Gödel and The End of Physics (S.Hawking) / Gödel và sự kết thúc của vật lý (S.Hawking)

Tác giả: STEPHEN HAWKING

Người dịch: PHẠM VIỆT HƯNG

1.Trong buổi nói chuyện này, tôi muốn đặt câu hỏi liệu chúng ta có thể đi bao xa trong việc tìm kiếm sự hiểu biếttri thức. Liệu có bao giờ chúng ta tìm thấy một hình thức đầy đủ của các định luật tự nhiên hay không? … Tiếp tục đọc

LÝ THUYẾT VỀ MỌI THỨ, MỘT LÝ THUYẾT KHÓ ĐẠT ĐƯỢC

Cá vàng trong bể kính tròn nhìn thấy một phiên bản hiện thực khác với hiện thực của chúng ta (Stephen Hawking)

LÝ THUYẾT VỀ MỌI THỨ, MỘT LÝ THUYẾT KHÓ ĐẠT ĐƯỢC[1]

Tác giả: Stephen Hawking và Leonard Mlodinow; Người dịch: Phạm Việt Hưng

Lời dẫn của người dịch: Tư tưởng thống nhất vật lý vốn là tham vọng “bẩm sinh” và truyền thống của vật lý học, nhưng nó bắt đầu trở thành một mục tiêu cụ thể kể từ khi Albert Einstein khởi xướng Lý thuyết trường thống nhất (Unified Field Theory) trong những năm 1920. Hậu duệ của Einstein đã tiếp tục phát triển tư tưởng của ông theo những hướng mới, với niềm tin cốt lõi rằng trước sau thể nào cũng khám phá ra Lý thuyết cuối cùng (Final Theory), hay còn gọi là Lý thuyết về mọi thứ (Theory of Everything), cho phép “giải thích được mọi khía cạnh của hiện thực”, như cách nói của Stephen Hawking. Bài báo của Hawking và Mlodinow nói cho chúng ta biết liệu có thể có một lý thuyết như thế hay không. Câu trả lời là KHÔNG – không thể có một lý thuyết duy nhất, hoặc một hệ phương trình duy nhất, mô tả đầy đủ thế giới hiện thực. Nói rõ hơn, không thể có một lý thuyết cuối cùng hoặc một lý thuyết về mọi thứ. Tiếp tục đọc