The modern science has proved that Kurt Gödel was totally right in saying “Materialism is wrong”. The building blocks of the universe are not materials but informations. That’s what La Thieu Binh, a researcher of science and Buddhism, wrote in an article sent to PVHg’s Home. I have honour to introduce it to the readers…
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng Kurt Gödel hoàn toàn đúng khi tuyên bố “Chủ nghĩa duy vật là sai lầm”. Thành phần cơ bản tạo dựng nên vũ trụ không phải là vật chất mà là thông tin. Đó là điều nhà nghiên cứu khoa học và Phật học La Thiếu Bình viết trong một bài báo gửi tới PVHg’s Home. Xin trân trọng giới thiệu với độc giả…
Tag Archives: bohr
Câu chuyện Ngôn ngữ / The Story of Languanges
Abstract: French people say: “Tout mystère se trouve dans le langage” (All mystery is in the language). But is there a language which allows us to discover all mysteries? Do we have enough languages to completely and perfectly describe the world around? The following story of language attempts to give an answer. Pablo Picasso nói: “Nghệ thuật là một lời nói dối làm cho chúng ta nhận ra sự thật”. Niels Bohr: “Tất cả chúng ta đều bị treo lơ lửng trong ngôn ngữ”. Lão tử: “Đa ngôn sổ cùng, Bất như thủ trung”. Kurt Godel: “Càng suy nghĩ về ngôn ngữ tôi càng ngạc nhiên không biết người ta có bao giờ hiểu nhau được chút nào không”,… Dường như những người sâu sắc đều thấy ngôn ngữ không bao giờ đủ để mô tả sự thật… Tiếp tục đọc
Sách mới: “TỪ XÁC ĐỊNH ĐẾN BẤT ĐỊNH” của David Peat
Bài giới thiệu cuốn “From Certainty to Uncertainty” của David Peat, Người dịch: Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức, Tháng 12/2011.
Vào thời điểm bản lề chuyển từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, tạp chí Times đã bình chọn Albert Einstein là “nhân vật của thế kỷ 20” (person of the century). Hầu hết mọi người đều tán thành với bình chọn này, vì không thể có một nhân vật thứ hai nào đạt được những thành tựu vĩ đại và phi thường như Einstein: Thuyết lượng tử ánh sáng, Thuyết tương đối hẹp, Thuyết tương đối tổng quát, và nhiều công trình quan trọng khác nữa. Nhưng tại sao Lev Landau, nhà vật lý lỗi lạc người Nga trong thập kỷ 1960, lại xếp Niels Bohr ở vị trí (–1) trên trục số, trong khi Einstein tương ứng với vị trí zero[1] (ám chỉ Bohr còn sâu sắc hơn Einstein)? Điều này rất khó hiểu đối với những ai không quan tâm tới vật lý, hoặc làm vật lý nhưng không quan tâm tới những vấn đề thuộc về triết học nhận thức. Để giải đáp thắc mắc này, phải tìm hiểu khá nhiều về vật lý lượng tử, đặc biệt về tư tưởng của hai nhân vật lỗi lạc này xung quanh vấn đề bản chất của hiện thực, thông qua cuộc tranh luận kéo dài của họ về tính bất định lượng tử. Đó là một trong những trang sử hấp dẫn nhất của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung. Thông qua trang sử đó, người đọc không chỉ thấy rõ chân dung hai nhà tư tưởng vĩ đại, mà còn chứng kiến một cuộc chuyển biến tư tưởng vô cùng sâu sắc của khoa học từ thế giới quan cổ điển (Einstein) sang thế giới quan hiện đại (Bohr). Tiếp tục đọc