Intuition: an eternal puzzle / Trực giác: một thách đố vĩnh cửu (1)

The science of artificial intelligence (AI) is exploding, creating amazingly intelligent products like “miracles”. But despite the hype and exaggeration, AI products will never be as intuitive as humans. Why? The answer lies in Kurt Gödel’s Incompleteness Theorem. It is one of the most fascinating and meaningful topics to discuss on …

Khoa học về trí thông minh nhân tạo (AI) đang bùng nổ, tạo ra những sản phẩm thông minh đáng kinh ngạc như “phép lạ”.  Nhưng bất chấp những thông tin cường điệu và phóng đại, sản phẩm AI sẽ không bao giờ có trực giác như con người. Tại sao? Câu trả lời nằm trong Định lý Bất toàn của Kurt Gödel. Đó là một trong những chủ đề hấp dẫn nhất và có ý nghĩa nhất để thảo luận … Tiếp tục đọc

The study of life / Khoa học về sự sống (9)

Werner Gitt (sinh năm 1937)

Nếu có một lý thuyết được mệnh danh là khoa học nhưng lại chiếm giải vô địch về số lượng các giả thuyết vô bằng chứng thì đó là Thuyết tiến hóa Darwin. Giả thuyết vô vọng nhất là “thuyết tiến hóa hóa học” (chemical evolution) – giả thuyết cho rằng thông tin của sự sống nẩy sinh từ các phản ứng hóa học!

Dựa trên những nguyên lý không thể chối cãi của khoa học thông tin, cuốn sách “In the beginning was information”[1] (Khởi đầu đã có thông tin) của Werner Gitt, được xuất bản lần đầu tiên ngày 01/12/2000, đã chỉ ra rằng thuyết tiến hóa hóa học là một ảo tưởng. Tiếp tục đọc

The study of life / Khoa học về sự sống (8)

David Baltimore (sinh năm 1938)

Ngay từ bài đầu tiên trong chủ đề “Khoa học về sự sống”, chúng ta đã biết tờ Daily Telegraph ở Anh ngày 26/01/2019 nói không úp mở: Sinh học đã thất bại trong việc trả lời câu hỏi đó[1]

Tại sao thất bại? Vì nhiều người vẫn ôm lấy quan điểm lỗi thời của Lamarck – Darwin, rằng sự sống chỉ đơn giản là một cỗ máy vật lý – hóa học. David Baltimore, một trong những nhà sinh học giỏi nhất hiện nay, đã lên tiếng nhắc nhở rằng không, đặc trưng của sự sống không nằm ở các phản ứng hóa học … Tiếp tục đọc

The study of life / Khoa học về sự sống (7)

Francis Crick (1916 – 2004)

Francis Crick, nổi tiếng thế giới với tư cách là một trong hai người khám phá ra cấu trúc của DNA, từng tuyên bố: “Các nhà sinh học phải thường xuyên ghi nhớ rằng những gì họ nhìn thấy không phải là do thiết kế, mà là do tiến hóa”[1].

Nhưng cũng chính Crick lại làm cho nhiều nhà tiến hóa cảm thấy cay đắng vì những tuyên bố trực tiếp bác bỏ Thuyết tự sinh của Darwin. Vậy Crick là ai? Sự sống đã được thiết kế hay do tiến hóa? Tiếp tục đọc

DNA is indeed a Miracle / DNA thật sự là một Phép Mầu

If Francis Crick once said: “The origin of life is almost a miracle…”, today we can say with certainty that DNA is indeed a miracle, because it is an indisputable proof of Life Programmer. This year, on the occasion of the 200th anniversary of Gregor Mendel’s birth, let’s not forget that the discovery of DNA stemmed from Mendel’s prediction about genes…

Nếu Francis Crick từng nói: “Nguồn gốc sự sống gần như một phép màu…” thì ngày nay chúng ta có thể khẳng định chắc chắn DNA thực sự là một phép màu, bởi nó là bằng chứng không thể chối cãi của Nhà lập trình sự sống. Năm nay, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Gregor Mendel, đừng quên rằng việc khám phá ra DNA bắt nguồn từ dự đoán của Mendel về genes… Tiếp tục đọc

From Thalidomide Tragedy to Chiral Pharmaceuticals / Từ Thảm kịch Thalidomide đến Dược phẩm Chiral

The Thalidomide drug tragedy in 1950s startled scientists to realize the great significance of “chiral molecules”, a discovery by Louis Pasteur leading to Pasteur’s Law in 1848. The more you learn from Thalidomide tragedy, the better you understand the revolution in modern pharmacology and the more you realize how profound Pasteur’s discoveries are.

Thảm kịch thuốc Thalidomide những năm 1950 khiến các nhà khoa học giật mình nhận ra tầm quan trọng lớn lao của “các phân tử chiral”, một khám phá của Louis Pasteur dẫn đến Định luật Pasteur năm 1848. Càng học hỏi từ thảm kịch Thalidomide, bạn càng hiểu rõ cuộc cách mạng trong dược lý học hiện đại và càng nhận thấy khám phá của Pasteur sâu sắc như thế nào.

Tiếp tục đọc

On The Nobel Prize in Chemistry 2021 / Về Giải Nobel Hóa học 2021

On 06/10/2021, the Nobel Prize in Chemistry 2021 was awarded jointly to Benjamin List and David W.C. MacMillan for the development of asymmetric organocatalysis. It’s great! But you may not well understand this achievement if you do not master Pasteur’s Law of the Asymmetry of Life…

Ngày 06/10/2021, Giải Nobel Hóa học 2021 được trao chung cho Benjamin List và David W.C. MacMillan vì đã khám phá ra chất xúc tác hữu cơ bất đối xứng. Thật tuyệt vời! Nhưng bạn có thể không hiểu rõ thành tựu này nếu không nắm vững Định luật Pasteur về tính Bất đối xứng của sự sống …

Tiếp tục đọc

Pascal’s Quote For Today 08 March 2021

Blaise Pascal (1623 – 1662):

● Những đầu óc đần độn vừa không có trực giác vừa không có toán học.

● Dull minds are never either intuitive or mathematical.

Nguồn: Wikiquote > https://en.wikiquote.org/wiki/Pens%C3%A9es

Short Comments:

Hai yếu tố biểu lộ trí thông minh:

  1. Trực giác nhạy bén
  2. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục như toán học.

Người thông minh thường có cả hai phẩm chất trên. Ít nhất phải có phẩm chất thứ nhất: có trực giác Trời cho.

Đầu óc đần độn không có cả hai phẩm chất đó.

Thí dụ:

Trực giác nói với Louis Pasteur rằng sự sống chỉ ra đời từ sự sống. Thí nghiệm bình cổ cong thiên nga giúp ông chứng minh trực giác ấy là đúng.  

Ý nghĩ cho rằng sự sống có thể ra đời một cách ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh là một tưởng tượng hoang đường, vô căn cứ.

Việc khám phá ra DNA chứng minh Pasteur là thiên tài: Mọi sự sống đều cần có chương trình kiến tạo sự sống – Mã DNA. Không có Mã DNA thì vật chất vô sinh tương tác ngẫu nhiên với nhau hàng tỷ năm cũng không bao giờ tạo nên sự sống!

Đây là chỗ bế tắc của sinh học thuần túy dựa trên vật lý và hóa học – tức sinh học theo chủ nghĩa tự nhiên. Vì bế tắc, các nhà sinh học theo chủ nghĩa tự nhiên đang đoán mò rằng thông tin của sự sống, tức Mã DNA, có thể “nẩy sinh” từ vật chất! Đây là một niềm tin vô vọng, vì vật chất KHÔNG BAO GIỜ tự nó đẻ ra THÔNG TIN! Mọi thông tin đều xuất phát từ một Trí Tuệ Thông minh! Đây là một nguyên lý cơ bản của Lý thuyết Thông tin.

Lewis’ Quote For Today 07/03/2021

Short Comments

Clive Staples Lewis (1898 – 1963) là một nhà văn và nhà thần học nổi tiếng người Anh. Ông giảng dạy văn học Anh tại 2 đại học danh tiếng nhất của Anh là Đại học Oxford và Đại học Cambridge.

Câu nói ở trên của ông nên đọc chậm để thấu hiểu ý ông muốn nói.  

Ý ông nói rằng bấy lâu nay chúng ta thường hay nói rằng chúng ta có một linh hồn. Theo Lewis, nói thế là sai. Phải nói chính xác rằng chúng ta chính là cái linh hồn ấy, và chúng ta có một thể xác.

Bạn nghĩ sao? Bạn có tán thành Lewis không? Chúng ta là cái thể xác hữu hình hay cái linh hồn vô hình?

● Nếu chúng ta là cái thể xác hữu hình, còn linh hồn là yếu tố phụ, thì chết là hết!

● Nếu chúng ta là cái linh hồn vô hình, còn thể xác là yếu tố phụ, thì chết không phải là hết, vì linh hồn vẫn tồn tại! Nó chỉ rời bỏ cái thể xác đã chết ấy mà thôi.

Bạn chỉ có thể chọn một trong 2 đáp án trên. Vậy bạn chọn đáp án nào?

Hawking’s quote for Today 04 March 2021

NGUỒN:

https://www.brainyquote.com/quotes/stephen_hawking_163308

Short Comments:

Vậy theo Hawking:

  1. Vũ trụ không tùy tiện, hỗn loạn
  2. Vũ trụ tuân thủ một trật tự xác định.
  3. Trật tự ấy có thể do Thần linh điều khiển
  4. Trật tự ấy có thể không do Thần Linh điều khiên

Nhận định 1 đúng. Nhận định 2 đúng. Nhận định 3 và 4 chứng tỏ Hawking không có ý kiến rõ ràng, không tự tin, hoặc bất khả tri.

Do đó, ý kiến của ông lúc cuối đời, thể hiện trong tác phẩm cuối cùng, “The Grand Design” (Thiết kế lớn), rằng “Chúa là không cần thiết, vì với định luật như luật hấp dẫn, vũ trụ có thể tự tạo ra nó từ hư không” là một ý kiến rất vô nghĩa, đúng như nhận định của John Lennox, Giáo sư toán học Đại học Oxford:

“Sự vô nghĩa vẫn là vô nghĩa ngay cả khi nó được nói ra bởi những nhà khoa học nổi tiếng thế giới”[1].

Liệu có thể có một hệ thống hoạt động một cách trật tự theo những định luật xác định mà lại không có Nguồn điều khiển của nó không?

KHÔNG! Bất cứ ai có hiểu biết tối thiểu về Lý thuyết Thông tin hoặc Điều khiển học cũng biết rằng mọi hoạt động có tổ chức đều có thông tin điều khiển. Đối với computer, đó là Hệ Điều Hành hoặc Nhà Lập Trình. Đối với sự sống, đó là DNA, và cả ý thức nữa …

Xem thế mới thấy không phải các nhà khoa học lớn nói gì cũng đúng. Thậm chí họ phạm những SAI LẦM SƠ ĐẲNG!


[1] https://viethungpham.com/2018/04/10/big-bangs-challenge-thach-thuc-cua-big-bang/