Gödel, the Progenitor of Computer Science / Gödel, ông tổ của khoa học computer

Henri Poincaré, the greatest mathematician in the late 19th century and early 20th century, once said “the history of science must be our guide”. Today, computer science is one of the most important sciences, but many people don’t know where it comes from. This is a gap of knowledge which will be filled by the following story.

Henri Poincaré, nhà toán học vĩ đại nhất cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, từng nói “lịch sử khoa học phải là người hướng dẫn cho chúng ta”. Ngày nay, khoa học computer là một khoa học quan trọng bậc nhất, nhưng rất nhiều người không biết nó bắt nguồn từ đâu. Đó là một lỗ hổng về kiến thức sẽ được lấp đầy bởi câu chuyện sau đây.

Chú thích ảnh trên: Từ Gödel  đến khoa học computer. Tháng 09/1930, ở tuổi 25, Kurt Gödel  lần đầu tiên đã trình bày Định lý Bất toàn của mình trước các nhà toán học hàng đầu đương thời, tại một hội nghị ở Königsberg. Trong số thính giả có John von Neumann, nhưng David Hilbert vắng mặt…

Tiếp tục đọc

DNA, the knell for Darwinism / DNA, điềm cáo chung đối với thuyết tiến hóa

DNA the knell for evolution (1)

Abstract: Dr. Meyer considers the recent discoveries about DNA as the Achilles’ heel of evolutionary theory. He observes: “Evolutionists are still trying to apply Darwin’s nineteenth-century thinking to a twenty-first century reality, and it’s not working … I think the information revolution taking place in biology is sounding the death knell for Darwinism and chemical evolutionary theories”.
That is an extract from the article “DNA, the tiny code that’s toppling evolution” by Mario Seiglie. PVHg’s Home is honoured to introduce it to the readers.
Tóm tắt: Tiến sĩ Meyer coi những khám phá về DNA như cái gót Achilles của thuyết tiến hóa. Ông nhận xét: “Các nhà tiến hóa vẫn cố áp dụng tư duy của Darwin trong thế kỷ 19 vào hiện thực của thế kỷ 21, nhưng tư duy ấy không còn thích ứng được nữa… Tôi nghĩ cuộc cách mạng thông tin xẩy ra trong sinh học đang gióng lên hồi chuông báo tử đối với học thuyết Darwin và các lý thuyết tiến hóa hóa học”.
Đó là một trích đoạn từ bài báo “DNA, mật mã nhỏ xíu đang lật đổ thuyết tiến hóa” của Mario Seiglie. PVHg’s Home hân hạnh giới thiệu với độc giả.

Ảnh trên: Bất kỳ người nào như bạn đều là một chứng minh sống rằng thuyết tiến hóa là sai, vì DNA. Tính phức tạp của thông tin của DNA chứng tỏ tiến hóa là điều bất khả.

Tiếp tục đọc

Những câu chuyện khoa học hiện đại, Chương IV: KHOA HỌC THẦN KINH và NGÔN NGỮ

NCCKHHD IVBlaise Pascal từng nói: “Thiên tài là một sự kiên nhẫn lâu dài” (Le génie est une longue patience). Nhưng nếu không thừa nhận yếu tố bẩm sinh đối với trí thông minh thì làm thế nào để giải thích trường hợp Wolfgang Amadeus Mozart bắt đầu soạn nhạc từ lúc 5 tuổi? Hầu hết các nhà khoa học lớn đều nhấn mạnh rằng cái ăng-ten định hướng cho họ đi tới khám phá không phải là mớ chữ nghĩa đã được nhồi nhét vào đầu họ từ lúc nhỏ, mà là trực giác (intuition) có sẵn ở nơi họ. Nhưng trực giác là gì? Hơn thế nữa, nếu nhận thức là sản phẩm hoạt động của bộ não, thì sau khi bộ não chết, nhận thức còn tồn tại hay không? Tất cả những câu hỏi ấy sẽ được thảo luận trong cuốn “Những câu chuyện khoa học hiện đại, Chương IV: Thần kinh & Ngôn ngữ”. Tiếp tục đọc

Câu chuyện Ngôn ngữ / The Story of Languanges

Abstract: French people say: “Tout mystère se trouve dans le langage” (All mystery is in the language). But is there a language which allows us to discover all mysteries? Do we have enough languages to completely and perfectly describe the world around? The following story of language attempts to give an answer. Pablo Picasso nói: “Nghệ thuật là một lời nói dối làm cho chúng ta nhận ra sự thật”. Niels Bohr: “Tất cả chúng ta đều bị treo lơ lửng trong ngôn ngữ”. Lão tử: “Đa ngôn sổ cùng, Bất như thủ trung”. Kurt Godel: “Càng suy nghĩ về ngôn ngữ tôi càng ngạc nhiên không biết người ta có bao giờ hiểu nhau được chút nào không”,… Dường như những người sâu sắc đều thấy ngôn ngữ không bao giờ đủ để mô tả sự thật… Tiếp tục đọc

Nghịch lý tự quy chiếu và Siêu ngôn ngữ (self-referential paradoxes and metalanguages)

Bức tranh “Russian Ballet” (Vũ ba-lê Nga) của Max Weber cho thấy hội hoạ là một dạng ngôn ngữ có bậc tự do (độ mở, độ “lơi”) rất cao. Ngôn ngữ hội hoạ là một siêu ngôn ngữ của ngôn ngữ thông thường, giúp cho chúng ta nhận thức được sự thật theo những chiều kích sâu hơn, phong phú hơn – những chiều kích mà ngôn ngữ thông thường không thể đạt tới. Tiếng Pháp có câu: “Tout mystère se trouve dans le langage” (Mọi bí mật đều nằm trong ngôn ngữ). Khát vọng khám phá bí mật của tự nhiên xét cho cùng chính là một trò chơi ngôn ngữ – ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt nhận thức trong hành trình khám phá sự thật. Nhưng nhận thức có giới hạn, và do đó ngôn ngữ cũng có giới hạn. Hoặc nói ngược lại, ngôn ngữ bị hạn chế, do đó nhận thức cũng bị hạn chế. Đó chính là tình trạng của vật lý thế kỷ 20 mà Niels Bohr đã phải thốt lên: “Tất cả chúng ta đều bị treo lơ lửng trong ngôn ngữ”. Biết rằng ngôn ngữ và nhận thức có giới hạn đã là khó, nhưng biết rõ đâu là giới hạn của nhận thức còn khó hơn rất nhiều. Tuy nhiên Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) của Kurt Godel cho thấy giới hạn sẽ xuất đầu lộ diện khi một hệ thống nhận thức muốn nhận thức được chính bản thân nó. Tiếp tục đọc