Không-thời gian 4 chiều, một sáng tạo văn học kỳ diệu

Rõ ràng bất kỳ vật thể nào trong thực tế cũng phải có 4 chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, và chiều thời gian. Nhưng do những hạn chế tự nhiên về mặt tâm lý của con người, chúng ta thường không nhận ra điều đó. Thực ra có 4 chiều, trong đó 3 chiều ứng với 3 mặt phẳng không gian, và chiều thứ tư là thời gian. Tuy nhiên, người ta thường có xu hướng phân biệt một cách phi thực tế 3 chiều không gian với chiều thời gian, ấy là vì ý thức của chúng ta di chuyển theo một chiều nhất định dọc theo trục thời gian, bắt đầu từ lúc sinh ra đến lúc từ giã cõi đời này. Tiếp tục đọc

“Người em gái của Prométhée”

Chân dung Marie Curie (1867-1934). Tranh sơn dầu, trưng bầy tại Viện lịch sử khoa học và công nghệ Dibner, Cambridge, Massachusetts, Mỹ

Nếu vị thần thông thái Prô-mê-tê lấy cắp lửa của thần Zeus để mang đến cho loài người, giúp loài người thắp sáng đêm tối, thì khám phá về phóng xạ của vợ chồng Curie cũng đem đến cho loài người một thứ ánh sáng mới: bản thân chất phóng xạ phát sáng, nhưng đó không chỉ là ánh sáng vật chất, mà còn là ánh sáng mở ra một thời đại mới trong nhận thức về tự nhiên – Marie Curie là người đầu tiên chỉ ra rằng nguyên tử không phải là thành phần nhỏ nhất của vật chất, và hơn thế nữa, có thể biến một nguyên tố này thành một nguyên tố khác – một tư tưởng mang tính chất cách mạng đối với hoá học! Tiếp tục đọc

Nghịch lý tự quy chiếu và Siêu ngôn ngữ (self-referential paradoxes and metalanguages)

Bức tranh “Russian Ballet” (Vũ ba-lê Nga) của Max Weber cho thấy hội hoạ là một dạng ngôn ngữ có bậc tự do (độ mở, độ “lơi”) rất cao. Ngôn ngữ hội hoạ là một siêu ngôn ngữ của ngôn ngữ thông thường, giúp cho chúng ta nhận thức được sự thật theo những chiều kích sâu hơn, phong phú hơn – những chiều kích mà ngôn ngữ thông thường không thể đạt tới. Tiếng Pháp có câu: “Tout mystère se trouve dans le langage” (Mọi bí mật đều nằm trong ngôn ngữ). Khát vọng khám phá bí mật của tự nhiên xét cho cùng chính là một trò chơi ngôn ngữ – ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt nhận thức trong hành trình khám phá sự thật. Nhưng nhận thức có giới hạn, và do đó ngôn ngữ cũng có giới hạn. Hoặc nói ngược lại, ngôn ngữ bị hạn chế, do đó nhận thức cũng bị hạn chế. Đó chính là tình trạng của vật lý thế kỷ 20 mà Niels Bohr đã phải thốt lên: “Tất cả chúng ta đều bị treo lơ lửng trong ngôn ngữ”. Biết rằng ngôn ngữ và nhận thức có giới hạn đã là khó, nhưng biết rõ đâu là giới hạn của nhận thức còn khó hơn rất nhiều. Tuy nhiên Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) của Kurt Godel cho thấy giới hạn sẽ xuất đầu lộ diện khi một hệ thống nhận thức muốn nhận thức được chính bản thân nó. Tiếp tục đọc

Bài toán đạo đức: đâu là lời giải?

Lão tử: “…thất Đạo nhi hậu Đức; thất Đức nhi hậu Nhân; thất Nhân nhi hậu Nghĩa; thất Nghĩa nhi hậu Lễ”                                                       François Rabelais: “Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn!” Jawaharlal Nehru: “Nền văn hoá toàn cầu ngày nay tạo ra nhiều của cải vật chất, nhưng vô trách nhiệm đối với việc chăm sóc đạo đức của con người”. Tiếp tục đọc

Time Illusion / Ảo ảnh thời gian

Có một lực bí ẩn nào đó đã buộc chặt tâm lý của chúng ta vào chiều thời gian nên làm cho chúng ta cảm thấy chiều này khác biệt với 3 chiều kia của không-thời-gian 4 chiều: trong khi trên 3 chiều kia ta có thể di chuyển theo các hướng tuỳ ý thì trên chiều thứ tư ta chỉ có thể di chuyển theo một hướng nhất định. Nhưng thực ra chiều thứ tư chẳng khác gì 3 chiều kia, vấn đề là làm sao thoát khỏi cái lực tâm lý bí ẩn trói buộc ta vào đó… thực ra ngay cả những chiều không gian cũng bị cản trở, chẳng hạn lực hấp dẫn cản trở chúng ta di chuyển lên trên cao. Muốn lên cao, ta phải thắng lực hấp dẫn của trái đất. Vậy hoàn toàn tương tự, nếu có cách nào đó thắng được lực tâm lý bí ẩn trói buộc ta vào chiều thứ tư thì ta cũng có thể tự do di chuyển ngược hoặc xuôi trên chiều này, tức là có thể trở về quá khứ hoặc vượt tới tương lai. Tiếp tục đọc

“Buổi hoàng hôn của khoa học”, sách của John Horgan ( The End of Science by John Horgan )

GIỚI THIỆU CUỐN “BUỔI HOÀNG HÔN CỦA KHOA HỌC”

John Casti: “Phải chăng thế giới quá phức tạp để chúng ta có thê hiểu nó?”. Joseph Traub: “Liệu chúng ta có thể biết cái gì là cái không thể biết hay không? Liệu chúng ta có thể chứng minh rằng khoa học có giới hạn hay không, như Godel và Turing đã chứng minh có những giới hạn đối với toán học và khoa học tính toán?”. Tiếp tục đọc

Nền Khoa học và Giáo dục Australia: Một Kim tự tháp vững chắc!

NỀN KHOA HỌC AUSTRALIA: Một kim tự tháp vững chắc! (Bài đã đăng trong cuốn: “Kỷ yếu Humboldt, Kinh nghiệm đại học quốc tế và Việt Nam”, NXB Tri Thức 2011 xuất bản ngày 18.03.2011). Năm 2010, nền khoa học và giáo dục Việt Nam đã trải qua một “cơn địa chấn” của niềm xúc động và háo hức do “sự kiện Ngô Bảo Châu” gây ra. Ai cũng phấn khởi, tự hào, nhưng những người sâu sắc tự hỏi: Chúng ta tự hào vì cái gì? Tiếp tục đọc

CHUYỆN KỂ CỦA MỘT CON CHÓ (A Dog’s Tale by Mark Twain, bản dịch của Kiều My)

CHUYỆN KỂ CỦA MỘT CON CHÓ. Tác giả: Mark Twain. Dịch giả: Kiều My

“Điều này vượt xa bản năng. Đấy là sự tư duy, mà nhiều con người được may mắn sinh ra trên thế gian này lại thiếu thốn”

Chương 1

Cha tôi thuộc giống St Bernard, còn mẹ tôi thuộc loài Collie, nhưng tôi thì lại là một chú Presbyterian. Đấy là theo như lời mẹ tôi, chứ tôi chẳng phân biệt được những sự khác biệt tinh tế như thế. Với tôi thì đấy chỉ là một mớ những từ ngữ to tát vô nghĩa mà thôi. Mẹ tôi thì lại thích những từ ngữ ấy lắm; mẹ tôi thích sủa những từ ấy để thấy những con chó khác kinh ngạc vì ghen tỵ khi chúng phải ngạc nhiên rằng sao mẹ tôi lại biết nhiều đến thế. Nhưng thật ra thì đấy nào có phải là sự học hành nghiêm chỉnh gì đâu; đấy chỉ là sự khuếch trương mà thôi: Tiếp tục đọc