Pictures of Reality / Những bức tranh của hiện thực

Henri Poincaré, one of the greatest mathematicians of all time, once said: “A mathematician who separates from the reality is like a painter who is lost the model”. In other words, like painting,  mathematics is a picture of reality, not the reality itself, and that’s why mathematics is always  incomplete, as what has been proved by Gödel’s Theorem.

Henri Poincaré, một trong những nhà toán học vĩ đại nhất mọi thời đại, từng nói: “Nhà toán học xa rời thực tiễn giống như một họa sĩ bị mất vật mẫu”[1]. Nói cách khác, giống như hội họa, toán học là một bức tranh của hiện thực chứ không phải bản thân hiện thực, và đó là lý do toán học luôn luôn bất toàn, như đã được chứng minh bởi Định lý Gödel.  Tiếp tục đọc

WISDOM and STUPIDITY / THÔNG TUỆ và NGU DỐT [2]

wisdom-stupidity-2-1

Bertrand Russell, the discoverer of the most famous paradox in mathematics, once said: “Men are born ignorant, not stupid. They are made stupid by education”. My today essay will discuss on the stupidity of two theories which have had great infulences in education: Metamathematics and Evolutionary Darwinism…

Bertrand Russell, tác giả của nghịch lý nổi tiếng nhất trong toán học, từng nói: “Con người sinh ra chưa được hiểu biết chứ không ngu dốt. Họ bị làm cho ngu dốt bởi nền giáo dục”. Trong tiểu luận hôm nay tôi sẽ thảo luận về cái vô minh của hai lý thuyết có ảnh hưởng lớn trong giáo dục: Siêu toán học và Thuyết tiến hóa Darwin… Tiếp tục đọc

Scientific IDEAS / Tư tưởng Khoa học (videos 1, 2, 3, 4)

My stories about “Scientific IDEAS that Shaped the Modern World”, presented in a Seminar at Viettel Institute of Research and Development, 16/04/ 2015, will be published in 16 consecutive videos. Please watch today the first 4 of them…

Câu chuyện của tôi về  “Tư tưởng khoa học định hình thế giới hiện đại”, trình bầy trong một Hội thảo tại Viện Nghiên cứu và Phát triển của Viettel ngày 16/04/2015, sẽ được  công bố trong 16 videos liên tiếp. Hôm nay xin mời xem 4 videos đầu tiênTiếp tục đọc

Plato’s Chariot / Cỗ xe ngựa đua song mã của Plato

Plato's chariot (1)

2500 years ago, Plato, a great philosopher in ancient Greece, compared the human mind with a charioteer who commands two horses – one is the intuition and the other the reason. The question lies in how the charioteer controls the two horses to run towards the Truth. Interestingly in the East, Confucius, who is a Plato’s contemporary, also made some insightful observations of intuition. Those are the best discussions on intuition that I would like to share with the readers…
2500 năm trước, Plato, nhà đại hiền triết cổ Hy Lạp, đã ví tư duy của con người như người lái xe ngựa đua song mã – một con ngựa là trực giác và con kia là lý trí. Vấn đề là người lái xe ngựa phải điều khiển hai con ngựa của mình như thế nào để chạy đến Chân Lý. Thật thú vị khi biết rằng ở phương Đông, một người cùng thời với Plato là Khổng tử cũng đã có những suy xét sâu sắc về trực giác. Đó là những thảo luận hay nhất về trực giác mà tôi muốn chia sẻ với độc giảTiếp tục đọc

An Expensive Lesson / Một bài học đắt giá

Mars_Climate_Orbiter_-_launchAbstract: Sixteen years ago, NASA’s Mars Orbiter was burnt, due to a very “trivial” error: meters and kilograms were used confusedly with feet and pounds. Richard Cook, a NASA major scientist, acknowledged: “The units thing has become the lore, the example in every kid’s textbook from that point on. Everyone was amazed we didn’t catch it”. This is a very expensive lesson not only for science, but especially for education.
Tóm tắt: Mười sáu năm trước, Trạm Quỹ đạo Sao Hỏa của NASA bị cháy, do một lỗi rất “tầm thường”: mét và kilôgam được sử dụng lẫn với feet và pounds. Một nhà khoa học lớn của NASA là Richard Cook thú nhận: “Đơn vị đo lường là kiến thức cơ bản trong mọi cuốn giáo khoa của trẻ em, vậy mà chúng tôi không nắm được. Điều đó làm mọi người sửng sốt”. Đây là một bài học rất đắt không chỉ với khoa học, mà đặc biệt với giáo dục. Tiếp tục đọc

POINCARÉ and A CENTURY OF CHAOS / Poincaré và Một Thế kỷ của Hỗn độn

1

Abstract: Carl Jung said: “In all chaos there is a cosmos; In all disorder a secret order”. That’s right. But the reverse is right, too: “In all cosmos there is a chaos; In all order a hidden disorder”. Nobody likes chaos, but chaos is everywhere, even in our soul. It is an inherent characteristic of Nature, which is discovered the 1st time by Henri Poincaré in the late of 19th century, but actually known only in the 1960s when “Butterfly Effect” was mentioned by Edward Lorenz.
Tóm tắt: Carl Jung nói: “Trong mọi cái hỗn độn có một vũ trụ; Trong mọi cái vô trật tự có một trật tự bí ẩn”. Điều đó đúng. Nhưng ngược lại cũng đúng: “Trong mọi vũ trụ có cái hỗn độn; trong mọi trật tự có cái vô trật tự tiềm ẩn”. Không ai thích hỗn độn, nhưng hỗn độn có mặt khắp nơi, ngay cả trong tâm hồn chúng ta. Đó là một đặc trưng vốn có của Tự Nhiên, được khám phá đầu tiên bởi Henri Poincaré cuối thế kỷ 19, nhưng chỉ thực sự được biết đến trong thập kỷ 1960 khi Edward Lorenz đề cập đến Hiệu ứng Con Bướm. Tiếp tục đọc

NHỮNG TƯ TƯỞNG ĐỊNH HÌNH KHOA HỌC HIỆN ĐẠI / Ideas that Shaped the Modern Science

IDEAS P1 (1)

Abstract: The thought of certainty had dominated in science for a very long time before 20th century – Laplace’s Determinism declared that the universe is a Newtonian Clock. That’s why science fell into serious crisis when scientists in 20th century discovered that the world is actually more uncertain and random than originally thought of. This reality forces us to rethink about science: scientific method, based on logicism and positivism, is insufficient to answer all questions about the world. Science in modern time must be the integration of all knowledge in the human culture, in which the INTUITION always plays the role of the torch lighting the way.
Tóm tắt: Trong một thời gian rất dài trước thế kỷ 20, tư tưởng xác định thống trị trong khoa học. Tất định luận Laplace tuyên bố vũ trụ là một chiếc Đồng hồ Newton. Chính vì thế mà khoa học đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi các nhà khoa học trong thế kỷ 20 khám phá ra rằng thế giới hóa ra bất định và ngẫu nhiên hơn ta tưởng. Thực tế này buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về khoa học: phương pháp khoa học dựa trên logic và thực chứng không còn đủ để trả lời mọi câu hỏi về thế giới. Khoa học trong thời buổi hiện đại ngày nay phải là sự tích hợp mọi tri thức trong nền văn hóa của nhân loại, trong đó TRỰC GIÁC luôn luôn đóng vai trò ngọn đuốc soi đường. Tiếp tục đọc

SCIENTISM is becoming obsolete / Chủ nghĩa duy khoa học đang trở nên lỗi thời

2015.03.26 (8)

Abstract: The greatest scientist of 20th century Albert Einstein once said: “Take care not to make the intellect our god; it has… powerful muscles, but no personality”. But despite Einstein’s warning, scientism for a long time has made science our god. However, in a world of uncertainty, scientism is becoming obsolete…
Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 từng nói: “Chú ý đừng biến trí tuệ thành chúa của chúng ta; nó có… sức mạnh cơ bắp, nhưng phi nhân tính”. Nhưng bất chấp cảnh báo của Einstein, chủ nghĩa duy khoa học trong một thời gian dài đã biến khoa học thành chúa. Tuy nhiên, trong một thế giới bất định, chủ nghĩa duy khoa học đang trở nên lỗi thời… [Phát biểu của Phạm Việt Hưng tại Hội thảo giới thiệu sách “From Certainty to Uncertainty” của David Peat, do NXB Tri Thức và Nhóm Book-Hunter đồng tổ chức ngày 26/03/2015 tại 53 Nguyễn Du]. Tiếp tục đọc

Một bệnh nghiêm trọng (A grave disease)

2Abstract: Despite Sylvester Medal awarded to George Cantor in 1904 by British Royal Society, and although David Hilbert declared that Cantor had created a Paradise of Mathematics, Cantor’s ideas were actually a “grave disease” of Mathematics (as Henri Poincaré noted) and “pernicious idioms” for Mathematics (as Ludwig Wittgenstein lamented). Unfortunately, this disease has been infecting the education for many years. What to do with it? That is a question for the education.

Bất chấp Huân chương Sylvester do Hội Hoàng gia Anh trao tặng cho George Cantor năm 1904, và mặc dù David Hilbert tuyên bố Cantor đã tạo ra một Thiên đường Toán học, tư tưởng của Cantor thực ra là một “bệnh tật nghiêm trọng”của Toán học (như Henri Poincaré nhận xét) và là “những trình bầy độc hại” đối với toán học (như Ludwig Wittgenstein than phiền). Không may, căn bệnh này đã và đang nhiễm độc nền giáo dục trong nhiều năm. Phải làm gì với căn bệnh đó? Đó là một câu hỏi đối với nền giáo dục. Tiếp tục đọc

Sách mới: “TỪ XÁC ĐỊNH ĐẾN BẤT ĐỊNH” của David Peat

Bài giới thiệu cuốn “From Certainty to Uncertainty” của David Peat, Người dịch: Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức, Tháng 12/2011.

Vào thời điểm bản lề chuyển từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, tạp chí Times đã bình chọn Albert Einstein là “nhân vật của thế kỷ 20” (person of the century). Hầu hết mọi người đều tán thành với bình chọn này, vì không thể có một nhân vật thứ hai nào đạt được những thành tựu vĩ đại và phi thường như Einstein: Thuyết lượng tử ánh sáng, Thuyết tương đối hẹp, Thuyết tương đối tổng quát, và nhiều công trình quan trọng khác nữa. Nhưng tại sao Lev Landau, nhà vật lý lỗi lạc người Nga trong thập kỷ 1960, lại xếp Niels Bohr ở vị trí (–1) trên trục số, trong khi Einstein tương ứng với vị trí zero[1] (ám chỉ Bohr còn sâu sắc hơn Einstein)? Điều này rất khó hiểu đối với những ai không quan tâm tới vật lý, hoặc làm vật lý nhưng không quan tâm tới những vấn đề thuộc về triết học nhận thức. Để giải đáp thắc mắc này, phải tìm hiểu khá nhiều về vật lý lượng tử, đặc biệt về tư tưởng của hai nhân vật lỗi lạc này xung quanh vấn đề bản chất của hiện thực, thông qua cuộc tranh luận kéo dài của họ về tính bất định lượng tử. Đó là một trong những trang sử hấp dẫn nhất của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung. Thông qua trang sử đó, người đọc không chỉ thấy rõ chân dung hai nhà tư tưởng vĩ đại, mà còn chứng kiến một cuộc chuyển biến tư tưởng vô cùng sâu sắc của khoa học từ thế giới quan cổ điển (Einstein) sang thế giới quan hiện đại (Bohr).  Tiếp tục đọc