Implicate Order / Trật tự mờ ẩn

David BohmThe American physicist David Bohm (1917-1992) believed that the persistent failure to unified physics exposes the limits of our current way of thinking. What is needed is not a brilliant new idea or a novel piece of mathematics. The issue is much deeper than piecing together a unified theory of relativity and quantum theory. It involves changing our way of thinking about the physical world. As Bohm put it, what is required is a new order to physics.
Nhà vật lý Mỹ David Bohm (1917-1992) tin rằng sự thất bại kéo dài dai dẳng trong việc thống nhất vật lý đã để lộ ra giới hạn của phương pháp tư duy khoa học hiện nay của chúng ta. Cái cần thiết lúc này không phải là một ý tưởng mới thông minh sáng suốt hoặc một thứ toán học mới. Vấn đề được đặt ra sâu sắc hơn rất nhiều so với việc lắp ghép các mảnh của thuyết tương đối và thuyết lượng tử lại với nhau để tạo nên lý thuyết thống nhất. Điều này liên quan tới việc thay đổi suy nghĩ của chúng ta về thế giới vật lý. Như Bohm đã diễn tả, đòi hỏi hiện nay là một trật tự mới đối với vật lý….

Đó là trích đoạn mở đầu đề mục “Một trật tự mới đối với vật lý” trong Chương III cuốn “Từ xác định tới bất định” của David Peat (NXB Tri Thức 2011, bản dịch của Phạm Việt Hưng). Cái mà David Bohm mô tả như một “trật tự mới” của thế giới vật lý, thì theo tôi hiểu, đó là một THẾ GIỚI MỚI, bao gồm thế giới con người có thể tiếp cận được, chứng kiến được (thế giới vật lý như ta đã biết) và thế giới mờ ẩn mà con người không hoặc chưa tiếp cận được, nhưng có thể suy đoán ra sự tồn tại của nó thông qua những biểu lộ gián tiếp. Thế giới vật lý thông thường được gọi là “trật tự sáng rõ” (explicate order) [1] – trật tự lộ ra dưới dạng vật lý mà con người có thể cảm nhận được bằng giác quan và máy móc, có thể mô tả nó bằng toán học, các phương trình,… Trong khi đó “trật tự mờ ẩn” (implicate order) là thế giới vật lý rộng hơn, bao gồm thế giới vật lý thông thường, hay nói cách khác, thế giới vật lý thông thường là trật tự mờ ẩn lúc nó lộ ra sáng rõ cho chúng ta thấy. Thế giới mờ ẩn có lúc ẩn, lúc hiện. Lúc ẩn là lúc chúng ta không nhận thức được. Chúng ta chỉ có thể nhận thức nó khi nó lộ ra, tương tác với giác quan của chúng ta. Sự lộ diện đó có thể lúc thế này, lúc thế khác, vì thế chúng ta có thể thấy thế giới vật lý của chúng ta có những hiện tượng mâu thuẫn. Chẳng hạn hạt lượng tử có lúc lộ ra bản chất hạt, có lúc lộ ra bản chất sóng. Nhưng thực ra cả hai bản chất đó đều là đặc trưng của cùng một hiện thực. Vấn đề là hiện thực đó lúc ẩn, lúc hiện, và mỗi lúc hiện ra một khác. Những khái niệm này là hết sức mới lạ, nhưng nếu chấp nhận nó chúng ta có thể giải thích được rất nhiều mâu thuẫn trong thế giới tự nhiên. Vậy xin trân trọng giới thiệu với độc giả ý kiến của David Peat về vấn đề này qua một số trích đoạn sau đây.
(click vào file ảnh để xem với kích thước lớn hơn)

Implicate Order (1)Implicate Order (2)Implicate Order (3)Implicate Order (4)Implicate Order (5)Implicate Order (6)Implicate Order (7) copyImplicate Order (8) copyImplicate Order (9)

GHI CHÚ:
Đây là khái niệm hoàn toàn mới của khoa học, không có từ tương đương trong tiếng Việt. Vì thế có nhiều cách dịch khác nhau. Tôi chọn cách dịch sao cho dễ hiểu đối với khái niệm mới.

6 thoughts on “Implicate Order / Trật tự mờ ẩn

  1. 1. Tư duy vật lý học trong một chừng mực nào đó phụ thuộc vào các giác quan hạn chế của con người. Ngay cả ý thức của con người cũng chỉ vươn tới được các tầng nông cạn của thực tại. Khoa học dựa trên căn bản của tư duy logic – một công cụ cũng tỏ ra có sức mạnh hạn hẹp. Thế mới có câu: Tôi TƯ DUY tức là tôi tồn tại.

    2. Nhiều truyền thống THIỀN chủ trương: muốn trực nhận được cái “bản lai diện mục” của thực tại thì phải TẮT tất cả các giác quan, kể cả ý thức và tư duy logic. Tức là : dùng Tâm mà trực nhận. Trong trường hợp này thì câu nói đúng sẽ là: Tôi KHÔNG TƯ DUY tức là tôi tồn tại.

    3. Bằng các giác quan, ý thức, tư duy logic chúng ta thấy và chỉ thấy (một cách không đầy đủ) được cái “trật tự sáng tỏ” của thế giới nhị nguyên, mà không thấy được cái “trật tự mờ ẩn”. Bằng THIỀN, chúng ta sẽ thấy được cái “trật tự mờ ẩn” của thế giới nhất nguyên, phi logic. Có lẽ đấy mới là bản chất của thực tại tối hậu “bất khả tư nghì”. Người biết (thì) không nói (ra được), người nói (thì thực ra là) không biết (gì). Ngôn ngữ, tư duy của con người có giới hạn của nó, không vươn xa được.

    4. Trên đây mới chỉ là một số ý kiến bột phát và rất sơ khai, mong các bạn cùng thảo luận.

    Thích

  2. ‘Trật tự mờ ẩn’, ‘hiệu ứng ma quỷ’. ‘vật chất, năng lượng tối’, ‘lực hấp dẫn’, ‘không thời gian tương đối’ v.v..Tất cả những điều này làm vật lý trở nên…mờ! Một fuzzy logic của cái máy giặt. Việc lượng tử hóa hấp dẫn là vô vọng vì trong nguyên tử không có lực hấp dẫn, và nếu lượng tử hóa không thời gian của Einstein thì cũng vướng về hấp dẫn vì không gian này bị hấp dẫn hóa. Tuy thế, thuyết lượng tử vòng (The loop quantum theory) một thuyết hấp dẫn lượng tử hiện nay có nhiều triển vọng nhưng vẫn còn xa mơ ước. Nếu nó có thể mô tả được một cái trường lượng tử và gravitons thì lại không có dấu hiệu cho thấy biểu diễn được phần còn lại của vật lý.

    Một ‘mother theory’ hay một ‘GUT’ nghe ra vẫn còn nhiều nghi hoặc. Rõ ràng vật lý đang có trục trặc. Có một điều đó nghiêm trọng trong nền tảng của nó. Điều này làm cho nó chập choạng như trời chuẩn bị vào đêm. Những người yêu vật lý mong đợi một Einstein thứ hai hoặc một Hitler của nó, nếu không có thì ‘TKTM’ phải thay thế. Phải chăng vật lý đã đạt đến giới hạn của sáng tạo? Không hẳn…nhưng những lý thuyết mới đưa ra hiện nay vẫn còn tầm tầm, chưa thấy tỏ ra là một đột phá theo kiểu thuyết tương đối hay cơ học lượng tử mặc dù kỷ thuật logic hóa (toán học) là hơn hẳn. Bằng chứng là họ vẫn dựa vào hai thuyết trên.

    “Thiền” có khả năng giải quyết vấn đề không? Các nhà khoa học lớn hiện nay chưa chịu cạo đầu, ăn chay và tụng kinh là có ‘thiền’ cũng không đến nơi đến chốn thì làm sao phát huy được ‘con mắt thứ ba’? Còn các đại sư thì chẳng nói gì cả vì đối với họ tất cả là vô nghĩa, kể cả vật lý. Ví dụ của Bohm chỉ nêu lên một khía cạnh vì nếu giọt mực tan đều trong một dung môi như nước chẳng hạn thì cái gì làm cho nó cố kết lại được? Trong thực tế loại kỷ thuật RO của lọc nước có thể làm được khi đã ion hóa các giọt mực. Vậy, phải chăng sự thoắt ẩn thoắt hiện của vật chất có liên quan đến đến một trường điện từ nhất định?

    Nếu các nhà ủng hộ ‘TKTM’ có đóng góp để mở rộng về vấn đề này có thể có một hướng đi mới đặc sắc nào đó! Mọi cái vẫn còn đang mở cửa, nếu cái cũ đã mở hết cở thì cái mới vừa bắt đầu mở. Hy vọng qua khuôn cửa này, vật lý sẽ tìm lại được chính mình!

    Thích

  3. 1. Chúng ta đang đứng ở vùng mặt tiền của Bản thể luận (Ontology), Nhận thức luận (Epistemology) và Phương pháp luận (Methodology) nơi trí tuệ của loài người đang “đứng trước biển”. Đây chính là “vùng biên” của “khoa học” và “ngoài khoa học”. Chúng ta hãy tưởng tượng vùng của “khoa học” là một hình tròn có diện tích hữu hạn, còn “ngoài khoa học là toàn bộ cái vùng ở bên ngoài hình tròn này với diện tích vô hạn. Trí tuệ duy lý của khoa học sẽ làm cho bán kính của cái hình tròn này tăng lên nhưng mãi mãi vẫn chỉ là một số hữu hạn.

    2. Trên tay tôi hiện có cuốn “Cái toàn thể và trật tự ẩn” – David Bohm – NXB Tri thức – 2011. Khi đọc cuốn sách này, chúng ta thấy được những trăn trở của Bohm lúc cuối đời về thực tại tối hậu của Vật lí, đặc biệt là về Bản thể luận.

    Thích

  4. Kính gửi anh Hưng

    Liên quan đến chủ đề của bài viết, tôi xin giới thiệu một bài báo có mật độ tri thức đậm đặc đăng trên Báo Tia Sáng điện tử ngày 16/04/2009 của GS Cao Chi có nhan đề:
    Vũ trụ toàn ảnh: một kỷ nguyên khoa học mới?

    Thích

  5. Tôi thiết nghỉ trước khi thế giới vật lý ra đời, đã có xuất hiện các nhà thông thái chẳng hạn như các chiêm tinh gia xuất thân từ nhiều nơi trên thế giới chuyên về triết lý vũ trụ được biểu thị hợp thành một ngũ hành âm dương của thời trung cổ. Có thể ở thời điểm đó mặc dù giác quan, tầm quan xát rất là sơ khai nhưng cũng có những cái tương đồng khi nhận xét về bản chất vĩ đại của vũ trụ phải thông qua siêu vật chất và ý thức phi thường, ngoài giới hạn của con người mới thực hiện được bản năng nhận thức, sự tồn tại ý thức giữa không gian và thời gian. Niềm khát khao đó đã lưu truyền theo thời gian mãi tới thế kỷ sau này mới bắt đầu xuất hiện những nhân vật lừng danh xuất chúng khắp mọi nơi và vật lý lý thiết thực nghiệm đi vào thực tế sau khi Issac Newton khám phá ra lực hút, và nguyên lý về hạt, tiếp theo là bác Eistein, phổ quát về thuyết vũ trụ hẹp và rộng, và còn nhiều mấy bác hiền triết nữa mà tôi chưa đề cập tới.

    Thế giới vật lý đã làm thay đổi tất cả tầm nhìn của con người, là một nỗi lo vô vàng nếu có xuất hiện Eistein hoặc Newton thứ hai chăng nữa thế giới của con người cũng không thoát khỏi cảnh thế giới sẻ bị giệt vong, ngày tận thế. Những hứa hẹn mà thế giới vật lý đã mang tới cho loài người một khiến thức rất là vi mô nhưng không là vĩ mô cho một nền tảng hạnh phúc của con người.

    Thích

Bình luận về bài viết này