Về loạt bài “Đâu là bản chất đích thực của con người ?”

LA THIẾU BÌNH: Tâm như hư không vô sở hữu (theo cách nói của Long Thọ Bồ Tát) hay Phật tánh, hay Giác tánh, hay Thượng Đế (vô ngã), hay là Trời (nói theo Nho giáo), mới chính là bản chất đích thực của con người và cũng là của vạn vật, Thiền còn gọi nó là bổn lai diện mục, vốn vô sinh vô diệt, sẵn có trước khi cha mẹ chưa sinh ra ta[1] Tiếp tục đọc

Đâu là bản chất đích thực của con người? (3)

Bài 3: CHỖ ĐỨNG CỦA CON NGƯỜI

Thực ra toàn bộ toán học là hình học” (Gottlob Frege)

Có thể nói những chương trình computer dành cho Deep Blue 1997 và Thí nghiệm Turing năm 2009 là những kiệt tác của khoa học AI (Trí thông minh nhân tạo). Chúng không chỉ thúc đẩy khoa học computer vươn tới những phép lạ, mà quan trọng hơn, về mặt triết học nhận thức chúng hé lộ cho chúng ta thấy rõ hơn tính người thực sự nằm ở đâu – tính người không “trú ngụ” nhiều ở những nơi computer có thể xử lý, mà nằm ở những nơi computer bất lực! Tiếp tục đọc

Đâu là bản chất đích thực của con người? (2)

Bài 2: Môn thể thao trí tuệ “có tất cả mọi vẻ đẹp của nghệ thuật”

Chess is completely dead!” (Bobby Fischer)

Phải nhấn mạnh ngay rằng trước khi diễn ra những cuộc đấu giữa Deep Blue và Garry Kasparov trong thập kỷ 1990, cờ vua không chỉ được coi như một môn thể thao trí tuệ mà còn được tôn sùng như một nghệ thuật bậc thầy. Sự tôn sùng này chỉ được “xét lại” (revised) sau khi Deep Blue đánh thắng Kasparov vào năm 1997, từ đó cờ vua mới mất chỗ đứng vốn có của nó trong thế giới của nghệ thuật. Sự “truất ngôi” này đã rọi một tia sáng vào góc khuất bấy lâu nay: cái gì là người nhất trong con người? Tiếp tục đọc

Đâu là bản chất đích thực của con người? (1)

Bài 1: THÍ NGHIỆM TURING

Xưa nay, loài người luôn yên chí rằng mình là những sinh vật ‘thượng đẳng”, hơn hẳn mọi giống loài khác. Nhưng niềm tin ấy đang bị đe doạ bởi sự xuất hiện của một “giống loài” mới: robots với bộ óc là computer!

Ngay từ những năm 1950, Alan Turing, một trong những cha đẻ của computer, đã khẳng định rằng sẽ đến lúc computer thông minh như con người. Thực tế diễn ra có vẻ như còn chứng tỏ computer có thể “thông minh hơn” con người: Tiếp tục đọc