Thật khó giải thích tại sao Úc xưa kia vốn là một thuộc địa của Anh, đến nay vẫn nằm trong Khối Thịnh vượng chung do Anh đứng đầu, Nữ hoàng Anh vẫn là Nữ hoàng của Úc (có một Tổng toàn quyền thay mặt cho Nữ hoàng Anh), nhưng trong một số lĩnh vực tinh thần và hoạt động xã hội quan trọng, nước Úc đã “đi chệch” khỏi truyền thống Anh. Chẳng hạn như môn bóng đá,môn thể thao truyền thống Anh, thì ở Úc hầu như không có. Nhưng rõ rệt hơn cả là vấn đề tôn giáo: Anh giáo cũng có mặt ở Úc, nhưng công giáo chiếm đa số lấn át trong số những người theo Thiên Chúa giáo. Giáo hội Công giáo Úc chịu sự lãnh đạo của Tòa Thánh Vatican. Nhà thờ lớn nhất ở Úc là Nhà thờ Đức Bà ở trung tâm Sydney, một Nhà thờ Công giáo. Úc có một Nữ Thánh duy nhất, đó là Thánh Mary Mackillop, một Nữ Thánh Công giáo…. Xin gửi tới quý vị độc giả một số hình ảnh nước Úc do tôi ghi lại qua ống kính. Hy vọng quý vị cảm nhận được một phần nào những nét đặc trưng của nước Úc như tôi thấy (xin click vào tất cả các ảnh để xem với kích thước lớn hơn). Tiếp tục đọc
Monthly Archives: Tháng Năm 2014
Thượng đế có hay không? Câu trả lời của Gautama Buddha.
Định lý Bất toàn của Kurt Gödel không nên giới hạn trong vật lý, không nên giới hạn trong toán học, không nên giới hạn trong triết học; nó thực sự mở rộng cho toàn thực tại này. Thực tại bất toàn; vì bất toàn mà làm cho một người này, đứng ở tầm nhìn này, thấy có Thượng đế; một người khác, đứng ở tầm nhìn khác, thấy không có Thượng đế.
Đó là một trích đoạn trong bài “Thượng đế có hay không?” của Cư sĩ Minh Đạt, một tiểu luận triết học đặt ra nhiều dấu hỏi đáng suy ngẫm. PVHg’s Home xin giới thiệu cùng bạn đọc… Tiếp tục đọc
SET Education và Du học Úc
“Tin hay không tin vào Thượng đế?”
Thưa quý độc giả,
Tôi vừa nhận được một lá thư từ một độc giả, liên quan đến câu hỏi có nên tin vào Thượng đế – Đấng Sáng tạo ra Vũ trụ – hay không. Tôi đặc biệt thích câu hỏi này, không phải vì nó mới, mà vì nó được nêu lên bởi một một cô gái còn rất trẻ: bạn Thùy Trang, sinh viên năm thứ nhất Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Khoa Quan hệ Quốc tế. Lâu nay tôi thường nghĩ tuổi trẻ bây giờ chỉ quan tâm tới những vấn đề thực dụng, kiếm tiền, không quan tâm tới triết học. Nhưng tôi đã lầm. Vì thế tôi đã xin phép bạn Thùy Trang được công bố cuộc trao đổi ý kiến giữa bạn ấy với tôi, và đã được bạn Trang đồng ý. Vậy PVHg’s Home xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc… Tiếp tục đọc
Về “Cuộc lệch giờ trăm năm”
Bài đã đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần 06/05/2014 09:51 (GMT + 7) dưới tiêu để:
TTCT – Khi trông thấy cuốn sách Thuyết tương đối hẹp và rộng (*) của Albert Einstein trên bàn làm việc của tôi, một sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội về điện tử và công nghệ thông tin liền hỏi: “Tại sao Thuyết tương đối lại là một cuộc cách mạng trong khoa học hả bác?”.
Tôi ngạc nhiên vì không ngờ sau 100 năm, câu hỏi ấy hóa ra vẫn còn mới đối với nhiều người. Thay vì trả lời bạn trẻ ấy, tôi viết bài này.
Dường như dịch giả Nguyễn Xuân Xanh muốn lay động và đánh thức chúng ta…. Tiếp tục đọc