Phương trình của Chúa, Chương 12: KHÔNG GIAN GIÃN NỞ

Tiếp tục đọc

Phương trình của Chúa, Chương 11: SUY XÉT VŨ TRỤ

Tôi thường tự hỏi làm thế nào mà Einstein có thể tạo ra được một tiên đề đơn giản đến như thế . . . vũ trụ đơn giản đến nỗi chúng ta có thể phân tích nó trong một phương trình vi phần một chiều mọi thứ chỉ nằm trong một phương trình của thời gian mà thôi. Tất nhiên, Einstein có trực giác sắc sảo, và chắc chắn là ông đã tiến quá gần đến sự thật cách thức tồn tại của vũ trụ như ta thấy (James Peebles, nhà vũ trụ học thuộc Đại học Princeton, 1990)[1]

Tiếp tục đọc

Phương trình của Chúa Chương 9: ĐẢO PRINCIPE NĂM 1919

Cách mô tả tôi và hoàn cảnh của tôi trên tờ Times thể hiện một ánh chớp tưởng tượng thật là lý thú của tác giả bài báo. Bằng cách áp dụng thuyết tương đối theo sở thích của đọc giả, hiện nay ở Đức người ta gọi tôi là một nhà khoa học Đức và tại Anh người ta coi tôi là một gã Do Thái ở Thụy Sĩ. Nhưng nếu tôi có cái “đầu bã đậu” thì cách mô tả sẽ ngược lại, rằng đối với người Đức tôi sẽ trở thành một tên Do Thái ở Thụy Sĩ và đối với người Anh tôi sẽ là một người Đức.(Thư của Albert gửi tạp chí Times ở London, ngày 28 tháng 11 năm 1919) Tiếp tục đọc

Phương trình của Chúa Chương 8: BERLIN: PHƯƠNG TRÌNH TRƯỜNG

Ngày 20 tháng 3 năm 1916, Einstein gửi tới tạp chí Annale der Physik công trình của ông, với phương trình Rμν – 1/2gμνR =  – 8πGTμν , đánh dấu sự ra đời của Thuyết Tương Đối Tổng quát, một trong những khám phá vĩ đại nhất của nhân loại (lời ND, PVHg) Tiếp tục đọc

Phương trình của Chúa, Chương 5: VỞ GHI CHÉP CỦA GROSSMANN

PT cua Chua (5)Trở lại ETH (Đại học Bách khoa Thụy sĩ), Einstein nhận thấy ông cần sự giúp đỡ khẩn cấp. Nếu không gian là phi-Euclid, thì ông cần hiểu rõ hình học của nó. Nhưng bản thân Hình học phi-Euclid không cho câu trả lời đối với các câu hỏi của Einstein. Ông cần một cái gì đó thể hiện tính chất bất biến. Các định luật đúng đắn của vật lý là bất biến: chúng không thay đổi khi hệ quy chiếu hoặc các đơn vị đo lường thay đổi… Ông đã nhận được sự giúp đỡ từ Marcel Grossmann, một bạn học cũ tại ETH. Nhưng sau này ông khám phá ra rằng những cố gắng của ông và Grossmann trong nhiều tháng trời đã được một nhà toán học Đức là Bernhard Riemann giải quyết từ ngót một thế kỷ trước đó. Tiếp tục đọc

Phương trình của Chúa, Chương IV: THÁCH ĐỐ CỦA EUCLID

PT cua Chua (4)Einstein đã tiến hành một thí nghiệm tưởng tượng nổi tiếng: một vòng tròn quay trong không gian sao cho tâm cố định, nhưng chu vi của nó quay tròn rất nhanh. Theo Thuyết Tương đối hẹp, đường biên của vòng tròn sẽ bị co lại. Lực ly tâm tác động lên đường biên của vòng tròn tương tự như tác động của lực hấp dẫn. Nhưng chính sự co tác động đến đường biên làm cho đường kính không thay đổi. Do đó, Einstein đi tới một kết luận làm chính ông phải ngạc nhiên, rằng tỷ lệ giữa chu vi và đường kính của nó không bằng Pi nữa: trong trường hấp dẫn, hình học của không gian là phi-Euclid. Tiếp tục đọc

Phương trình của Chúa, Chương III: PRAHA 1911

PT cua Chua (3)Khái niệm đầu tiên Einstein nêu lên tại Praha là nguyên lý tương đương. Ông tưởng tượng ra hai hệ quy chiếu: một hệ tĩnh gắn với trường hấp dẫn, hệ kia không gắn với trường nào cả nhưng chuyển động với gia tốc không đổi. Trong cả hai hệ quy chiếu đó các định luật của Newton phải như nhau, và tính tương đương cần phải được suy ra từ một lý thuyết hấp dẫn mới. Do đó, mục tiêu của ông là tìm kiếm một lý thuyết mới – một lý thuyết sẽ bao gồm cả hai khái niệm về hấp dẫn và tương đối. Tiếp tục đọc