Giáo Dục: Xã hội hoá hay thương mại hoá?

IANN CHUBB: Có một điều hết sức nguy hiểm đối với xã hội chúng ta hiện nay là cứ chạy theo những nguồn lợi tức thời và ngắn hạn.

Về Việt Nam ăn Tết năm nay, tôi vừa khấp khởi vui mừng, vừa phấp phỏng lo âu. Mừng vì không khí đầu tư phát triển rộn rã chưa từng có, lo vì những vấn đề “nổi cộm” về giáo dục đang gây nên tranh cãi “om sòm” trên báo chí: Tăng học phí, cổ phần hoá các trường đại học, … Mức độ “om sòm” xem chừng đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo: Toàn xã hội đã lên tiếng đòi ngành giáo dục phải xem xét lại các định hướng giáo dục mang tính chiến lược và định chế xã hội: Thương mại hoá hay xã hội hoá nền giáo dục? Tiếp tục đọc

Wake up the learner / Hãy đánh thức người học

Trẻ em tư duy chủ yếu bằng vô thức, lớn lên mới bổ sung dần dần ý thức. Vô thức có ngay từ khi lọt lòng, thậm chí ngay từ trong bụng mẹ. Các bác sĩ thường khuyên các bà mẹ có thai nên nghe âm nhạc cổ điển dịu dàng, ngắm những bức tranh phong cảnh đẹp hoặc người đẹp… là hoàn toàn có lý: Thai nhi tiếp thu thông tin về thế giới qua người mẹ ngay từ khi đang ở trong bụng mẹ, thông qua hoạt động vô thức của não. Vô thức bám theo con người trong suốt cả cuộc đời, nhưng khi ý thức lấn át vô thức, làm cho tư duy mất cái hồn nhiên sinh động, thậm chí phản tự nhiên. Chỉ có sự cộng hưởng nhịp nhàng giữa 2 loại tư duy này mới đem lại hiệu quả tốt đẹp. Tiếp tục đọc

Bản năng khao khát cái mới lạ

baby-monkeySigmund Freud, nhà tâm lý học vĩ đại, rất hay trích dẫn một câu nói của người thầy mà ông từng chịu ảnh hưởng, Jean Martin Charcot, rằng “Lý thuyết thì tốt, nhưng không ngăn được thực tiễn tồn tại”, để chỉ trích thái độ chỉ biết chấp nhận những kiến thức thu được mà không hề phê phán.

Tiếp tục đọc

Chương trình quá tải, nỗi khổ trăm bề của học sinh!

Cách đây đã lâu, một vị giáo sư gặp tôi giữa đường, tặng tôi một cuốn giáo khoa toán cải cách mới xuất bản do ông chủ biên, rồi hứng chí nói: “Kỳ này khối thằng chết!”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Anh nói thế nghĩa là làm sao?”. Ông giải thích: “Còn sao nữa, trình độ bây giờ nâng cao như thế nhiều đứa sẽ không dạy nổi đâu”.

Xin phép không bình luận về vị giáo sư đó. Tôi chỉ muốn nói rằng thực trạng giáo dục hiện nay bỗng làm tôi nhớ lại câu chuyện này, và tôi thấy ý kiến của vị giáo sư đó hoàn toàn đúng: Chương trình Toán phổ thông hiện nay đã hết sức quá tải, quá tải ngay cả đối với giáo viên chứ đừng nói tới học sinh!

Tuy nhiên, người phải chịu nỗi khổ trăm bề do chương trình quá tải gây ra là học sinh, và đằng sau các em là hàng triệu phụ huynh, tức là toàn xã hội!

Tiếp tục đọc

Einstein – Người say đắm trước những kỳ quan

einstein-1894_approx-young-sizedNăm 5 tuổi, cậu bé Einstein đã bị thôi miên bởi chiếc la bàn – quà tặng của ông bố nhằm giúp cậu con trai giải trí lúc đang phải nằm bẹp trên giường vì ốm. Đối với cậu bé, sự kiện chiếc kim cứ “bướng bỉnh” nhất định quay về một hướng nhất định là diều kỳ lạ chưa từng thấy! Năm 12 tuổi, cậu lại bị thôi miên lần thứ hai bởi cuốn Hình Học Euclid do chú Jacob tặng, đến nỗi cậu gọi đó là “cuốn sách nhỏ hình học thiêng liêng” (the holy geometry booklet). Cậu thán phục phương pháp chứng minh sáng sủa, khúc chiết, thuyết phục, và chắc chắn của Euclid như một phép lạ của tư duy. Không thể có cuốn sách nào hay hơn nữa! Tiếp tục đọc

God’s Equation by Micheal Aczel / Phương trình của Chúa, Micheal Aczel

James Peebles (Nhà vũ trụ học, giáo sư Đại học Princeton): “Tôi thường tự hỏi làm thế nào mà Einstein có thể tạo ra một tiên đề đơn giản đến như thế …vũ trụ đơn giản đến nỗi mọi thứ chỉ nằm trong một phương trình của thời gian mà thôi”.

Charlie Chaplin từng ca ngợi Einstein là “một người vĩ đại vì đã viết ra những phương trình không ai hiểu nổi”.

“Phương trình của Chúa” là một trong những phương trình như thế.

Vậy “Phương trình của Chúa” là gì? Michael Aczel sẽ cho chúng ta câu trả lời.

Tiếp tục đọc

Học giả, vất vả học thêm!

Nạn học thêm, một “khối u dị dạng” của nền giáo dục (như giáo sư Hoàng Tụy đã mô tả), thực ra là hậu quả khó tránh của một căn bệnh ủ sâu trong nội tạng học thuật của nền giáo dục – Chủ Nghĩa Hình Thức (CNHT) trong giảng dạy Toán Học. CNHT càng xâm nhập vào chương trình giảng dạy sâu bao nhiêu càng làm cho môn Toán trở nên rối rắm khó hiểu bấy nhiêu, học sinh càng bị rối óc bấy nhiêu, kiến thức cơ bản càng rỗng bấy nhiêu, và do đó càng đổ xô đi học thêm bấy nhiêu. Tiếp tục đọc

Dạy Toán – Suy nghĩ từ kinh nghiệm của các nước

Trong “thời buổi kỹ trị” ngày nay, khoa học nói chung và toán học nói riêng nhiều lúc đã được tôn sùng như “thái thượng hoàng” trong vương quốc các hoạt động trí tuệ của loài người. Vì thế, không có gì để ngạc nhiên khi thấy vấn đề giáo dục toán học bỗng nhiên trở thành một trong các đề tài được bàn cãi sôi nổi nhất trên khắp toàn cầuTiếp tục đọc