Scientific IDEAS / Tư tưởng Khoa học (videos 1, 2, 3, 4)

My stories about “Scientific IDEAS that Shaped the Modern World”, presented in a Seminar at Viettel Institute of Research and Development, 16/04/ 2015, will be published in 16 consecutive videos. Please watch today the first 4 of them…

Câu chuyện của tôi về  “Tư tưởng khoa học định hình thế giới hiện đại”, trình bầy trong một Hội thảo tại Viện Nghiên cứu và Phát triển của Viettel ngày 16/04/2015, sẽ được  công bố trong 16 videos liên tiếp. Hôm nay xin mời xem 4 videos đầu tiênTiếp tục đọc

Implicate Order / Trật tự mờ ẩn

David BohmThe American physicist David Bohm (1917-1992) believed that the persistent failure to unified physics exposes the limits of our current way of thinking. What is needed is not a brilliant new idea or a novel piece of mathematics. The issue is much deeper than piecing together a unified theory of relativity and quantum theory. It involves changing our way of thinking about the physical world. As Bohm put it, what is required is a new order to physics.
Nhà vật lý Mỹ David Bohm (1917-1992) tin rằng sự thất bại kéo dài dai dẳng trong việc thống nhất vật lý đã để lộ ra giới hạn của phương pháp tư duy khoa học hiện nay của chúng ta. Cái cần thiết lúc này không phải là một ý tưởng mới thông minh sáng suốt hoặc một thứ toán học mới. Vấn đề được đặt ra sâu sắc hơn rất nhiều so với việc lắp ghép các mảnh của thuyết tương đối và thuyết lượng tử lại với nhau để tạo nên lý thuyết thống nhất. Điều này liên quan tới việc thay đổi suy nghĩ của chúng ta về thế giới vật lý. Như Bohm đã diễn tả, đòi hỏi hiện nay là một trật tự mới đối với vật lý…. Tiếp tục đọc

TỪ BẤT ĐỊNH LƯỢNG TỬ ĐẾN NGUYÊN LÝ BỔ SUNG CỦA BOHR VÀ THÁI CỰC ĐỒ (From Quantum Uncertainty to Bohr’s Complementarity Principle and Taijitu)

a (1)

Abstract: French people say: “Les grands esprits se rencontrent” (Great minds think the same/All roads lead to Roma). We can experience it in studying great ideas like Niels Bohr’s Complementarity Principle, Taijitu of Ancient Taoism and Godel’s Theorem of Incompleteness. That is a very significant philosophical story of Quantum Uncertainty. 

Tóm tắt: Người Pháp nói: “Les grands esprits se rencontrent” (Tư tưởng lớn gặp nhau/Mọi con đường đều dẫn tới La-Mã). Chúng ta có thể chiêm nghiêm điều đó khi nghiên cứu những tư tưởng lớn như Nguyên lý Bổ sung của Niels Bohr, Thái Cực Đồ của Đạo học cổ đại, và Định lý Bất toàn của Godel. Đó là một câu chuyện triết học rất có ý nghĩa về Bất định Lượng tử.  Tiếp tục đọc

NHỮNG TƯ TƯỞNG ĐỊNH HÌNH KHOA HỌC HIỆN ĐẠI / Ideas that Shaped the Modern Science

IDEAS P1 (1)

Abstract: The thought of certainty had dominated in science for a very long time before 20th century – Laplace’s Determinism declared that the universe is a Newtonian Clock. That’s why science fell into serious crisis when scientists in 20th century discovered that the world is actually more uncertain and random than originally thought of. This reality forces us to rethink about science: scientific method, based on logicism and positivism, is insufficient to answer all questions about the world. Science in modern time must be the integration of all knowledge in the human culture, in which the INTUITION always plays the role of the torch lighting the way.
Tóm tắt: Trong một thời gian rất dài trước thế kỷ 20, tư tưởng xác định thống trị trong khoa học. Tất định luận Laplace tuyên bố vũ trụ là một chiếc Đồng hồ Newton. Chính vì thế mà khoa học đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi các nhà khoa học trong thế kỷ 20 khám phá ra rằng thế giới hóa ra bất định và ngẫu nhiên hơn ta tưởng. Thực tế này buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về khoa học: phương pháp khoa học dựa trên logic và thực chứng không còn đủ để trả lời mọi câu hỏi về thế giới. Khoa học trong thời buổi hiện đại ngày nay phải là sự tích hợp mọi tri thức trong nền văn hóa của nhân loại, trong đó TRỰC GIÁC luôn luôn đóng vai trò ngọn đuốc soi đường. Tiếp tục đọc

SCIENTISM is becoming obsolete / Chủ nghĩa duy khoa học đang trở nên lỗi thời

2015.03.26 (8)

Abstract: The greatest scientist of 20th century Albert Einstein once said: “Take care not to make the intellect our god; it has… powerful muscles, but no personality”. But despite Einstein’s warning, scientism for a long time has made science our god. However, in a world of uncertainty, scientism is becoming obsolete…
Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 từng nói: “Chú ý đừng biến trí tuệ thành chúa của chúng ta; nó có… sức mạnh cơ bắp, nhưng phi nhân tính”. Nhưng bất chấp cảnh báo của Einstein, chủ nghĩa duy khoa học trong một thời gian dài đã biến khoa học thành chúa. Tuy nhiên, trong một thế giới bất định, chủ nghĩa duy khoa học đang trở nên lỗi thời… [Phát biểu của Phạm Việt Hưng tại Hội thảo giới thiệu sách “From Certainty to Uncertainty” của David Peat, do NXB Tri Thức và Nhóm Book-Hunter đồng tổ chức ngày 26/03/2015 tại 53 Nguyễn Du]. Tiếp tục đọc

Sách mới: “TỪ XÁC ĐỊNH ĐẾN BẤT ĐỊNH” của David Peat

Bài giới thiệu cuốn “From Certainty to Uncertainty” của David Peat, Người dịch: Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức, Tháng 12/2011.

Vào thời điểm bản lề chuyển từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, tạp chí Times đã bình chọn Albert Einstein là “nhân vật của thế kỷ 20” (person of the century). Hầu hết mọi người đều tán thành với bình chọn này, vì không thể có một nhân vật thứ hai nào đạt được những thành tựu vĩ đại và phi thường như Einstein: Thuyết lượng tử ánh sáng, Thuyết tương đối hẹp, Thuyết tương đối tổng quát, và nhiều công trình quan trọng khác nữa. Nhưng tại sao Lev Landau, nhà vật lý lỗi lạc người Nga trong thập kỷ 1960, lại xếp Niels Bohr ở vị trí (–1) trên trục số, trong khi Einstein tương ứng với vị trí zero[1] (ám chỉ Bohr còn sâu sắc hơn Einstein)? Điều này rất khó hiểu đối với những ai không quan tâm tới vật lý, hoặc làm vật lý nhưng không quan tâm tới những vấn đề thuộc về triết học nhận thức. Để giải đáp thắc mắc này, phải tìm hiểu khá nhiều về vật lý lượng tử, đặc biệt về tư tưởng của hai nhân vật lỗi lạc này xung quanh vấn đề bản chất của hiện thực, thông qua cuộc tranh luận kéo dài của họ về tính bất định lượng tử. Đó là một trong những trang sử hấp dẫn nhất của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung. Thông qua trang sử đó, người đọc không chỉ thấy rõ chân dung hai nhà tư tưởng vĩ đại, mà còn chứng kiến một cuộc chuyển biến tư tưởng vô cùng sâu sắc của khoa học từ thế giới quan cổ điển (Einstein) sang thế giới quan hiện đại (Bohr).  Tiếp tục đọc

BẤT ĐỊNH vs XÁC ĐỊNH?

QUE SAIS-JE? (Montaigne)

Khoa học là gì, nếu không phải những quy luật xác định mô tả thế giới, nhờ đó ta có thể tiên đoán tương lai hoặc quá khứ? Nhưng thế giới là xác định hay bất định? Nếu thế giới là bất định thì khoa học có còn là khoa học nữa hay không? Hay ta phải thay đổi quan niệm về chính cái gọi là khoa học? Những câu hỏi này đưa ta tới triết học nhiều hơn là khoa học, buộc ta phải trầm tư suy ngẫm. Trạng thái này làm tôi liên tưởng tới bức tượng bất hủ Penseur của Rodin. Mỗi chúng ta là một penseur, nếu chúng ta muốn trả lời những câu hỏi loanh quanh nói trên … Tiếp tục đọc