Chúng ta đã biết[1] Sigmund Freud ví tâm lý con người như một tảng băng, trong đó ý thức chỉ là phần nổi bên trên, còn phần lớn chìm bên dưới là vô thức. Đáy của vô thức là những bản năng nguyên sơ, có ngay từ lúc mới sinh, được Freud gọi là “id”. Chẳng hạn khi bị đói thì bản năng “id” thúc giục em bé khóc đòi ăn, v.v. Bản năng này là hoàn toàn tự nhiên, không đạo đức và cũng không vô đạo đức. Sau vài năm tuổi, khi đứa trẻ bắt đầu biết phân biệt bản thân với môi trường xung quanh, trong tâm thức của nó sẽ dần dần hình thành nên “cái tôi” (ego) – tâm lý muốn thoả mãn bản năng “id” bằng cách giành giật những điều kiện tốt nhất trong môi trường xung quanh về cho mình. Freud nhận xét: “Trẻ em hoàn toàn vị kỷ; chúng có những đòi hỏi mãnh liệt và nằng nặc đòi thoả mãn những đòi hỏi đó”[2]. Cái tôi ấy sẽ phát triển ngày càng sâu sắc hơn và đeo đẳng suốt đời người, ngay cả khi đã hình thành ý thức: “Ở đâu có bản năng id, ở đó cái tôi sẽ có mặt”, Freud kết luận. Đó chính là bản năng vị kỷ, vụ lợi – nguồn gốc tạo nên “tính ác” trong con người – mà Tuân tử và Hàn Phi đã từng lên án từ hơn 2200 năm trước. Tiếp tục đọc