Bài của VŨ HỮU NHƯ
Điều kỳ diệu nhất trên hành tinh xanh của chúng ta là sự sống và con người.
Con người hiện diện trong một vũ trụ bao la với vô vàn bí ẩn, sẽ là quá khó nếu muốn khám phá và giải đáp mọi bí ẩn…
Điều kỳ diệu nhất trên hành tinh xanh của chúng ta là sự sống và con người.
Con người hiện diện trong một vũ trụ bao la với vô vàn bí ẩn, sẽ là quá khó nếu muốn khám phá và giải đáp mọi bí ẩn…
The information revolution has not only a great impact on daily life, but also forces us to change our worldview: The world has not only matter but also immaterial entity as information, and moreover, information plays a crucial role as the “brain” that controls the universe, including life!
Cuộc cách mạng thông tin không chỉ có tác động lớn đối với đời sống hàng ngày, mà còn buộc chúng ta phải thay đổi thế giới quan: Thế giới không chỉ có vật chất mà còn có thực thể phi vật chất là thông tin, hơn thế nữa, thông tin đóng vai trò cốt lõi như “bộ não” điều khiển vũ trụ, bao gồm sự sống! Tiếp tục đọc
● Arthur Schopenhauer là một nhà triết học lớn của Đức thế kỷ 18-19
The doctor sees all the weakness of mankind; the lawyer all the wickedness, the theologian all the stupidity.
Bác sĩ thấy mọi bệnh tật; Luật sư nhìn thấy mọi tội lỗi; Nhà thần học nhìn thấy mọi cái ngu của con người.
https://www.brainyquote.com/quotes/arthur_schopenhauer_387357?src=t_stupidity
“Làm thế nào mà những nguyên tử ngu ngốc lại có thể tự ý viết ra phần mềm của chúng? … Không ai biết” (How did stupid atoms spontaneously write their own software? … Nobody knows)
Short Comments
● Paul Davies là một nhà vật lý nổi tiếng, hiện là Giáo sư Đại học Bang Arizona ở Mỹ, Giám đốc Trung tâm BEYOND chuyên nghiên cứu các khái niệm cơ bản trong khoa học. Ông cũng làm việc cho Viện Nghiên cứu Lượng tử tại Đại học Chapman ở California. Ông từng giảng dạy cho nhiều đại học lớn trên thế giới, như Đại học Cambridge, Đại học College London, Đại học Newcastle, Đại học Adelaide và Đại học Macquarie ở Úc.
● Trích dẫn nói trên nằm trong bài báo “Life force” (Lực sống) trên tạp chí New Scientist số ra ngày 18/09/ 1999.
● Những ai còn mơ tưởng đến chuyện vật chất vô sinh có thể NGẪU NHIÊN tập hợp lại thành sự sống thì xin đọc kỹ bài báo đó, trong đó nói RẤT RÕ như sau:
“Hiện nay chúng ta biết rằng bí mật của sự sống không nằm trong các thành phần hóa học như thế, mà nằm trong cấu trúc logic và sự xếp đặt có tổ chức của các phân tử… Giống như một siêu computer, sự sống là một hệ thống xứ lý thông tin… Chính “phần mềm” của tế bào sống mới là bí mật thực sự, chứ không phải “phần cứng”. Nhưng “phần mềm” ấy từ đâu mà ra? Davies nêu câu hỏi: “Làm thế nào mà những nguyên tử ngu ngốc lại có thể tự phát viết ra phần mềm của chúng? … Không ai biết …”.
Nguyên văn tiếng Anh: “We now know that the secret of life lies not with the chemical ingredients as such, but with the logical structure and organisational arrangement of the molecules. … Like a supercomputer, life is an information processing system. … It is the software of the living cell that is the real mystery, not the hardware.’ But where did it come from? Davies framed the question this way: ‘How did stupid atoms spontaneously write their own software? … Nobody knows”
NGUỒN: https://www.glodiebybel.co.za/aanhalings-informasie-waarskynlikheid-oorsprong-van-lewe/
Rabindranath Tagore (1861 – 1941):
Con người tồi tệ hơn con vật khi nó là một con vật (Man is worse than an animal when he is an animal)[1]
Short Comments:
● Tagore đoạt Giải Nobel văn chương năm 1913
● André Bourguignon, một nhà nhân loại học người Pháp, cũng đưa ra một nhận định tương tự như Tagore:
“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt mình xuống dưới động vật” [Xem “Con người không thể đoán trước”, NXB Văn hóa Thông tin, 2004, trang 448)]
● Yann Martel, viết trong “Cuộc đời của Pi”:
“Ngay sau quầy bán vé, cha tôi cho kẻ một dòng chữ sơn đỏ lên tường: “Đố quý vị biết con vật nào trong vườn thú là nguy hiểm nhất?”. Một mũi tên chỉ về phía một tấm rèm nhỏ. Đã có biết bao nhiêu bàn tay tò mò háo hức kéo tấm rèm đó, đến nỗi chúng tôi thường xuyên phải thay cái mới. Đằng sau nó là một tấm gương” [Xem Cuộc đời của Pi, NXB Văn học, 2013, trang 62-63]
● Chú ý rằng Tagore không khẳng định con người là xấu. Ông chỉ nói rằng nó xấu khi nó tự coi nó là một con vật mà thôi. Có nghĩa là nếu con người nghĩ mình là một thực thể có ý thức đạo đức và cao quý để hành xử sao cho xứng đáng với ý nghĩ đó thì con người sẽ tốt. Mà quả thật là như thế. Người ta khác nhau và hơn kém nhau chính bởi cái ý thức đó. Ý thức là cái làm cho loài người khác hẳn loài vật. Mọi người biết điều đó, nhưng không ai biết ý thức từ đâu mà ra. Vĩnh viễn khoa học không biết, vì ý thức là cái đầu tiên phải có để ta nhận thức. Ta không thể giải thích cái đầu tiên được. Đó là ý nghĩa của Định lý Gödel.
Bình luận ngắn
Ngay từ đầu thế kỷ 16, khi khoa học mới chớm phát triển mà Rabelais đã nói như vậy rồi thì quả thật là tiên tri siêu phàm. Dường như thần linh ứng vào ông để nói câu đó, như một cảnh báo sớm cho nhân loại những gì sẽ xảy ra trong khoa học thế kỷ 20 và 21, khi bom nguyên tử, vũ khí nhiệt hạch, vũ khí sinh học… đang đe dọa xóa sổ loài người.
Bình luận ngắn:
Sau 162 năm, kể từ ngày cuốn “Nguồn gốc các loài” ra đời, cổ sinh học vẫn không tìm thấy bằng chứng nào của các sinh vật chuyển tiếp trung gian. Rất nhiều bằng chứng đã bị chứng mình là sai, hoặc giả mạo, Điển hình là hóa thạch “Người Piltdown”, rồi “Người Nebraska”, rồi “Khủng long bay”…
Blaise Pascal (1623 – 1662):
● Những đầu óc đần độn vừa không có trực giác vừa không có toán học.
● Dull minds are never either intuitive or mathematical.
Nguồn: Wikiquote > https://en.wikiquote.org/wiki/Pens%C3%A9es
Short Comments:
Hai yếu tố biểu lộ trí thông minh:
Người thông minh thường có cả hai phẩm chất trên. Ít nhất phải có phẩm chất thứ nhất: có trực giác Trời cho.
Đầu óc đần độn không có cả hai phẩm chất đó.
Thí dụ:
Trực giác nói với Louis Pasteur rằng sự sống chỉ ra đời từ sự sống. Thí nghiệm bình cổ cong thiên nga giúp ông chứng minh trực giác ấy là đúng.
Ý nghĩ cho rằng sự sống có thể ra đời một cách ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh là một tưởng tượng hoang đường, vô căn cứ.
Việc khám phá ra DNA chứng minh Pasteur là thiên tài: Mọi sự sống đều cần có chương trình kiến tạo sự sống – Mã DNA. Không có Mã DNA thì vật chất vô sinh tương tác ngẫu nhiên với nhau hàng tỷ năm cũng không bao giờ tạo nên sự sống!
Đây là chỗ bế tắc của sinh học thuần túy dựa trên vật lý và hóa học – tức sinh học theo chủ nghĩa tự nhiên. Vì bế tắc, các nhà sinh học theo chủ nghĩa tự nhiên đang đoán mò rằng thông tin của sự sống, tức Mã DNA, có thể “nẩy sinh” từ vật chất! Đây là một niềm tin vô vọng, vì vật chất KHÔNG BAO GIỜ tự nó đẻ ra THÔNG TIN! Mọi thông tin đều xuất phát từ một Trí Tuệ Thông minh! Đây là một nguyên lý cơ bản của Lý thuyết Thông tin.
Short Comments
Clive Staples Lewis (1898 – 1963) là một nhà văn và nhà thần học nổi tiếng người Anh. Ông giảng dạy văn học Anh tại 2 đại học danh tiếng nhất của Anh là Đại học Oxford và Đại học Cambridge.
Câu nói ở trên của ông nên đọc chậm để thấu hiểu ý ông muốn nói.
Ý ông nói rằng bấy lâu nay chúng ta thường hay nói rằng chúng ta có một linh hồn. Theo Lewis, nói thế là sai. Phải nói chính xác rằng chúng ta chính là cái linh hồn ấy, và chúng ta có một thể xác.
Bạn nghĩ sao? Bạn có tán thành Lewis không? Chúng ta là cái thể xác hữu hình hay cái linh hồn vô hình?
● Nếu chúng ta là cái thể xác hữu hình, còn linh hồn là yếu tố phụ, thì chết là hết!
● Nếu chúng ta là cái linh hồn vô hình, còn thể xác là yếu tố phụ, thì chết không phải là hết, vì linh hồn vẫn tồn tại! Nó chỉ rời bỏ cái thể xác đã chết ấy mà thôi.
Bạn chỉ có thể chọn một trong 2 đáp án trên. Vậy bạn chọn đáp án nào?