Gödel’s Quote for Today / Trích dẫn Gödel cho hôm nay

Sẽ không có nguy cơ xảy ra chiến tranh nguyên tử nếu những tiến bộ trong khoa học lịch sử, khoa học về lẽ phải và nhà nước, triết học, tâm lý học, văn học, nghệ thuật, v.v. cũng đạt được tầm vóc vĩ đại như vật lý học. Nhưng thay vì đạt được tiến bộ như vậy, người ta bị choáng váng bởi sự thụt lùi đáng kể trong nhiều ngành khoa học về tinh thần.

There would be no danger of an atomic war if advances in history, the science of right and of state, philosophy, psychology, literature, art, etc. were as great as in physics. But instead of such progress, one is struck by significant regresses in many of the spiritual sciences.

Gödel’s Quotations > Quotes from Reflections on Kurt Gödel >

http://kevincarmody.com/math/goedel.html

Short Comments:

Sự thụt lùi của văn hóa tinh thần là biểu hiện của thoái hóa, thay vì tiến hóa. Gödel không chỉ là một nhà toán học lỗi lạc, mà còn là nhà triết học lỗi lạc. Triết học của ông phủ nhận Thuyết tiến hóa Darwin.

“Nền văn hoá toàn cầu ngày nay tạo ra nhiều của cải vật chất, nhưng vô trách nhiệm đối với việc chăm sóc đạo đức của con người!” (Jawaharlal Nehru, 1889-1964, cố thủ tướng Ấn Độ).

“Ngày nay khoa học kỹ thuật thì tiến lên, nhưng văn hoá thì thụt lùi” (Indỉa Gandhi, cố thủ tướng Ấn Độ, con gái cố thủ tướng Nehru)[1].

Ý kiến của hai cha con cố thủ tướng Nehru cho thấy nền văn minh đang thoái hóa. Hóa ra “Quy luật Tàn lụi” – cách nói của Mike George trong cuốn “Dưới Ánh sáng của Thiền” về Định luật Entropy – tác động cả trong xã hội học, thay vì chỉ là một định luật vật lý. Tất cả những điều này đều phù hợp với ý kiến của Kurt Gödel!


[1] https://viethungpham.com/2012/05/18/bai-toan-dao-duc-dau-la-loi-giai/

Luận về bản tính thiện, ác (4): NỀN VĂN MINH SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Năm 1891, hoạ sĩ nổi tiếng người Pháp Paul Gauguin tới định cư tại hòn đảo Polynesia, hy vọng tìm thấy ở đây một thiên đường miền nhiệt đới. Nhưng quá khứ chơi bời phóng đãng đã mang đến cho ông nhiều bệnh tật. Lúc cảm thấy cái chết đã tới gần, ông dồn sức vẽ một bức tranh mà ông mô tả như “một diễn tả cuối cùng của cảm hứng nghệ thuật” – một bức tranh độc nhất vô nhị được đặt tên bằng một loạt câu hỏi: Chúng ta từ đâu tới? Chúng ta là ai? Chúng ta sẽ đi về đâu?[1]. Hơn 100 năm sau, những vấn nạn trầm trọng trên Trái Đất cũng làm cho nhiều người có nỗi day dứt như Gauguin, để rồi nêu lên câu hỏi: Nền văn minh hiện đại sẽ đi về đâu? Tiếp tục đọc