Kẻ Sĩ tặng nhau lời nói

platoHình bên: “Người khôn ngoan nói vì họ có cái gì đó để nói; Người ngu nói vì họ phải nói một cái gì đó” (Plato)

Trộm nghe: “Người giầu tặng nhau tiền bạc; Kẻ sĩ tặng nhau lời nói”…  Lời nói của cổ nhân và danh nhân là quà tặng vô giá của kẻ sĩ tặng kẻ sĩ. Tất nhiên đó không phải là những lời để học thuộc lòng, mà để lắng nghe, suy ngẫm – suy ngẫm xem họ nói gì, tại sao họ nói như thế, họ nói trong hoàn cảnh nào, họ muốn nói điều gì,… Có những lời hôm nay ta không hiểu, chưa hiểu, nhưng hãy ghi lòng, để kiểm nghiệm qua thời gian, qua thực tế cuộc sống. Ngày xưa thầy dạy tiếng Anh của tôi, GS Bùi Phụng, có lần hỏi tôi: “Have you read the Bible yet?”, tôi lắc đầu trả lời: “No, I haven’t”. Thầy nói: “If you haven’t read the Bible yet, you seem to know nothing”. Vì ngưỡng mộ thầy, nên tôi ghi nhớ câu nói đó. Nhiều năm về sau, cuộc đời đưa đẩy, tôi bỗng đọc Kinh Thánh. Khi sửng sốt khám phá ra những điều kỳ diệu trong Kinh Thánh, tôi giật mình nhớ lại lời thầy dạy. Thế mới biết những bậc tài cao học rộng chẳng nói điều gì thừa. Vậy hãy cố mà học. Đó là lý do để tôi chép lời dạy của cổ nhân lên trang PhamVietHung’s Home, như một việc làm bắt chước các kẻ sĩ… Tiếp tục đọc

Bình An (The Peacefulness in Deep Heart)

MonetsPassion_CVRMột vị vua rất thích hội họa. Ông treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được bức tranh đẹp nhất mô tả sự bình an. Nhiều họa sĩ đã trổ tài, nhiều bức tranh tuyệt tác đã được dâng lên. Nhà vua chọn ra 2 bức đẹp nhất. Ngài ngắm nhìn khá lâu, nhưng sau một hồi lưỡng lự, ngài đã quyết định trao giải cho một trong hai bức đẹp nhất đó. Tiếp tục đọc

Làm sao một bộ phận có thể hiểu được cái toàn thể?

was maths discovered or inventedHình bên: “Toán học được khám phá ra hay được phát minh?”

Một độc giả trẻ ở Saigon là Nguyễn Thái Xuân vừa gửi thư cho tôi, bầy tỏ mối băn khoăn của anh về những điều anh cảm thấy chưa thực sự “thỏa đáng” trong toán học. Mối băn khoăn đó thực ra đụng chạm tới những câu hỏi lớn:
1/ “Làm thế nào mà một bộ phận có thể hiểu được cái toàn thể?”;
2/ “Có tồn tại một hiện thực khách quan đúng như ta nhận thức không?”;
3/ “Toán học thực chất là gì?”…
Vì thế, nhất cử lưỡng tiện, tôi xin công bố ý kiến trao đổi giữa bạn Xuân với tôi trên trang phamviethung’s home thay cho một bài viết mới. Hy vọng gợi mở được một điều gì đối với tư duy khoa học và giáo dục chăng? Tiếp tục đọc