là khác nhau nên việc xác định vị trí của các sao phải sử dụng các vòng kỷ dư khác nhau. Khi đó người dự báo phải đi vào các cách tính cụ thể của từng sao

 Ví dụ khi tìm vị trí của sao Ngũ Phúc vào năm Nhâm Tí (1972 dương lịch) ta phải lấy số tích tuế của trung cổ Giáp Dần tới năm 1972 là 14.579 năm mà chia cho 225, rồi tiếp tục rút nhỏ theo 45 ta sẽ tìm được số dư là 39. (Thời gian An cung của sao Ngũ Phúc là 45 năm).

Vậy ngũ phúc đã đi qua 3 cung, hiện đang ở trên cung 4 được 44 năm. Ngũ phúc khởi từ cung 1 (Kiền), vậy đang an tại cung Khôn (Kiền – Cấn – Tốn – Khôn (7)).

Ở một thời điểm nào đó (ví dụ năm 2000) khi các sao đã an cung trên bầu trời Thái Ất thì sự tương tác của các sao trên ma trận trạng thái (bầu trời Thái Ất) được thể hiện bằng những kết cục tốt-xấu về thời tiết, về xã hội, về sự hưng vọng, phúc-hoạ … Độc giả có thể so sánh sao Thái Ất với một Đại cường quốc và các phụ tinh khác như các quốc gia còn lại trong quan hệ toàn cầu. Khi đó chúng ta sẽ nhận ra sự diễn biến phức tạp theo quy luật tuần hoàn (Thường Biến) và bất thường (Vô Thường) diễn ra trên hành tinh cả về mặt khí hậu, thời tiết, dịch bệnh, xã hội và thân mệnh con người.

Theo thời gian các sao di chuyển và có những giai đoạn có thể có hai hoặc ba sao cùng nằm trên một cung nào đó. Lúc đó sự tương tác của các sao rất mạnh mẽ, quy luật tương sinh tương khắc thể hiện rất rõ rệt. Vị trí tương quan của các sao trên bầu trời Thái Ất cũng dẫn đến những tương tác làm cho tác dụng Cát-hung của các sao cũng thay đổi. Sự tương tác này dẫn đến các trạng thái “Ếm”, “Kích”, “Ép”, “Giam” hoặc “Đối”.

Tính chất của các sao biểu hiện thuộc tính Âm-Dương và Ngũ Hành. Có thể nêu một vài sao làm ví dụ:

1. Sao Ngũ Phúc (Thổ): (Hiền, Đức, An, Khang, Thọ)

Ngũ Phúc có thời gian an cung là 45 (ngày, tháng, năm).

Ngũ Phúc đến đâu nơi ấy sẽ không xảy ra bình biến, đói khổ, đó là thời mưa gió thuận hoà, dân yên, nước mạnh ,kiệt xuất anh hùng.

Nếu Ngũ Phúc vào các cung Dần, Mão, Ngọ, Tuất, Tỵ cùng với Thuỷ Kích đời sẽ lao đao, khốn khó.

2. Văn Xương (Thổ):

Văn Xương là tên của sao nằm ở phần Khôi (Đầu) của chòm sao Bắc đẩu, là sao Cát: Quyền, Oai, Quý Tướng, Tư Lệnh, Thái Sư.

Thân mệnh gặp được Văn Xương thì học vấn uyên thâm, có tài kinh luân quán thế, đức độ nhân nghĩa.

Nếu gặp Thần cơ, Dân cơ: sớm phú quý, song toàn từ nhỏ

Thái Ất ở cung 1, Văn Xương ở cung 9 là đối. Điềm báo sẽ có biến.

3. Thuỷ Kích (Hoả):

Thuỷ Kích là sao báo tai hoạ (tỷ như Sao Chổi), có Binh đao, đói khổ, tang tóc, giặc cướp, sóng thần, lụt lội.

Thuỷ Kích ở chính cung Mệnh: sớm lìa cha mẹ.

Thuỷ Kích đồng cung với Quân Cơ: Ếm – Dù được cũng không lâu, sẽ chết.

Tương quan giữa Thái Ất với các sao được thể hiện qua các “Khuôn Huyền Cô Lại”, gồm 72 Khối Âm và 72 Khối Dương. Sau đây là một ví dụ, ta xét khối 69 thuộc Dương:

Với Khối này:

Thái Ất cung 8, Văn Xương tới Ngọ, Đại chủ cung 6, Phát

Tham chủ cung 8, giam. Đại Khách cung 2, Thái Âm, cách

Thần Kể Ngọ, Thuỷ Kích tới Hoà Đức, ngoại kích

Khối này Thái Ất trợ chủ, Khách Mục chịu kích

Đại tiểu tướng khách đều giam, chết

Khối này ứng vào năm Kiến An 20, Giáp Thân .

Tuế Tích 10.154.101. (năm này Phù Kiên xuất quân đánh Tấn nhưng thất bại vì Thái Ất trợ chủ).

VÀI SUY NGẪM

Nền tảng khoa học của Thái Ất Thần Kinh được xây dựng trên Dịch Lý (Bát Quái) và học thuyết Âm Dương – Ngũ Hành. Những cơ sở này đều có cấu trúc Topology. Cấu trúc này cho phép sử dụng các “Độ đo”, thông qua các tích phân Lebesgue, như vậy nó có một độ xác định nhất định để đưa vào các dự báo.

Sự sống nói chung và con người nói riêng là những cấu trúc được xây dựng trên Tiên Đề Thứ Tự, đó là những “Hệ thứ tự”. Xác xuất tồn tại của một cấu trúc thứ tự là rất thấp so với các hệ vô cơ, nó chỉ tồn tại trong các điều kiện cân bằng âm dương nhất định. Nếu sự cân bằng âm dương bị phá hoại, sự sống sẽ  không có khà năng tồn tại. Điều này giải thích tại sao một học thuyết trừu tượng như Âm Dương – Ngũ Hành,không dễ gì khi vận dụng vào cơ thể con người lại hết sức thành công suốt mấy ngàn năm và được công nhận như một nền y học hiện đại với các khái niệm “Lục Phủ – Ngũ Tạng”. Ngũ Tạng là phép làm tương ứng với Mười Thiên Can. Lục Phủ là phép làm tương ứng với Mười Hai Địa Chi. Mỗi phủ, mỗi tạng tương ứng với một tập hợp con của ngũ hành. Sự cân đối của các giá trị ngũ hành được Thái Ất Thần Kinh gọi là “Hoà”. Khi toán được “Hoà” ta gặp được “Phúc”, khi toán không Hoà đó là dấu hiệu sẽ gặp “Hoạ”, cần đề phòng,chính điều đó liên quan mật thiết tới nhân mệnh .

Thái Ất Thần Kinh là một môn học “Dự báo” được ứng dụng đặc biệt thành công trong việc nhà binh. Các lĩnh vực thuộc nhân sinh, Thái Ất thần kinh cũng được vận dụng để dự báo những biến cố quan trọng theo “tuế kể” mà phần nào đã thể hiện qua “Sấm Trạng Trình”. Các nhà khoa học cần có thái độ trân trọng, nghiêm túc, công phu khi nghiên cứu Thái Ất thần kinh, một tác phẩm uyên thâm trong kho tàng văn hóa Việt Nam. 

13 thoughts on “Cơ sở Toán học và Ý nghĩa Triết học của THÁI ẤT THẦN KINH

  1. Xin có mấy ý kiến trao đổi sau:

    1. Cũng như Hà Đồ và Lạc Thư, Thái Ất Thần – Kinh thực chất là một không gian Topo đã được Metric hóa.
    Topo là khoa học nghiên cứu “định tính”
    Metric, độ đo là công cụ cho các nghiên cứu ‘định lượng”.
    Không gian Topo đã được Metric hóa sẽ nghiên cứu cả định tính và định lượng.

    2. Hà Đồ, Lạc Thư, Thái Ất Thần – Kinh đều dựa trên một Hệ tiên đề phức tạp nhằm giải quyết một lớp các bài toán đặc thù nào đó của thực tiễn cuộc sống và do đó chúng vẫn bị cái “vòng kim cô” của Định lý Bất toàn của Goeden chụp lên đầu và khống chế.
    Thí dụ: Chúng không phải là chìa khóa vạn năng giải quyết được tất cả các bài toán mà chúng chỉ giải quyết được một lớp các bài toán nào đó liên quan tới hệ tiên đề đã được xác định. Đây là hệ quả của tính không đầy đủ của hệ tiên đề.
    Cũng có thể có những bài toán “không xác định được tính đúng sai” do tồn tại mâu thuẫn trong nội bộ hệ tiên đề.

    3. Chúng ta luôn luôn chỉ biết được các “chân lý cục bộ” mà không bao giờ biết được cái “chân lý toàn thể” chi phối Vũ trụ, Sự sống và xã hội loài người.
    Nhưng biết được thêm cái gì là tốt cái đó. Con người vẫn đang cần mẫn leo lên các bậc thang của tri thức, của sự hiểu biết,

    4. Trí óc của con người không thể nghĩ ra được Hà Đồ, Lạc Thư, Thái Ất Tần – Kinh.
    Chúng được “mặc khải” cho loài người.

    Thích

    • TRẢ LỜI CỦA TÁC GIẢ VŨ HỮU NHƯ TỚI HỌC GIẢ THU NHẠN:
      Kính gửi học giả Thu Nhạn,
      Những trao đổi của học giả THU NHẠN rất sâu sắc và tổng quát khi đề cập đến sự metric hóa và ĐỘ ĐO. Đặc biệt có quan tâm đến HÀ ĐỒ và LẠC THƯ là những nền tảng của khoa học PHƯƠNG ĐÔNG. Học giả THU NHẠN cũng nhắc đến chiếc vòng kim cô của ĐỊNH LÝ GÖDEL. Đúng là MỌI HỆ TIÊN ĐỀ ĐỀU CHỈ LÀ MỘT VÒNG TRÒN NHỎ nó không thể chứng minh được mọi thứ. Vì vậy LÝ THUYẾT ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH, hoặc lý thuyết tam nguyên LÝ THIÊN –LÝ ĐỊA – LÝ NHÂN của THÁI ẤT THẦN KINH cũng chỉ giúp ta nhận thức được một số CHÂN LÝ GIỚI HẠN, cho nên các học giả đã xếp nó vào KHOA HỌC DỰ BÁO. Tất nhiên về vấn đề này cần tham khảo thêm cuốn “TỪ XÁC ĐỊNH ĐẾN BẤT ĐỊNH” của DAVID PEAT, do Dịch giả PHẠM VIỆT HƯNG chuyển ngữ…
      Vũ Hữu Như

      Đã thích bởi 1 người

  2. Con xin cảm ơn Bác đã đúc kết lại tổng quát lại một học thuật quan trọng của dân tộc.

    Bác có thể chia sẻ phương pháp toán học để tính toán Thái Ất cụ thể theo bộ Thái Ất thần kinh không ạ.

    Con xin cảm ơn Bác.

    Than

    Đã thích bởi 1 người

    • TRẢ LỜI CỦA TÁC GIẢ VŨ HỮU NHƯ TỚI BẠN PHMTNGKINLY
      Bạn phmtngkinly thân mến,
      Việc bạn đề xuất là một yêu cầu rất khó. Trước hết bạn thật đáng yêu vì rất ít bạn trẻ quan tâm đến truyền thống văn hóa dân tộc.
      Việc tính toán trong THÁI ẤT THÂN KINH có từ thế kỷ XVI, DO ĐÓ CHỈ DÙNG ĐẾN CÁC PHÉP TÍNH SỐ HỌC. Nhưng vì mục đích là để dựng lên BẦU TRỜI THÁI ẤT nên ta phải xác định được vị trí của 25 ngôi sao trên MA TRẬN VUÔNG BẬC 5 của KHUÔN HUYỀN CÔ LẠI thì đòi hỏi nhiều tính toán tỷ mỷ. Chúng ta cần nhớ rằng mỗi ngôi sao đó có một chu kỳ chuyển động khác nhau. Sau đó phải tính được sư tương tác của các sao (các THẦN) TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH – TƯƠNG KHẮC cho nên mất rất nhiều công sức và thường đòi hỏi tính chuyên nghiệp….
      TÔI RẤT VUI SƯỚNG VÌ NHẬN ĐƯỢC SỰ QUAN TÂM VÀ ĐỒNG CẢM CỦA CÁC ĐỘC GIẢ CÓ TƯ DUY TRỪU TƯỢNG.
      XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
      Vũ Hữu Như

      Đã thích bởi 1 người

      • Cảm ơn tác giả đã chia sẽ bài viết.

        Tôi rất muốn tìm hiểu nhiều hơn về Thái Ất, nhưng tôi chưa tìm ra sự thống nhất giữa các phép tính số vòng kỷ dư, cách an sao trong Thái Ất lên ma trận chính là chu kỳ chuyển động và phương vị của các sao trên thực tế.

        Xin tác giả giới thiệu 1 vài tài liệu nào để nghiên cứu và kiểm chứng các phép toán an sao trong Thái Ất chính là chu kỳ vận hành thực tế của các sao trong vũ trụ.

        Chân thành cảm ơn!

        Thích

  3. Tầm vóc của Định lý Bất toàn vô cùng lớn lao và không thể mô tả bằng ngôn ngữ thông thường được.
    Định lý Bất toàn có vô số hệ quả trong nhiều lĩnh vực nhận thức của loài người. Đây mới là giá trị to lớn nhất của Định lý.
    Đáng tiếc là việc hiểu sâu sắc Định lý Bất toàn và các hệ quả của nó là một điều khó khăn ngay cả với nhiều nhà khoa học.
    Dù sao thì việc nghe nói tới và/ hoặc hiểu lơ mơ về Định lý Bất toàn cũng đã là một điều hạnh phúc rồi.

    Thích

  4. Bình luận.

    1) Tích phân Lebesgue với khái niệm “độ đo” là sự khái quát hóa của tích phân cổ điển Newton.
    Cũng giống như Thuyết tương đối của Einstein là sự khái quát hóa của vật lý học cổ điển Newton.

    2) Trong trường hợp hàm số thực liên tục trên một đoạn thẳng và “độ đo” là “độ dài” của đoạn thẳng thì tích phân Lebesgue trở thành tích phân cổ điển Newton và chúng ta có thể dùng công thức Newton – Leibnitz nổi tiếng.

    Tương tự: Đối với vật thể vi mô có vận tốc gần vận tốc ánh sáng (photon, các hạt…) thì chúng ta phải dùng Thuyết tương đối. Còn đối với các vật thể vĩ mô có vận tốc rất nhỏ so với vận tốc ánh sáng (các thiên hà, sao, hành tinh…) thì chúng ta có thể yên tâm sử dụng Cơ học cổ điển Newton với một sai số chấp nhận được.

    Thích

  5. Con chào bác, bác cho con hỏi muốn học về Thái ất thần kinh thì bắt đầu từ đâu và học những gì ạ?
    Cho con hỏi thêm có chỗ nào dạy học về môn này không?
    Con xin cảm ơn!

    Thích

  6. Chào anh. Bài tóm lược của anh rất hay. Sau khi đọc qua cuốn Thái Ất Thần Kinh, em vẫn còn nhiều thắc mắc ko biết hướng giải. Mong anh giải đáp giúp
    1. Theo số ngũ hành: 1 thủy, 2 hỏa, 3 mộc, 4 kim, 5 thổ, 7 thủy, 9 hỏa nhưng lại ko thấy nói đến ngũ hành của số 6 và số 8
    2. Việc an sao thì có nói về vị trí Vượng, Đắc Địa, Hãm ở 12 gián cung nhưng lại ko nói ở 4 cung ( Càn, Cấn, Tốn, Khôn ngoài sao Ngũ Phúc thì có nói Vượng ghé Sửu, qua Càn, qua Tốn, ghé Khôn )
    3. Khi An sao thì đến trung cung (5) sao sẽ ko an nhưng trong 72 Cục Dương thì có Cục vẫn thấy trung cung có an sao Ngũ Phúc
    4. Sao trợ chủ thì trợ cho người được lập quẻ hay nói về ý nghĩa trợ cho người làm Chủ (là người bị động ở vị trí của mình), còn KHÁCH là nói về người chủ động xuất quân đến nơi khác.
    Xin cảm ơn anh nhiều

    Thích

    • Tác giả bài báo CƠ SỞ TOÁN HỌC VÀ Ý NGHĨA TRIẾT HỌC CỦA THÁI ẤT THẦN KINH, VŨ NHƯ NGỌC, trả lời độc giả LÂM QUÝ,

      Tôi xin bầy tỏ sự khâm phục với độc giả LÂM QUÝ về những câu hỏi rất khó và RẤT SÂU SẮC về THÁI ẤT THẦN KINH vì đây là một tác phẩm khoa học rất ít người có thể hiểu được. Vì bài viết đã lâu nên tôi xin có thời gian đọc kỹ lại để có thể thảo luận về những câu hỏi mà nhà nghiên cứu LÂM QUÝ đã nêu ra. Không dễ có thể trả lời những câu hỏi rất hay đó một cách ngắn gọn…
      Đáng tiếc là sức khỏe của tôi hiện giờ không được tốt để có thể hăng hái như xưa!
      Còn một chút sức lực tôi đang tập trung cho việc viết cuốn sách NHẬP MÔN SINH HỌC LƯỢNG TỬ (đã chót nhận lời với VIỆN TRIẾT HỌC PT). Hy vọng đó cũng sẽ là một cách đóng góp cho cơ sở khoa học của METAPHYSICS.

      VŨ NHƯ NGỌC

      Thích

    • Tác giả VŨ NHƯ NGỌC trả lời ý kiến của bạn LÂM QUÝ lần thứ 2:

      DEAR MR LÂM QUÝ
      Hiện tại tôi đang điều trị bệnh khối u đường ruột nên sức khỏe không được đủ tốt để có thể thảo luận một vấn đề khoa học phức tạp như THÁI ẤT THẦN KINH.
      Những câu hỏi anh đã nêu nằm trong một câu hỏi lớn:
      PHẢI CHĂNG ĐÃ CÓ MỘT NỀN VĂN MINH TIÊN TIẾN HƠN CHÚNG TA ĐÃ TỪNG NGỰ TRỊ TRÊN TRÁI ĐẤT???
      Thực tế là người thượng cổ đã nghiên cứu những hiện tượng siêu nhiên (METAPHYSICS) GIỎI HƠN CHÚNG TA!
      Vì thế THÁI ẤT THẦN KINH của TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM là sự biên tập, hệ thống lại những tài liệu đã có từ hơn 4000 năm trước. Trạng trình NG B. KHIÊM là một nhân chứng sống về khả năng siêu nhiên của con người, (TÂTK đã được xuất bản trong cuốn sách hơn 600 trang ).
      Ngày xưa chỉ có các vị vương giả và danh tướng mới được quyền sở hữu kinh sách này, vì nó có khả năng tiên lượng kết quả của một cuộc chiến tranh và vận mệnh của một triều đại. Đó là một tác phẩm khoa học thuộc lĩnh vực METAPHYSICS mà thực chất về phương pháp luận là sử dụng ngôn ngữ của LÝ THUYẾT TẬP HỢP và TÔ PÔ HỌC (Theory of SET and topology). Trong khi khoa học hiện đại đang sử dụng chủ yếu là tập hợp SỐ THỰC (R)và SỐ PHỨC (C). SET THEORY sử dụng các TẬP HỢP MỞ và CÁC TẬP HỢP ĐÓNG do đó sử dụng cả hai loại logic NHỊ PHÂN và LOGIC MỜ (FUZZY LOGIC). TÂ TK thực chất là sử dụng một KHÔNG GIAN với NĂM TẬP HỢP CƠ SỞ là NGŨ HÀNH (THỦY, HỎA, KIM, THỔ, MỘC) và BA PHÉP TÍNH CƠ BẢN là HỢP (Addition: hợp có thể HÓA hoặc KHÔNG HÓA). Phép GIAO (multiplication) và PHÉP TRỪ (substraction) và khái niệm các TẬP HỢP CON.
      TÂ TK cũng sử dụng phương pháp biểu diễn MA TRẬN (MATRIX). MATRẬN là cách biểu diễn các TẬP HỢP ĐƯỢC SẮP THỨ TỰ, tương ứng với một HÀM SỐ NHẬN CÁC GIÁ TRỊ RỜI RẠC (discrete mathematics). BẦU TRỜI THÁI ẤT được biểu diễn bởi một MA TRẬN CẤP 5, với trung tâm là một MA TRẬN CẤP 3. Ma trận cấp 5 biểu diễn sự vận hành của 16 CHÍNH TINH (các SAO, các THẦN) và 12 CON GIÁP. Ma trận cấp 3 biểu diễn NGŨ HÀNH và BÁT QUÁI.
      Vì các sao vận hành TUẦN HOÀN nên để AN SAO cần phải xác định được SỐ KỶ DƯ. Muốn tính được số kỷ dư ta phải chọn GỐC TỌA ĐỘ THỜI GIAN. Người xưa chọn gốc tọa độ thời gian là THƯỢNG CỔ GIÁP TÝ (năm 10.153.917 trước công nguyên). Từ số kỷ dư sẽ xác định được vị trí của sao THÁI ẤT trên bầu trời thái ất (trên ma trận). Sao thái ất là sao THÁI DƯƠNG nên không an sao tại TRUNG CUNG, HÀNH THỔ (số 5), do đó sẽ nhảy sang số 6. khi đã an sao thái ất ta sẽ có cơ sở để xác định vị trí các chính tinh khac 1 trên bầu trời thái ất. Đây là một công việc rất tỷ mỉ không phải ai cũng làm được nếu không dầy công luyện tập bởi lẽ các chính tinh lại có những CHU KỲ VẬN HÀNH KHÁC NHAU.
      Khi đã thiết lập được bầu trời thái ất (ma trận cấp 5) ta sẽ dựa vào 72 KHỐI ÂM và 72 KHỐI DƯƠNG mà đưa ra DỰ BÁO.
      Việc DỰ BÁO sẽ cho ta thấy khả năng của TOÁN CHỦ và TOÁN KHÁCH.
      TOÁN CHỦ cho thấy thế lực của ĐỊA CHỦ.
      TOÁN KHÁCH cho thấy thế lực của NGOẠI XÂM.
      NGUYỄN TRÃI đã từng nghiên cứu và vận dụng TH. ẤT THẦN KINH để giúp LÊ LỢI dựng lên sự nghiệp của triều đại nhà LÊ.
      Chúng ta cũng đã từng kinh ngạc về những DỰ BÁO và HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC của Trạng Trình NGUYỄN BỈNH KHIÊM, NGƯỜI DUY NHẤT TRONG NĂM TRĂM NĂM QUA CỦA VIỆT NAM đã nghiên cứu rất sâu và thể hiện rõ khả năng vận dụng tác phẩm THÁI ẤT THẦN KINH MỘT CÁCH PHI PHÀM.
      THANK YOU
      Đà lạt, TRUNG THU, QUÝ MÃO 2023

      Thích

Bình luận về bài viết này