Sự điên rồ của con người / The Madness of Men

 

Bourguignon (2)

Abstract: On 02/12/2014, the famous British scientist Stephen Hawking shook the world when declaring: “The development of full artificial intelligence could spell the end of the human race”. This declaration made me think of a judgement by André Bourguignon, a French humanologist in 20th century, that “For a thousand reasons, man has become a mad animal”. Yes, in the name of science and development, men are so mad that they passionately plunge into discovering and inventing things to destroy themselves…

Ngày 02/12/2014, nhà khoa học Anh nổi tiếng Stephen Hawking gây chấn động thế giới khi tuyên bố: “Sự phát triển đầy đủ của trí tuệ nhân tạo sẽ dẫn tới sự cáo chung của loài người”. Tuyên bố này làm tôi nghĩ đến một phán xét của André Bourguignon, một nhà nhân loại học người Pháp trong thế kỷ 20, rằng “Vì một ngàn lý do, con người đã trở thành một động vật điên rồ”. Vâng, nhân danh khoa học và phát triển, con người điên rồ đến mức say sưa lao vào khám phá và phát minh ra những thứ hủy diệt chính mình… Tiếp tục đọc

Luận về bản tính thiện, ác (4): NỀN VĂN MINH SẼ ĐI VỀ ĐÂU?

Năm 1891, hoạ sĩ nổi tiếng người Pháp Paul Gauguin tới định cư tại hòn đảo Polynesia, hy vọng tìm thấy ở đây một thiên đường miền nhiệt đới. Nhưng quá khứ chơi bời phóng đãng đã mang đến cho ông nhiều bệnh tật. Lúc cảm thấy cái chết đã tới gần, ông dồn sức vẽ một bức tranh mà ông mô tả như “một diễn tả cuối cùng của cảm hứng nghệ thuật” – một bức tranh độc nhất vô nhị được đặt tên bằng một loạt câu hỏi: Chúng ta từ đâu tới? Chúng ta là ai? Chúng ta sẽ đi về đâu?[1]. Hơn 100 năm sau, những vấn nạn trầm trọng trên Trái Đất cũng làm cho nhiều người có nỗi day dứt như Gauguin, để rồi nêu lên câu hỏi: Nền văn minh hiện đại sẽ đi về đâu? Tiếp tục đọc

LUẬN VỀ BẢN TÍNH THIỆN, ÁC (1): HỌC THUYẾT CỦA SIGMUND FREUD

Những vụ tội phạm tầy trời xẩy ra liên tiếp trong thời gian gần đây, với sự gia tăng cả về tần suất lẫn mức độ tàn bạo, là những tiếng chuông báo động tình trạng suy đồi đạo đức và băng hoại lương tri trong xã hội. Đặc biệt, sự xuất hiện của những tội phạm cực kỳ bất nhân nhưng có gương mặt sáng sủa trí thức như Nguyễn Đức Nghĩa, có tuổi đời non choẹt như Lê Văn Luyện, có nghề nghiệp tử tế như cô giáo Nguyễn Thị Thuận, …buộc chúng ta phải xem xét lại vấn đề từ gốc rễ:

Bản tính con người là thiện hay ác? Tiếp tục đọc