Man: a thinking reed / Con người: cây sậy có tư tưởng

“Man is a thinking reed,”[1] is a famous quote of Blaise Pascal, a mathematical prodigy and one of the greatest thinkers of all time. One of the fastest and most effective ways to learn is to contemplate on predecessors’ thoughts that we admire. 12 following quotes may be a very good lesson for many people …

“Con người là một cây sậy có tư tưởng”, đó là một câu nói nổi tiếng của Blaise Pascal, một thần đồng toán học và một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại. Một trong những cách học nhanh nhất và hiệu quả nhất là suy ngẫm về tư tưởng của các bậc tiền bối mà mình ngưỡng mộ. 12 câu nói sau đây có thể là một bài học rất bổ ích đối với nhiều người … Tiếp tục đọc

Can we prove the existence of God? Có thể chứng minh Chúa hiện hữu không?

Among those who believe in God, there are people who think that we can only believe, instead of proving the existence of God. If you cannot prove the existence of God, how can you convince non-believers that your faith is reasonable?

Trong số những người tin vào Chúa, có người cho rằng chúng ta chỉ có thể tin, thay vì chứng minh sự hiện hữu của Chúa. Nếu không chứng minh được sự hiện hữu của Chúa, làm thế nào để bạn thuyết phục những người không có đức tin rằng đức tin của bạn là hợp lý? Tiếp tục đọc

Waiting for Gödel / Chờ đợi Gödel

In his interesting article “Waiting for Gödel”, published on The New Yorker 29/06/2016, Siobhan Roberts wrote: “…Gödel’s incompleteness theorem ranks in scientific folklore with Einstein’s relativity and Heisenberg’s uncertainty”. If I knew this article sooner, I would have to introduce it immediately in the Seminar “Impact of Gödel’s theorem on Science and Cognitive Philosophy”, hold on 18/10/2017 at Hanoi University of Social Science and Humanities. But better late than never, this article may be seen as a complementary reading for the seminar…
Trong bài báo rất hay nhan đề “Chờ đợi Gödel”, đăng trên The New Yorker ngày 29/06/2017, Siobhan Roberts viết: “Trong lịch sử khoa học Định lý Bất toàn của Gödel xếp ngang hàng với Thuyết tương đối của Einstein và Nguyên lý Bất dịnh của Heisenberg”. Nếu tôi biết bài báo này sớm hơn, tôi sẽ phải giới thiệu nó ngay trong Hội thảo “Tác động của Định lý Gödel đối với khoa học và triết học nhận thức”, tổ chức ngày 18/10/2017 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà-nội. Nhưng muộn còn hơn không bao giờ, bài báo này có thể xem như một bài đọc bổ sung cho hội thảo… Tiếp tục đọc

Does Science Conflict Faith? / Khoa học Xung đột Đức tin?

The answer is NO! Anyone who thinks that science conflicts faith does not understand what Louis Pasteur implied in saying: “Un peu de science éloigne de Dieu, beaucoup de science y ramène”. The following story may help us have a better view on the helpful relationship between science and faith.   

Câu trả lời là KHÔNG! Bất kỳ ai nghĩ khoa học xung đột với đức tin đều không hiểu điều Louis Pasteur ngụ ý khi ông nói: “Một ít khoa học thì xa rời Chúa, nhiều khoa học sẽ quay về với Chúa”. Câu chuyện sau đây sẽ giúp chúng ta nhìn rõ hơn mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học với đức tin.   Tiếp tục đọc

Phép Mầu (Miracles)

Abstract: Contrary to the preconception that science versus religion, science nowadays increasingly shows evidences of God’s miracles. The outlook on the relationship between science and religion has been changing. In an article on the Theorem of Incompleteness, Perry Marshall wrote: “The person who proudly proclaims, ‘You’re a man of faith, but I’m a man of science’ doesn’t understand the roots of science or the nature of knowledge!”.

Trái với định kiến cho rằng khoa học chống đối tôn giáo, khoa học ngày nay trưng ra ngày càng nhiều bằng chứng về phép mầu của Chúa. Cách nhìn về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo đã và đang thay đổi. Trong một bài báo về Định lý Bất toàn, Perry Marshall viết: “Ai tự hào tuyên bố ‘bạn là người của đức tin, còn tôi là người của khoa học’, thì người ấy không hiểu gốc rễ của khoa học và bản chất của nhận thức!”[1]. Tiếp tục đọc

Bài toán đạo đức: đâu là lời giải?

Lão tử: “…thất Đạo nhi hậu Đức; thất Đức nhi hậu Nhân; thất Nhân nhi hậu Nghĩa; thất Nghĩa nhi hậu Lễ”                                                       François Rabelais: “Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn!” Jawaharlal Nehru: “Nền văn hoá toàn cầu ngày nay tạo ra nhiều của cải vật chất, nhưng vô trách nhiệm đối với việc chăm sóc đạo đức của con người”. Tiếp tục đọc

Sách mới: “TỪ XÁC ĐỊNH ĐẾN BẤT ĐỊNH” của David Peat

Bài giới thiệu cuốn “From Certainty to Uncertainty” của David Peat, Người dịch: Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức, Tháng 12/2011.

Vào thời điểm bản lề chuyển từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, tạp chí Times đã bình chọn Albert Einstein là “nhân vật của thế kỷ 20” (person of the century). Hầu hết mọi người đều tán thành với bình chọn này, vì không thể có một nhân vật thứ hai nào đạt được những thành tựu vĩ đại và phi thường như Einstein: Thuyết lượng tử ánh sáng, Thuyết tương đối hẹp, Thuyết tương đối tổng quát, và nhiều công trình quan trọng khác nữa. Nhưng tại sao Lev Landau, nhà vật lý lỗi lạc người Nga trong thập kỷ 1960, lại xếp Niels Bohr ở vị trí (–1) trên trục số, trong khi Einstein tương ứng với vị trí zero[1] (ám chỉ Bohr còn sâu sắc hơn Einstein)? Điều này rất khó hiểu đối với những ai không quan tâm tới vật lý, hoặc làm vật lý nhưng không quan tâm tới những vấn đề thuộc về triết học nhận thức. Để giải đáp thắc mắc này, phải tìm hiểu khá nhiều về vật lý lượng tử, đặc biệt về tư tưởng của hai nhân vật lỗi lạc này xung quanh vấn đề bản chất của hiện thực, thông qua cuộc tranh luận kéo dài của họ về tính bất định lượng tử. Đó là một trong những trang sử hấp dẫn nhất của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung. Thông qua trang sử đó, người đọc không chỉ thấy rõ chân dung hai nhà tư tưởng vĩ đại, mà còn chứng kiến một cuộc chuyển biến tư tưởng vô cùng sâu sắc của khoa học từ thế giới quan cổ điển (Einstein) sang thế giới quan hiện đại (Bohr).  Tiếp tục đọc

CHƯƠNG TRÌNH CHẾ TẠO BOM NGUYÊN TỬ CỦA HITLER

Science sans conscience n’est ruine de l’âme![1] (Francois Rabelais)

1* THỰC RA E = MC2 CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Ngày 09-05-2005, toàn thế giới đã đổ về Moskva để kỷ niệm tròn 60 năm chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Trong khi theo dõi lễ kỷ niệm long trọng này qua màn ảnh nhỏ, tâm trí tôi bỗng trở về với một sự thật lịch sử ít được biết –  Chương trình nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử của Hitler! Cần biết rằng không phải ai khác, mà chính Đức quốc xã đã là kẻ đi tiên phong trong chương trình nghiên cứu chế tạo loại vũ khí có sức huỷ diệt khổng lồ này, và càng phải biết rõ hơn rằng chúng đã thành công trong thí nghiệm phân hạch uranium – thí nghiệm căn bản dẫn tới việc chế tạo bom nguyên tử! Không thể tưởng tượng hết thảm hoạ đối với nhân loại sẽ khủng khiếp đến nhường nào nếu Hitler có trong tay bom nguyên tử. Nhưng lạy Chúa, cuối cùng thì chương trình nghiên cứu của chúng đã thất bại! Tại sao một cường quốc số 1 về khoa học trong nửa đầu thế kỷ 20 như nước Đức của Hitler lại phải chịu thất bại trong một chương trình nghiên cứu quan trọng đối với sự sống còn của chúng như thế? Tiếp tục đọc