Sách Mới: Tố Quyên, Mối Tình Đầu

Tên sách:

TỐ QUYÊN, MỐI TÌNH ĐẦU

  • Tác giả: Phạm Việt Hưng.
  • Nhà xuất bản Hồng Đức
  • Ngày xuất bản: 01/10/2022
  • Chân dung Tố Quyên, do họa sĩ Đinh Quang Tỉnh (Ba Tỉnh) vẽ theo mô tả của tác giả PVHg, Tháng 08/2022
  • Lời Giới Thiệu của Nhà báo Vũ Thanh Nhàn

Sách gồm 2 phần:

Phần I – TÌNH YÊU TRONG SÁNG

  • Lần đầu gặp gỡ
  • Quyên đến thăm tôi lần đầu tiên
  • Một chút triết lý về Cái Đẹp
  • Giấc mơ vẽ tranh
  • Tối mồng 1 Tết Nhâm Dần 1962
  • Tối Thứ Năm buồn
  • Cuộc đến thăm bất ngờ

Phần II – NHỮNG CUỘC TÁI NGỘ KỲ LẠ

  • Biến cố năm 1969
  • Đi tìm mộ
  • Cầu Lồ và Cau Lộ
  • Cô gái ngoại cảm xinh đẹp
  • Thầy Bùi Phụng
  • Lá thư từ một người bạn

Phụ Lục: Bình luận của một số độc giả

Liên hệ mua sách: Theresehh

Email: theresehh17@gmail.com

ĐT (có zalo): 0981-582-915

Định lý Gödel, Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại

Video trên là tóm tắt nội dung cuốn “Định lý Gödel, Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại” của Phạm Việt Hưng, do NXB tri Thức xuất bản năm 2019. Buổi Giới thiệu Sách sẽ diễn ra tại Nhà xuất bản Tri Thức, 53 Nguyễn Du (tầng 3) vào lúc 1:50pm ngày mai Thứ Sáu 19/07/2019. Trân trọng kính mời quý ông/bà/anh/chị yêu khoa học tới dự. 

MY BOOKS / Sách của tôi

0 copy

“Nếu bạn có một tủ sách trông ra vườn thì bạn còn thiếu gì nữa đâu?”, Blaise Pascal nói. Trong tủ sách của tôi, bên dưới 4 bộ bách khoa toàn thư, nay đã thành đồ cổ quý giá, là những cuốn sách khiêm tốn của tôi (tôi viết / dịch / tham gia soạn thảo). Xin trân trọng giới thiệu những cuốn sách đó với độc giả qua đường link dưới đây:

True Science: Sách của tôi

Sau đây là vài nhận định về SÁCH của những người tài giỏi bậc nhất… Tiếp tục đọc

Phương trình của Chúa, Chương 16: PHƯƠNG TRÌNH CỦA CHÚA

Phương trình của Chúa

Chương 16: PHƯƠNG TRÌNH CỦA CHÚA

Tôi muốn hiểu được ý Chúa (Albert Einstein)

Hằng số vũ trụ của Einstein chưa bao giờ thực sự chết, ngay cả khi người sáng tạo ra nó đã phủi tay với nó. Trong tài liệu chuyên khảo của mình, Steven Weinberg đã vẽ ra cuộc phiêu lưu của cái hằng số kỳ quái khó nắm bắt đó [1]. Weinberg đã cho thấy việc bổ xung hằng số này vào phương trình của Einstein sẽ dẫn đến những kết quả như thế nào khi việc bổ xung đó đóng góp một số hạng bằng Λ/8πG vào tổng năng lượng có hiệu quả của chân không. Vấn đề là liệu hằng số này có phản ánh đầy đủ năng lượng trong chân không hay không, hay liệu còn có một cái gì khác đẩy vũ trụ giãn ra nữa hay không. Và nếu chỉ có một mình hằng số vũ trụ chịu trách nhiệm đó thì độ lớn của nó phải như thế nào ? Tiếp tục đọc

Phương trình của Chúa, Chương 11: SUY XÉT VŨ TRỤ

Tôi thường tự hỏi làm thế nào mà Einstein có thể tạo ra được một tiên đề đơn giản đến như thế . . . vũ trụ đơn giản đến nỗi chúng ta có thể phân tích nó trong một phương trình vi phần một chiều mọi thứ chỉ nằm trong một phương trình của thời gian mà thôi. Tất nhiên, Einstein có trực giác sắc sảo, và chắc chắn là ông đã tiến quá gần đến sự thật cách thức tồn tại của vũ trụ như ta thấy (James Peebles, nhà vũ trụ học thuộc Đại học Princeton, 1990)[1]

Tiếp tục đọc