Tagore’s Quote / Trích dẫn Tagore 11/03/2021

Rabindranath Tagore (1861 – 1941):

Con người tồi tệ hơn con vật khi nó là một con vật (Man is worse than an animal when he is an animal)[1]

Short Comments:

● Tagore đoạt Giải Nobel văn chương năm 1913

● André Bourguignon, một nhà nhân loại học người Pháp, cũng đưa ra một nhận định tương tự như Tagore:

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt mình xuống dưới động vật” [Xem “Con người không thể đoán trước”, NXB Văn hóa Thông tin, 2004, trang 448)]

● Yann Martel, viết trong “Cuộc đời của Pi”:

“Ngay sau quầy bán vé, cha tôi cho kẻ một dòng chữ sơn đỏ lên tường: “Đố quý vị biết con vật nào trong vườn thú là nguy hiểm nhất?”. Một mũi tên chỉ về phía một tấm rèm nhỏ. Đã có biết bao nhiêu bàn tay tò mò háo hức kéo tấm rèm đó, đến nỗi chúng tôi thường xuyên phải thay cái mới. Đằng sau nó là một tấm gương” [Xem Cuộc đời của Pi, NXB Văn học, 2013, trang 62-63]

● Chú ý rằng Tagore không khẳng định con người là xấu. Ông chỉ nói rằng nó xấu khi nó tự coi nó là một con vật mà thôi. Có nghĩa là nếu con người nghĩ mình là một thực thể có ý thức đạo đức và cao quý để hành xử sao cho xứng đáng với ý nghĩ đó thì con người sẽ tốt. Mà quả thật là như thế. Người ta khác nhau và hơn kém nhau chính bởi cái ý thức đó. Ý thức là cái làm cho loài người khác hẳn loài vật. Mọi người biết điều đó, nhưng không ai biết ý thức từ đâu mà ra. Vĩnh viễn khoa học không biết, vì ý thức là cái đầu tiên phải có để ta nhận thức. Ta không thể giải thích cái đầu tiên được. Đó là ý nghĩa của Định lý Gödel.  


[1] https://www.azquotes.com/quote/942109

https://www.quotetab.com/quote/by-rabindranath-tagore/man-is-worse-than-an-animal-when-he-is-an-animal

Miracle for Lily / Phép mầu cho bé Lily

Lily1

As you have seen, supernatural phenomena provided us evidences of the incompleteness of science. In other words, Kurt Gödel was totally right when saying that materialism is false. The following story, Miracle for Lily, would confirm once again that man is not simply a synthesis of materials, but a spirit or information which continuously exists after death…

Như độc giả đã thấy, hiện tượng siêu tự nhiên cung cấp cho chúng ta những bằng chứng về sự bất toàn của khoa học. Nói cách khác, Kurt Gödel hoàn toàn đúng khi nói rằng chủ nghĩa duy vật là sai lầm. Câu chuyện sau đây, Phép mầu cho bé Lily, một lần nữa xác nhận con người không đơn giản là một sự kết hợp của vật chất, mà là linh hồn hoặc thông tin vẫn tiếp tục tồn tại sau khi chết… Tiếp tục đọc

Tiểu luận về “Con Người” (Essay on “Human”)

Abstract: “We commonly say in the trade that the most dangerous animal in the zoo is man”, Yann Martel wrote in his “Life of Pi”. Yes, “it’s hard being human”, an English proverb also said. So, “how to be human?”, that is an unavoidable question…

Trong “Cuộc đời của Pi”, Yann Martel viết: “Trong nghề của chúng tôi, chúng tôi thường nói con vật nguy hiểm nhất trong vườn thú là con người”. Vâng, “làm người thật khó”, một ngạn ngữ Anh cũng nói vậy. Vậy, “làm thế nào để làm người?”, đó là một câu hỏi không thể né tránh… Tiếp tục đọc

Cứu tinh của nền văn minh (Savior of the Civilisation)

IN GOD WE TRUST copyAbstract: The modern civilisation is facing a series of inextricable problems: social inequality, poorness and starving, moral collapse, crime crisis, war, terrorism, resource exhaustion, ecological unbalance, environment destruction… Those are unavoidable consequences of a pragmatic and atheistic culture. If this culture doesn’t change, the ship of humankind risks to be sunk, like the Tsimtsum in “Life of Pi”… (Nền văn minh hiện đại đang đối mặt với hàng loạt vấn nạn khó giải quyết: bất công xã hội, nghèo đói, băng hoại đạo đức, khủng hoảng tội ác, chiến tranh, khủng bố, cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, hủy hoại môi trường… Đó là hậu quả không thể tránh được của nền văn hóa thực dụng và vô thần. Nếu nền văn hóa này không thay đổi, con tàu nhân loại có nguy cơ bị chìm, giống như con tàu Tsimtsum trong “Cuộc đời của Pi”…).  Tiếp tục đọc

Thực ra chúng ta là gì? (What are we, Really?)

0c Abstract: In 1897, Paul Gauguin, a grand French painter, put a query to humankind: “Que sommes-nous?” (What are we?)[1]. Are we simply descendants of monkeys as Darwinism said? No! Rabindranath Tagore warned: “Man is worse than animals when he is an animal”[2]. So, what are we, really? In searching the answer, I suddenly remembered an instruction in the Bible: “Knock, and it will be opened to you”[3]. I knocked at the door of human mysteries, and joyfully found a profound  answer: that’s “Life of Pi”, a miraculous story by Yann Martel (Năm 1897, danh họa Pháp Paul Gauguin nêu lên một câu hỏi chất vấn nhân loại: “Chúng ta là gì?”. Phải chăng chúng ta đơn giản là hậu duệ của loài khỉ như Học thuyết Darwin đã nói? Không! Rabindranath Tagore cảnh báo: “Con người tồi tệ hơn con vật khi nó là con vật”. Vậy thực ra chúng ta là gì? Trong khi tìm kiếm câu trả lời, tôi chợt nhớ tới một chỉ dẫn trong Kinh Thánh: “Hãy gõ, cửa sẽ mở!”. Tôi gõ vào cánh cửa của những bí mật về con người, và vui mừng tìm thấy một câu trả lời sâu sắc: đó là “Cuộc đời của Pi”[4], một câu chuyện kỳ ảo của Yann Martel). Tiếp tục đọc

Về loạt bài “Đâu là bản chất đích thực của con người ?”

LA THIẾU BÌNH: Tâm như hư không vô sở hữu (theo cách nói của Long Thọ Bồ Tát) hay Phật tánh, hay Giác tánh, hay Thượng Đế (vô ngã), hay là Trời (nói theo Nho giáo), mới chính là bản chất đích thực của con người và cũng là của vạn vật, Thiền còn gọi nó là bổn lai diện mục, vốn vô sinh vô diệt, sẵn có trước khi cha mẹ chưa sinh ra ta[1] Tiếp tục đọc

Đâu là bản chất đích thực của con người? (3)

Bài 3: CHỖ ĐỨNG CỦA CON NGƯỜI

Thực ra toàn bộ toán học là hình học” (Gottlob Frege)

Có thể nói những chương trình computer dành cho Deep Blue 1997 và Thí nghiệm Turing năm 2009 là những kiệt tác của khoa học AI (Trí thông minh nhân tạo). Chúng không chỉ thúc đẩy khoa học computer vươn tới những phép lạ, mà quan trọng hơn, về mặt triết học nhận thức chúng hé lộ cho chúng ta thấy rõ hơn tính người thực sự nằm ở đâu – tính người không “trú ngụ” nhiều ở những nơi computer có thể xử lý, mà nằm ở những nơi computer bất lực! Tiếp tục đọc

Đâu là bản chất đích thực của con người? (2)

Bài 2: Môn thể thao trí tuệ “có tất cả mọi vẻ đẹp của nghệ thuật”

Chess is completely dead!” (Bobby Fischer)

Phải nhấn mạnh ngay rằng trước khi diễn ra những cuộc đấu giữa Deep Blue và Garry Kasparov trong thập kỷ 1990, cờ vua không chỉ được coi như một môn thể thao trí tuệ mà còn được tôn sùng như một nghệ thuật bậc thầy. Sự tôn sùng này chỉ được “xét lại” (revised) sau khi Deep Blue đánh thắng Kasparov vào năm 1997, từ đó cờ vua mới mất chỗ đứng vốn có của nó trong thế giới của nghệ thuật. Sự “truất ngôi” này đã rọi một tia sáng vào góc khuất bấy lâu nay: cái gì là người nhất trong con người? Tiếp tục đọc

Đâu là bản chất đích thực của con người? (1)

Bài 1: THÍ NGHIỆM TURING

Xưa nay, loài người luôn yên chí rằng mình là những sinh vật ‘thượng đẳng”, hơn hẳn mọi giống loài khác. Nhưng niềm tin ấy đang bị đe doạ bởi sự xuất hiện của một “giống loài” mới: robots với bộ óc là computer!

Ngay từ những năm 1950, Alan Turing, một trong những cha đẻ của computer, đã khẳng định rằng sẽ đến lúc computer thông minh như con người. Thực tế diễn ra có vẻ như còn chứng tỏ computer có thể “thông minh hơn” con người: Tiếp tục đọc