Tagore’s Quote / Trích dẫn Tagore 11/03/2021

Rabindranath Tagore (1861 – 1941):

Con người tồi tệ hơn con vật khi nó là một con vật (Man is worse than an animal when he is an animal)[1]

Short Comments:

● Tagore đoạt Giải Nobel văn chương năm 1913

● André Bourguignon, một nhà nhân loại học người Pháp, cũng đưa ra một nhận định tương tự như Tagore:

“Với việc thiết lập bạo lực và giết nhau trong loài của mình, con người tự đặt mình xuống dưới động vật” [Xem “Con người không thể đoán trước”, NXB Văn hóa Thông tin, 2004, trang 448)]

● Yann Martel, viết trong “Cuộc đời của Pi”:

“Ngay sau quầy bán vé, cha tôi cho kẻ một dòng chữ sơn đỏ lên tường: “Đố quý vị biết con vật nào trong vườn thú là nguy hiểm nhất?”. Một mũi tên chỉ về phía một tấm rèm nhỏ. Đã có biết bao nhiêu bàn tay tò mò háo hức kéo tấm rèm đó, đến nỗi chúng tôi thường xuyên phải thay cái mới. Đằng sau nó là một tấm gương” [Xem Cuộc đời của Pi, NXB Văn học, 2013, trang 62-63]

● Chú ý rằng Tagore không khẳng định con người là xấu. Ông chỉ nói rằng nó xấu khi nó tự coi nó là một con vật mà thôi. Có nghĩa là nếu con người nghĩ mình là một thực thể có ý thức đạo đức và cao quý để hành xử sao cho xứng đáng với ý nghĩ đó thì con người sẽ tốt. Mà quả thật là như thế. Người ta khác nhau và hơn kém nhau chính bởi cái ý thức đó. Ý thức là cái làm cho loài người khác hẳn loài vật. Mọi người biết điều đó, nhưng không ai biết ý thức từ đâu mà ra. Vĩnh viễn khoa học không biết, vì ý thức là cái đầu tiên phải có để ta nhận thức. Ta không thể giải thích cái đầu tiên được. Đó là ý nghĩa của Định lý Gödel.  


[1] https://www.azquotes.com/quote/942109

https://www.quotetab.com/quote/by-rabindranath-tagore/man-is-worse-than-an-animal-when-he-is-an-animal

Mad Man / Con người điên rồ

On 02/12/2014, the famous British scientist Stephen Hawking shook the world when declaring: “The development of full artificial intelligence could spell the end of the human race”. This declaration made me think of a judgement by André Bourguignon, a French humanologist in 20th century, that “For a thousand reasons, man has become a mad animal”. Yes, in the name of science and development, men are so mad that they passionately plunge into discovering and inventing things to destroy themselves…

Ngày 02/12/2014, nhà khoa học Anh nổi tiếng Stephen Hawking gây chấn động thế giới khi tuyên bố: “Sự phát triển đầy đủ của trí tuệ nhân tạo sẽ dẫn tới sự cáo chung của loài người”. Tuyên bố này làm tôi nghĩ đến một phán xét của André Bourguignon, một nhà nhân loại học người Pháp trong thế kỷ 20, rằng “Vì một ngàn lý do, con người đã trở thành một động vật điên rồ”. Vâng, nhân danh khoa học và phát triển, con người điên rồ đến mức say sưa lao vào khám phá và phát minh ra những thứ hủy diệt chính mình…

[Đây là một bài báo cũ đã đăng trên PVHg’s Home ngày 08/12/2014. Ngẫu nhiên nó giống như một cảnh báo sớm về đại dịch Corona Virus Vũ Hán hiện nay. Vậy xin công bố lại bài báo này với một chút sửa chữa, biên tập cho phù hợp với không-thời-gian hiện tại. Xin cảm ơn sự chia sẻ của độc giả]

Tiếp tục đọc

Why Sufferings? Tại sao có đau khổ?

If God is omnipotent, why does evil continue to exist? In short, why does God allow sufferings? It is the hardest question which has made me wonder for a very long time. But eventually, I have found the answer: “God sends storms to show He is the only shelter”…

Nếu Chúa là toàn năng, tại sao cái ác vẫn tiếp tục tồn tại? Nói ngắn gọn, tại sao có đau khổ? Đó là câu hỏi khó nhất làm tôi băn khoăn trong một thời gian rất dài. Nhưng cuối cùng tôi đã tìm thấy câu trả lời: “Chúa gửi bão tố xuống để cho thấy Ngài là nơi trú ẩn duy nhất”… Tiếp tục đọc

Những vị Thánh tôi thấy (The Saints I have seen)

snkmy-1997 (3)Viết tặng con gái, nhân ngày sinh nhật của con, 19/03/2015

Trong thế giới ngày nay, khi cuộc đua tranh làm giầu trở thành một lẽ sống, giáo dục, âm nhạc, nghệ thuật và nhiều giá trị tinh thần cao quý khác bị thương mại hóa, con người ngày càng vô cảm, đạo đức xuống cấp trầm trọng, nạn đói và nhiều bệnh dịch hiểm nghèo vẫn đang hành hạ một bộ phận rất lớn trong nhân loại,… thì sự kiện hơn 40 tỷ phú trên thế giới tuyên bố hiến tặng hầu hết tài sản của mình cho quỹ từ thiện Melinda Gates [1] phải được xem là một hành động vô cùng cao cả, thánh thiện – một tấm gương sáng chói nhắc nhở cho chúng ta thấy giá trị cốt lõi của con người là LÒNG NHÂN.
Với tôi, đó là những vị Thánh đang sống cùng chúng ta. Tiếp tục đọc

The Biggest Question in Human Spirit / Câu hỏi lớn nhất trong tâm khảm con người

wordpress statistics

Abstract: WordPress.com statistics on PVHg’s Home has shown that the topic “Luận về Thiện/Ác” (Discussion on the Good and the Evil) is the most interested by the readers. What does it say? It says that people wonder so much about the nature of man –man is an angel or evil? What is the true meaning of life, if it is not the endless effort to support the Good vs the Bad?…

Thống kê của WordPress.com trên PVHg’s Home cho thấy chủ đề “Luận về bản tính Thiện/Ác” (*) được quan tâm nhiều nhất. Điều đó nói lên rằng câu hỏi lớn nhất trong tâm khảm con người ngày nay vẫn là câu hỏi về bản chất con người – con người thực ra là thiện hay ác? Ý nghĩa thực sự của đời người là gì, nếu không phải là nỗ lực bênh vực cái Thiện chống lại cái Ác?… Tiếp tục đọc

Luận về bản tính thiện, ác (4): NỀN VĂN MINH SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Năm 1891, hoạ sĩ nổi tiếng người Pháp Paul Gauguin tới định cư tại hòn đảo Polynesia, hy vọng tìm thấy ở đây một thiên đường miền nhiệt đới. Nhưng quá khứ chơi bời phóng đãng đã mang đến cho ông nhiều bệnh tật. Lúc cảm thấy cái chết đã tới gần, ông dồn sức vẽ một bức tranh mà ông mô tả như “một diễn tả cuối cùng của cảm hứng nghệ thuật” – một bức tranh độc nhất vô nhị được đặt tên bằng một loạt câu hỏi: Chúng ta từ đâu tới? Chúng ta là ai? Chúng ta sẽ đi về đâu?[1]. Hơn 100 năm sau, những vấn nạn trầm trọng trên Trái Đất cũng làm cho nhiều người có nỗi day dứt như Gauguin, để rồi nêu lên câu hỏi: Nền văn minh hiện đại sẽ đi về đâu? Tiếp tục đọc

Luận về bản tính thiện, ác [3]: GENE TỘi PHẠM, một dấu hỏi lớn (?)

Trong thời buổi ngày nay, khi khoa học di truyền đạt được những thành tựu tưởng như những phép lạ, người ta có xu hướng giải thích mọi tính cách bản năng của con người bằng nguồn gốc gene. Trong lĩnh vực tội phạm học, nhiều nhà khoa học cũng muốn giải thích nguyên nhân cội rễ của tội phạm bằng một loại gene được gọi là “gene tội phạm” (crime gene). Xu hướng này xuất phát từ niềm tin cho rằng bản tính của con người là ác, như học thuyết của Tuân tử[1] hoặc của Sigmund Freud[2] đã khẳng định. Theo tờ The New York Times ngày 19/06/2011, đã có ít nhất 100 công trình nghiên cứu chỉ ra vai trò của gene trong các vụ tội phạm. Điều này cho thấy đã đến lúc phải trả lời dứt khoát câu hỏi: “Gene tội phạm có thực sự tồn tại hay không?”. Tiếp tục đọc

Luận về bản tính thiện, ác (2): HỌC THUYẾT TUÂN TỬ – HÀN PHI

Chúng ta đã biết[1] Sigmund Freud ví tâm lý con người như một tảng băng, trong đó ý thức chỉ là phần nổi bên trên, còn phần lớn chìm bên dưới là vô thức. Đáy của vô thức là những bản năng nguyên sơ, có ngay từ lúc mới sinh, được Freud gọi là “id”. Chẳng hạn khi bị đói thì bản năng “id” thúc giục em bé khóc đòi ăn, v.v. Bản năng này là hoàn toàn tự nhiên, không đạo đức và cũng không vô đạo đức.   Sau vài năm tuổi, khi đứa trẻ bắt đầu biết phân biệt bản thân với môi trường xung quanh, trong tâm thức của nó sẽ dần dần hình thành nên “cái tôi” (ego) – tâm lý muốn thoả mãn bản năng “id” bằng cách giành giật những điều kiện tốt nhất trong môi trường xung quanh về cho mình. Freud nhận xét: “Trẻ em hoàn toàn vị kỷ; chúng có những đòi hỏi mãnh liệt và nằng nặc đòi thoả mãn những đòi hỏi đó[2]. Cái tôi ấy sẽ phát triển ngày càng sâu sắc hơn và đeo đẳng suốt đời người, ngay cả khi đã hình thành ý thức: “Ở đâu có bản năng id, ở đó cái tôi sẽ có mặt”, Freud kết luận. Đó chính là bản năng vị kỷ, vụ lợi – nguồn gốc tạo nên “tính ác” trong con người – mà Tuân tử và Hàn Phi đã từng lên án từ hơn 2200 năm trước. Tiếp tục đọc

LUẬN VỀ BẢN TÍNH THIỆN, ÁC (1): HỌC THUYẾT CỦA SIGMUND FREUD

Những vụ tội phạm tầy trời xẩy ra liên tiếp trong thời gian gần đây, với sự gia tăng cả về tần suất lẫn mức độ tàn bạo, là những tiếng chuông báo động tình trạng suy đồi đạo đức và băng hoại lương tri trong xã hội. Đặc biệt, sự xuất hiện của những tội phạm cực kỳ bất nhân nhưng có gương mặt sáng sủa trí thức như Nguyễn Đức Nghĩa, có tuổi đời non choẹt như Lê Văn Luyện, có nghề nghiệp tử tế như cô giáo Nguyễn Thị Thuận, …buộc chúng ta phải xem xét lại vấn đề từ gốc rễ:

Bản tính con người là thiện hay ác? Tiếp tục đọc