Chân học vs Hư học (2)

Nếu lịch sử về Sunya[1] là thí dụ điển hình của một nền chân học mang lại kiến thức bổ ích cho con người thì ngược lại, “chủ nghĩa Frege mới” (neo-Fregeanism) là thí dụ điển hình của một nền hư học chuộng hình thức, sính chữ nghĩa sáo rỗng, xa rời cuộc sống, không mang lại kiến thức bổ ích và làm rối trí học trò.

BÀI 2: “CHỦ NGHĨA FREGE MỚI”

Thông thường cái gì đã bị chứng minh là SAI thì sẽ mất hết uy tín. Nhưng lịch sử giáo dục thế kỷ 20 chứng kiến một “ngoại lệ kỳ quái”: tư tưởng hình thức của Gottlob Frege đã bị chứng minh là SAI, vậy mà nó vẫn được một số nhà toán học và giáo dục ra sức bắt chước, tạo nên cái gọi là Chủ nghĩa Frege mới. Tiếp tục đọc

Chân học vs Hư học (1)

Chân học là một nền học vấn cung cấp cho học trò những kiến thức thiết thực để làm người và hành nghề phục vụ xã hội. Ngược lại, hư học là một nền học vấn sính chuộng hình thức và hư văn – những thứ chữ nghĩa có cái vỏ hào nhoáng, “hàn lâm”, “bác học”, nhưng thực chất rỗng tuếch, vô bổ, thậm chí làm rối loạn nhận thức của học trò.

Trong cùng một nền học vấn, có thể có phần chân học, có phần hư học. Chẳng hạn, trong Nho giáo có chân nho và hủ nho. Trong giáo dục toán học cũng có “chân toán” và “hủ toán”.

Một trong những thí dụ tiêu biểu của chân toán là việc biến Cái Không trừu tượng của triết học cổ Ấn Độ thành Sunya, tức số 0 phổ dụng ngày nay.

Tiếp tục đọc

LINH HỒN CỦA XàHỘI

Đọc bài “Lại chuyện chương trình, sách giáo khoa” của Anh Kiệt trên Khoa học & Tổ quốc Tháng 06/2011, tôi băn khoăn không biết dự án đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) sắp tới sẽ mang lại điều gì, nếu Bộ giáo dục không thẳng thắn rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ. Nỗi băn khoăn càng nhiều hơn khi tôi thấy Bộ giáo dục nhận định việc xây dựng chương trình và biên soạn SGK trong những năm qua là “đã kế thừa những kinh nghiệm trong nước và tham khảo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới[1]. Thực tế có nhiều trường hợp cho thấy SGK không kế thừa kinh nghiệm trong nước và không tham khảo đầy đủ kinh nghiệm thế giới. Chẳng hạn như trường hợp Tiên đề Ơ-clít – một thuật ngữ cải cách trong SGK Hình học 7 những năm 1990, thay thế cho thuật ngữ truyền thống là Tiên đề 5 hoặc Tiên đề đường song song. Tiếp tục đọc