Hilbert’s Quote For Today 06 March 2021

 

David Hilbert (1862 –1943)

Toán học là một khoa học không có cái gì là tiền giả định cả.

Mathematics is a presuppositionless science. To found it I do not need God, as does Kronecker, or the assumption of a special faculty of our understanding attuned to the principle of mathematical induction, as does Poincaré, or the primal intuition of Brouwer,….

Nguồn dẫn: David Hilbert, Die Grundlagen der Mathematik

http://www.celebatheists.com/wiki/David_Hilbert

Short Comments:

  • Toán học dựa trên Hệ tiền đề của nó.
  • Định lý Gödel chứng minh rằng Toán học không thể chứng minh Hệ tiên đề của nó vừa nhất quán (phi mâu thuẫn) vừa đầy đủ.
  • Muốn chứng minh Hệ tiên đề là nhất quán thì phải phải chấp nhận nó không đầy đủ → tồn tại những mệnh đề toán học không thể quyết định được (không thể chứng minh và cũng không thể bác bỏ).
  • Nếu cố chứng minh Hệ tiên đề là đầy đủ thì sẽ bị mâu thuẫn. Toán học rất sợ mâu thuẫn.
  • Tóm lại, Toán học, giống như bất kỳ một lĩnh vực nhận thức nào khác, buộc phải chấp nhận một số sự thật ban đầu bằng niềm tin trực giác – tức là chấp nhận những tiền giả định.
  • KẾT LUẬN: Hilbert hiểu sai về bản chất của toán học. Nói cách khác, Hilbert kém về triết học toán học, mặc dù ông là một nhà toán học khổng lồ! Sai lầm của Hilbert xuất phát từ chủ nghĩa duy lý. Ông xứng đáng được coi là nhà duy lý số 1 của mọi thời đại – duy lý đến mức muốn triệt tiêu mọi niềm tin!

BLAISE PASCAL (1623 – 1662)

Everyone knows Blaise Pascal was a mathematical prodigy and a great scientist, but few know he was the first to discuss on the limited nature of mathematics in particular and rational thinking in general. Three hundred years later, Pascal’s philosophy was mathematically proved by Kurt Gödel’s Incompleteness Theorem …

Mọi người đều biết Blaise Pascal là một thần đồng toán học và một nhà khoa học vĩ đại, nhưng ít người biết ông là người đầu tiên nêu lên bản chất giới hạn của toán học nói riêng và tư duy duy lý nói chung. Ba trăm năm sau, triết học của Pascal được chứng minh một cách toán học bởi Định lý Bất toàn của Kurt Gödel… Tiếp tục đọc

RENÉ DESCARTES (1596 – 1650)

René Descartes, one of the greatest scientists and philosophers of all time, and one of the founders of modern rationalism, once said: “…all things in nature occur mathematically ”. Was he right? This essay would like to give a sketch of Descartes’ thoughts, with a suggestion on how powerful is the rationalist thinking…

René Descartes, một trong những nhà khoa học và triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại, và một trong những nhà sáng lập của chủ nghĩa duy lý hiện đại, từng nói: “…mọi thứ trong tự nhiên đều xảy ra theo toán học ”. Có đúng thế không? Tiểu luận này muốn vẽ ra một phác thảo tư tưởng của Descartes, với một gợi ý về sức mạnh giới hạn của tư duy duy lý… Tiếp tục đọc

Seminar on Gödel at IOP 26/12/2018 – Hội thảo về Gödel tại Viện Vật lý 26/12/2018

Gödel’s theorem forces us to change the way we think about the nature of science – rationalist thinking is powerful, but never enough to explain everything. To know the world better, we have to integrate all kind of perception. That’s the main message of the seminar on Gödel at the IOP (Institute of Physics) 26/12/2018…

Định lý Gödel buộc chúng ta phải thay đổi cách chúng ta nghĩ về bản chất của khoa học – tư duy duy lý rất hiệu quả, nhưng không bao giờ đủ để giải thích mọi thứ. Để hiểu thế giới tốt hơn, chúng ta phải tích hợp tất cả các dạng nhận thức. Đó là thông điệp chủ yếu của hội thảo về Gödel tại IOP (Viện Vật lý) 26/12/2018… Tiếp tục đọc

Unprovable Truths / Chân lý bất khả chứng

Scientists want to explain everything, but Gödel’s Theorem forces them to recognize that “To explain everything is impossible!”. That is a world-view revolution which changes once and for all our perception of the nature of science and of the perception itself…

Các nhà khoa học muốn chứng minh mọi thứ, nhưng Định lý Gödel buộc họ phải nhận ra rằng “Không thể giải thích mọi thứ được!”. Đó là một cuộc cách mạng về thế giới quan làm thay đổi một lần cho mãi mãi nhận thức của chúng ta về bản chất của khoa học và về chính bản thân sự nhận thức… Tiếp tục đọc

The Most Interesting Lecture of Gödel’s Theorem / Bài giảng hay nhất về Định lý Gödel

In a lecture of Gödel’s Theorem, Perry Marshall remarked: “Gödel’s Incompleteness Theorem definitively proves that science can never fill its own gaps. We have no choice but to look outside of science for answers”. In other words, that’s science which requires philosophical and theological knowledge to answer the questions posed by science itself.

Trong một bài giảng về Định lý Gödel, Perry Marshall nhận định: “Định lý Bất toàn của Gödel chứng minh một cách dứt khoát rằng khoa học không bao giờ có thể lấp kín những lỗ hổng của chính nó. Chúng ta không có lựa chọn nào khác là nhìn ra bên ngoài khoa học để tìm câu trả lời”. Nói cách khác, chính khoa học đòi hỏi những tri thức triết học và thần học để trả lời những câu hỏi do chính khoa học đặt ra. Tiếp tục đọc

Impression on Gödel’s Theorem / Ấn tượng về Định lý Gödel

Many people have expressed their impression on the Seminar of Gödel’s Theorem Impact on Science and Cognitive Philosophy”, hold on 18/10/2017 at Hanoi University of Social Sciences and Humanities. These beautiful impressions are a God’s gift given to me, I think so, and I would like to say Thank Him and thank all people who had supported me and shared with me deep thoughts of this theorem…

Nhiều người đã bày tỏ ấn tượng của họ về Hội thảo “Tác động của Định lý Gödel đối với Khoa học và Triết học Nhận thức”, tổ chức vào ngày 18/10/2017 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà-nội. Tôi nghĩ những ấn tượng đẹp này là một món quà Chúa ban cho tôi, và tôi muốn Tạ ơn Ngài và tạ ơn tất cả những người đã ủng hộ tôi, chia sẻ với tôi những suy nghĩ sâu sắc về định lý này … Tiếp tục đọc

Saigon Memory / Kỷ niệm Saigon Tháng 08/2017

Life has so many wonderful things to discover but seemingly only thinking men know how to enjoy the beauty of life… That is my experience during the days in Saigon, August 2017.

Cuộc sống có quá nhiều điều kỳ diệu để khám phá nhưng dường như chỉ những người có tư tưởng mới biết thưởng thức nó… Đó là trải nghiệm của tôi trong những ngày vừa qua ở Saigon. Tiếp tục đọc

Science Can’t Crack Consciousness / Khoa học không thể phá vỡ bí mật của ý thức

The more scientists try to unlock the mystery of consciousness, the more they recognize that science is powerless in deciphering this puzzle of nature. Recently, Scientific American magazine announced: “The world’s smartest physicist Edward Witten thinks science can’t crack consciousness”. This is a bad news for evolutionists, but good news for the ones who believe in Descartes’s thesis that consciousness is a non-material reality which is beyond the science.

Càng nỗ lực khám phá bí ẩn của ý thức, các nhà khoa học càng nhận ra rằng khoa học bất lực trong việc giải mã thách đố này của tự nhiên. Mới đây, tạp chí Scientific American loan báo: “Nhà vật lí thông minh nhất thế giới Edward Witten cho rằng khoa học không thể phá vỡ bí mật của ý thức”. Đây là tin buồn cho các nhà tiến hóa, nhưng là tin vui cho những người tin vào luận đề của Descartes cho rằng ý thức là một hiện thực phi vật chất vượt quá tầm với của khoa học… Tiếp tục đọc