Professor / GS Cao Xuân Hạo (1930 – 2007)

My story today is a personal memory of me with the late Professor Cao Xuan Hao, a leading linguist in Vietnam. In the 1970s, we shared the joy of music. Thirty years later, we reunited for a discussion regarding the limitation of perception. I always consider him as a master and  a big brother of mine …

Câu chuyện của tôi hôm nay là một kỉ niệm riêng tư của tôi với cố Giáo sư Cao Xuân Hạo, một nhà ngôn ngữ học hàng đầu của Việt Nam. Trong những năm 1970, chúng tôi cùng chia sẻ niềm vui âm nhạc. Ba mươi năm sau, chúng tôi tái ngộ trong một dịp thảo luận về giới hạn của nhận thức. Tôi luôn coi ông như một người thầy và một người anh lớn của tôi …

Tiếp tục đọc

WISDOM and STUPIDITY / THÔNG TUỆ và NGU DỐT [1]

1

All history of human life has been a struggle between wisdom and stupidity” (Philip Pullman). “A fool thinks himself to be wise, but a wise man knows himself to be a fool” (William Shakespeare). Those statements are worth to be considered as useful lessons of wisdom and stupidity for everyone to ponder on…

Toàn bộ lịch sử nhân loại là cuộc đấu tranh giữa khôn ngoan và ngu xuẩn” (Philip Pullman). “Kẻ ngu nghĩ mình thông thái, nhưng người thông thái biết mình ngu” (William Shakespeare). Những phát biểu này đáng được xem như những bài học bổ ích về thông thái và ngu dốt để mọi người cùng suy ngẫm… Tiếp tục đọc

Plato’s Chariot / Cỗ xe ngựa đua song mã của Plato

Plato's chariot (1)

2500 years ago, Plato, a great philosopher in ancient Greece, compared the human mind with a charioteer who commands two horses – one is the intuition and the other the reason. The question lies in how the charioteer controls the two horses to run towards the Truth. Interestingly in the East, Confucius, who is a Plato’s contemporary, also made some insightful observations of intuition. Those are the best discussions on intuition that I would like to share with the readers…
2500 năm trước, Plato, nhà đại hiền triết cổ Hy Lạp, đã ví tư duy của con người như người lái xe ngựa đua song mã – một con ngựa là trực giác và con kia là lý trí. Vấn đề là người lái xe ngựa phải điều khiển hai con ngựa của mình như thế nào để chạy đến Chân Lý. Thật thú vị khi biết rằng ở phương Đông, một người cùng thời với Plato là Khổng tử cũng đã có những suy xét sâu sắc về trực giác. Đó là những thảo luận hay nhất về trực giác mà tôi muốn chia sẻ với độc giảTiếp tục đọc

GỐC CỦA ĐẠO

Plant a seed_Buddha quotes

Trải qua hàng ngàn năm, dân ta vốn đã có đạo tự nhiên là đạo thờ gia tiên, lại tiếp thu và chịu ảnh hưởng của 3 đạo lớn là Phật giáo, Nho giáo, Cơ đốc giáo. Nhưng gốc của tất cả các đạo là lương tâm. Không có lương tâm là vô đạo. Vô đạo thì con người không bằng con vật, khó tránh làm ác. Vậy phải học đạo, tu đạo, trau dồi lương tâm…
Đó là ý kiến của tác giả Nguyễn Hoàng Dương, 63 tuổi, từng dạy học ở vùng Sông Bé, gần xã Minh Hưng, nơi xẩy ra vụ án Bình Phước. PVHg’s Home xin trân trọng giới thiệu. Tiếp tục đọc

Đâu là nền văn minh đích thực?

Đây là tham luận của Phạm Việt Hưng tại Hội thảo “Minh triết, một giá trị văn hoá nhân loại đang phục hưng”, Hànội Tháng 09.2009. Abstract: We are living in modern civilization with so many magnificent achievements of science and technology. Many feel pround of human evolution and profoundly believe in a brighter and brighter future. But Albert Einstein once said: Take care not to make the intellect our god; it has … powerful muscles, but no personality. What did he mean? Why did he say so? This approach, “Where is the genuine civilization?”, attempts to find the answers. Tiếp tục đọc

Luận về bản tính thiện, ác (2): HỌC THUYẾT TUÂN TỬ – HÀN PHI

Chúng ta đã biết[1] Sigmund Freud ví tâm lý con người như một tảng băng, trong đó ý thức chỉ là phần nổi bên trên, còn phần lớn chìm bên dưới là vô thức. Đáy của vô thức là những bản năng nguyên sơ, có ngay từ lúc mới sinh, được Freud gọi là “id”. Chẳng hạn khi bị đói thì bản năng “id” thúc giục em bé khóc đòi ăn, v.v. Bản năng này là hoàn toàn tự nhiên, không đạo đức và cũng không vô đạo đức.   Sau vài năm tuổi, khi đứa trẻ bắt đầu biết phân biệt bản thân với môi trường xung quanh, trong tâm thức của nó sẽ dần dần hình thành nên “cái tôi” (ego) – tâm lý muốn thoả mãn bản năng “id” bằng cách giành giật những điều kiện tốt nhất trong môi trường xung quanh về cho mình. Freud nhận xét: “Trẻ em hoàn toàn vị kỷ; chúng có những đòi hỏi mãnh liệt và nằng nặc đòi thoả mãn những đòi hỏi đó[2]. Cái tôi ấy sẽ phát triển ngày càng sâu sắc hơn và đeo đẳng suốt đời người, ngay cả khi đã hình thành ý thức: “Ở đâu có bản năng id, ở đó cái tôi sẽ có mặt”, Freud kết luận. Đó chính là bản năng vị kỷ, vụ lợi – nguồn gốc tạo nên “tính ác” trong con người – mà Tuân tử và Hàn Phi đã từng lên án từ hơn 2200 năm trước. Tiếp tục đọc

LUẬN VỀ BẢN TÍNH THIỆN, ÁC (1): HỌC THUYẾT CỦA SIGMUND FREUD

Những vụ tội phạm tầy trời xẩy ra liên tiếp trong thời gian gần đây, với sự gia tăng cả về tần suất lẫn mức độ tàn bạo, là những tiếng chuông báo động tình trạng suy đồi đạo đức và băng hoại lương tri trong xã hội. Đặc biệt, sự xuất hiện của những tội phạm cực kỳ bất nhân nhưng có gương mặt sáng sủa trí thức như Nguyễn Đức Nghĩa, có tuổi đời non choẹt như Lê Văn Luyện, có nghề nghiệp tử tế như cô giáo Nguyễn Thị Thuận, …buộc chúng ta phải xem xét lại vấn đề từ gốc rễ:

Bản tính con người là thiện hay ác? Tiếp tục đọc