Một vài hình ảnh đón Giao thừa Sydney Tiếp tục đọc
Đúng ngày 24/12/2013 Ngày Vọng Giáng Sinh, PhamVietHung’s Home nhận được một quà tặng bất ngờ thú vị: Bài viết “Nhận biết – Tỉnh táo” của cư sĩ Minh Đạt tại Birmingham, UK. Bài đã đăng trên trang mạng “Tin Cậy Tình Yêu” ngày 23/12/2013: http://tincaytinhyeu.wordpress.com/2013/12/23/nhan-biet-tinh-tao/
Đó là một công trình nghiên cứu ngẫu hứng, công phu, một liên hệ sâu sắc giữa khoa học với triết học và tôn giáo, trong đó chỉ ra rằng con người, ngay cả những học giả lớn như David Hilbert hay Stephen Hawking, nếu thiếu một cái tâm trong sáng và một tình yêu đích thực đối với cái Chân, Thiện, Mỹ thì cũng khó có được cái TRỰC GIÁC mẫn cảm để nhận chân sự thật. Không phải khoa học, mà chính cái Tâm và Tình yêu ấy dẫn chúng ta tới nơi có Ánh Sáng. PhamVietHung’s Home xin trân trọng giới thiệu “Nhận biết – Tỉnh táo”. Tiếp tục đọc
Christmas and New Year are almost here. It’s the time of reviewing the past and hoping for the future. On this occasion, I would like to bring 10 beautiful quotes as Greeings to the readers. Giáng Sinh và Năm Mới đã lấp ló đâu đây. Đã đến lúc nhìn lại năm đã qua và hy vọng cho năm tới. Nhân dịp này, tôi muốn gửi lời chúc mừng tới độc giả bằng 10 danh ngôn đẹp đẽ Tiếp tục đọc
Abstract: Everyone knows that Blaise Pascal was one of the greatest scientists in 17th century, but he is rather one of the greatest thinkers of all time. His thoughts constitute an exceptional chapter of epistemology, in which “Pascal’s Fire” is a miraculous event that less people know.
Mọi người đều biết Blaise Pascal là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 17, nhưng đúng hơn, ông là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của mọi thời đại. Tư tưởng của ông tạo nên một chương đặc biệt của triết học nhận thức, trong đó “Lửa của Pascal” là một sự kiện mầu nhiệm mà ít người biết. Tiếp tục đọc
Abstract: For a long time, many mathematicians have said that Hilbert’s Set of Axioms for Euclidean Geometry is a typical model of axiomatic methodology. But after reading “The Foundations of Geometry” by David Hilbert, I have doubts about the sufficiency of Hilbert’s Set of Axioms. It is not as complete as eulogised.
Trong một thời gian dài, nhiều nhà toán học đã nói rằng Hệ tiên đề Hilbert cho Hình học Euclid là một mô hình điển hình của phương pháp tiên đề. Nhưng sau khi đọc cuốn “Cơ sở Hình học” của David Hilbert, tôi nghi ngờ về tính đầy đủ của Hệ Tiên đề Hilbert. Nó không hoàn hảo như được ca tụng.
(Bài đã đăng trên Tia Sáng Tháng 08/2002) Tiếp tục đọc
Abstract: Three and half centuries ago, Blaise Pascal wrote in his Pensées: “The heart has its reasons that reason does not know”. The more I ponder on this idea, the more I approach to the core subjects of epistemology: INTUITION and the Limits of Reasoning thinking. The more I study the limits of reason, the more I comprehend the profound implications of Gödel’s Incompleteness Theorem – “The #1 Mathematical Discovery in 20th Century”.
Ba thế kỷ rưỡi trước đây, Blaise Pascal viết trong tác phẩm Pensées của ông: “Trái tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không hiểu”. Càng suy nghĩ về tư tưởng này, tôi càng tiến gần tới những chủ đề cốt lõi của nhận thức luận: TRỰC GIÁC và Giới hạn của Tư duy Lý trí. Càng nghiên cứu về giới hạn của lý trí, tôi càng thấu hiểu những ngụ ý sâu xa của Định lý Bất toàn của Gödel – “khám phá toán học số 1 của thế kỷ 20”[1]. Tiếp tục đọc