Một bệnh nghiêm trọng (A grave disease)

2Abstract: Despite Sylvester Medal awarded to George Cantor in 1904 by British Royal Society, and although David Hilbert declared that Cantor had created a Paradise of Mathematics, Cantor’s ideas were actually a “grave disease” of Mathematics (as Henri Poincaré noted) and “pernicious idioms” for Mathematics (as Ludwig Wittgenstein lamented). Unfortunately, this disease has been infecting the education for many years. What to do with it? That is a question for the education.

Bất chấp Huân chương Sylvester do Hội Hoàng gia Anh trao tặng cho George Cantor năm 1904, và mặc dù David Hilbert tuyên bố Cantor đã tạo ra một Thiên đường Toán học, tư tưởng của Cantor thực ra là một “bệnh tật nghiêm trọng”của Toán học (như Henri Poincaré nhận xét) và là “những trình bầy độc hại” đối với toán học (như Ludwig Wittgenstein than phiền). Không may, căn bệnh này đã và đang nhiễm độc nền giáo dục trong nhiều năm. Phải làm gì với căn bệnh đó? Đó là một câu hỏi đối với nền giáo dục. Tiếp tục đọc

Darwin was wrong / Darwin SAI

newscientist-darwin-cover 9 LÝ DO CHỨNG MINH THUYẾT TIẾN HÓA CỦA DARWIN SAI

Lời Giới Thiệu: Từ lâu tôi đã không tin Học thuyết Darwin. Đối với tôi, Darwinism is not a scientific theory, but only an ideology. Nhưng khi chia sẻ với bạn bè điều này, tôi thường nhận được sự lãnh đạm, hoặc phản đối. Rất may, bạn Kẻ Tầm Đạo, trong khi comment bài “Phép Mầu” trên PhamVietHung’s Home, đã giới thiệu cho tôi biết một bài báo trên New Scientist phê phán Darwinism, đã được dịch ra tiếng Việt và đăng trên trang Huyền học. Tôi xin đặc biệt cảm ơn bạn Kẻ Tầm Đạo và trang Huyền học. Xin trân trọng giới thiệu bài báo trên với bạn đọc (với một chút sửa chữa biên tập của tôi). PVHg’s Home. Tiếp tục đọc

Phép Mầu (Miracles)

Abstract: Contrary to the preconception that science versus religion, science nowadays increasingly shows evidences of God’s miracles. The outlook on the relationship between science and religion has been changing. In an article on the Theorem of Incompleteness, Perry Marshall wrote: “The person who proudly proclaims, ‘You’re a man of faith, but I’m a man of science’ doesn’t understand the roots of science or the nature of knowledge!”.

Trái với định kiến cho rằng khoa học chống đối tôn giáo, khoa học ngày nay trưng ra ngày càng nhiều bằng chứng về phép mầu của Chúa. Cách nhìn về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo đã và đang thay đổi. Trong một bài báo về Định lý Bất toàn, Perry Marshall viết: “Ai tự hào tuyên bố ‘bạn là người của đức tin, còn tôi là người của khoa học’, thì người ấy không hiểu gốc rễ của khoa học và bản chất của nhận thức!”[1]. Tiếp tục đọc

Nan đề Sáng Thế (Genesis Problem)

Genesis-Problem-1Abstract: One of the greatest scientific achievements of all time is BIG BANG theory. Ironically, this theory led science to the Genesis Problem – an interrogation that pushed atheist scientists into a situation like what Robert Jastrow described in his book God and the Astronomers: “For the scientist who has lived by his faith in the power of reason, the story ends like a bad dream. He has scaled the mountain of ignorance; he is about to conquer the highest peak; as he pulls himself over the final rock, he is greeted by a band of theologians who have been sitting there for centuries”…  Một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất của mọi thời đại là Lý thuyết BIG BANG. Trớ trêu thay, lý thuyết này lại đưa khoa học tới Nan đề Sáng Thế[1] – một câu hỏi chất vấn các nhà khoa học vô thần, đẩy họ vào một tình thế giống như những gì Robert Jastrow đã mô tả trong cuốn Chúa và các nhà thiên văn: “Đối với nhà khoa học sống bằng niềm tin vào lý lẽ, câu chuyện kết thúc giống như một giấc mơ buồn. Anh ta đã leo lên ngọn núi vô minh; sắp chinh phục được đỉnh cao nhất; nhưng khi trèo lên tảng đá cuối cùng, anh ta lại được chào đón bởi một nhóm các nhà thần học đã ngồi ở đó từ hàng thế kỷ nay”…   Tiếp tục đọc

Tiểu luận về “Con Người” (Essay on “Human”)

Abstract: “We commonly say in the trade that the most dangerous animal in the zoo is man”, Yann Martel wrote in his “Life of Pi”. Yes, “it’s hard being human”, an English proverb also said. So, “how to be human?”, that is an unavoidable question…

Trong “Cuộc đời của Pi”, Yann Martel viết: “Trong nghề của chúng tôi, chúng tôi thường nói con vật nguy hiểm nhất trong vườn thú là con người”. Vâng, “làm người thật khó”, một ngạn ngữ Anh cũng nói vậy. Vậy, “làm thế nào để làm người?”, đó là một câu hỏi không thể né tránh… Tiếp tục đọc