A God’s Prediction / Một dự đoán như thần

1Hình trên: Albert Einstein, người có những dự đoán như thần

Einstein’s equations have led to many strange predictions, but the strangest is probably the one of gravitational waves. We can understand his equations, but it’s hard to understand how his brain can produce such a god’s prediction…
Phương trình của Einstein dẫn tới nhiều dự đoán kỳ lạ, nhưng kỳ lạ nhất có lẽ là dự đoán về sóng hấp dẫn. Chúng ta có thể hiểu được phương trình của ông, nhưng thật khó để hiểu làm sao bộ não của ông có thể tạo ra những dự đoán như thần vậy… Tiếp tục đọc

“Rosetta stone” of cosmology has been found / Đã tìm thấy “hòn đá thử vàng” của vũ trụ học

Gravitational Waves (0)A breaking news is shaking the world: Gravitational waves have been found! I am so happy to hear this news and immediately remember to an article of mine, published in Vietnam 15 years ago: “Gravitational waves – the touchstone of cosmology”, implying that gravitational waves are the key to reveal the secret of the universe. Now is the time to discuss on this once again in the light of new discovery.
Một tin tức đặc biệt đang làm chấn động thế giới: Đã tìm thấy sóng hấp dẫn! Tôi rất đỗi vui mừng khi nghe tin này và lập tức nhớ tới một bài báo của tôi đã đăng tại Việt Nam 15 năm trước: “Sóng hấp dẫn – hòn đá thử vàng của vũ trụ học”, ngụ ý rằng sóng hấp dẫn chính là chìa khóa để vén mở bí mật của vũ trụ. Nay là lúc nên thảo luận vấn đề này một lần nữa dưới ánh sáng của khám phá mới. Tiếp tục đọc

Về “Cuộc lệch giờ trăm năm”

Thuyet Tuong DoiBài đã đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần 06/05/2014 09:51 (GMT + 7) dưới tiêu để:

VỀ “CUỘC LỆCH GIỜ TRẮM NĂM”

TTCT – Khi trông thấy cuốn sách Thuyết tương đối hẹp và rộng (*) của Albert Einstein trên bàn làm việc của tôi, một sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội về điện tử và công nghệ thông tin liền hỏi: “Tại sao Thuyết tương đối lại là một cuộc cách mạng trong khoa học hả bác?”.
Tôi ngạc nhiên vì không ngờ sau 100 năm, câu hỏi ấy hóa ra vẫn còn mới đối với nhiều người. Thay vì trả lời bạn trẻ ấy, tôi viết bài này.
Dường như dịch giả Nguyễn Xuân Xanh muốn lay động và đánh thức chúng ta…. Tiếp tục đọc

Phương trình của Chúa, Chương 16: PHƯƠNG TRÌNH CỦA CHÚA

Phương trình của Chúa

Chương 16: PHƯƠNG TRÌNH CỦA CHÚA

Tôi muốn hiểu được ý Chúa (Albert Einstein)

Hằng số vũ trụ của Einstein chưa bao giờ thực sự chết, ngay cả khi người sáng tạo ra nó đã phủi tay với nó. Trong tài liệu chuyên khảo của mình, Steven Weinberg đã vẽ ra cuộc phiêu lưu của cái hằng số kỳ quái khó nắm bắt đó [1]. Weinberg đã cho thấy việc bổ xung hằng số này vào phương trình của Einstein sẽ dẫn đến những kết quả như thế nào khi việc bổ xung đó đóng góp một số hạng bằng Λ/8πG vào tổng năng lượng có hiệu quả của chân không. Vấn đề là liệu hằng số này có phản ánh đầy đủ năng lượng trong chân không hay không, hay liệu còn có một cái gì khác đẩy vũ trụ giãn ra nữa hay không. Và nếu chỉ có một mình hằng số vũ trụ chịu trách nhiệm đó thì độ lớn của nó phải như thế nào ? Tiếp tục đọc

Phương trình của Chúa, Chương 11: SUY XÉT VŨ TRỤ

Tôi thường tự hỏi làm thế nào mà Einstein có thể tạo ra được một tiên đề đơn giản đến như thế . . . vũ trụ đơn giản đến nỗi chúng ta có thể phân tích nó trong một phương trình vi phần một chiều mọi thứ chỉ nằm trong một phương trình của thời gian mà thôi. Tất nhiên, Einstein có trực giác sắc sảo, và chắc chắn là ông đã tiến quá gần đến sự thật cách thức tồn tại của vũ trụ như ta thấy (James Peebles, nhà vũ trụ học thuộc Đại học Princeton, 1990)[1]

Tiếp tục đọc