Professor / GS Cao Xuân Hạo (1930 – 2007)

My story today is a personal memory of me with the late Professor Cao Xuan Hao, a leading linguist in Vietnam. In the 1970s, we shared the joy of music. Thirty years later, we reunited for a discussion regarding the limitation of perception. I always consider him as a master and  a big brother of mine …

Câu chuyện của tôi hôm nay là một kỉ niệm riêng tư của tôi với cố Giáo sư Cao Xuân Hạo, một nhà ngôn ngữ học hàng đầu của Việt Nam. Trong những năm 1970, chúng tôi cùng chia sẻ niềm vui âm nhạc. Ba mươi năm sau, chúng tôi tái ngộ trong một dịp thảo luận về giới hạn của nhận thức. Tôi luôn coi ông như một người thầy và một người anh lớn của tôi …

Tiếp tục đọc

A Glory for the Australian Education / Một vinh quang cho nền giáo dục Úc

 

Yesterday, 02/08/2018, the International Congress of Mathematicians in Rio de Janeiro, Brazil, announced the 2018 Fields Medals awarded to four mathematicians, including Akshay Venkatesh, a famous Australian born Indian mathematician.

Ngày hôm qua, 02/08/2018, Hội nghị Toán học Thế giới (ICM) tại Rio de Janeiro, Brazil, đã công bố Giải Fields 2018 được trao cho 4 nhà toán học, trong đó có Akshay Venkatesh, một nhà toán học người Úc gốc Ấn nổi tiếng. Tiếp tục đọc

The World is One / Thế giới là Một

The World is One

Foucault pendulum has proved that the universe is one – all things are connected each other tightly not only by gravity, but by inertial force and even by something unknown. That is a law of nature. My website, PVHg’s Home, is connected to the world through many channels, some of them are in the list of links below.
Con lắc Foucault đã chứng minh vũ trụ là một – tất cả mọi thứ kết nối với nhau một cách chặt chẽ không chỉ bởi lực hấp dẫn, mà còn bởi lực quán tính và thậm chí bởi một cái gì đó chưa biết. Đó là một định luật của tự nhiên. Trang mạng PVHg’s Home kết nối với thế giới thông qua nhiều kênh, một số nằm trong danh sách liên kết dưới đây. Tiếp tục đọc

An Expensive Lesson / Một bài học đắt giá

Mars_Climate_Orbiter_-_launchAbstract: Sixteen years ago, NASA’s Mars Orbiter was burnt, due to a very “trivial” error: meters and kilograms were used confusedly with feet and pounds. Richard Cook, a NASA major scientist, acknowledged: “The units thing has become the lore, the example in every kid’s textbook from that point on. Everyone was amazed we didn’t catch it”. This is a very expensive lesson not only for science, but especially for education.
Tóm tắt: Mười sáu năm trước, Trạm Quỹ đạo Sao Hỏa của NASA bị cháy, do một lỗi rất “tầm thường”: mét và kilôgam được sử dụng lẫn với feet và pounds. Một nhà khoa học lớn của NASA là Richard Cook thú nhận: “Đơn vị đo lường là kiến thức cơ bản trong mọi cuốn giáo khoa của trẻ em, vậy mà chúng tôi không nắm được. Điều đó làm mọi người sửng sốt”. Đây là một bài học rất đắt không chỉ với khoa học, mà đặc biệt với giáo dục. Tiếp tục đọc

HỌC LÀM NGƯỜI CẢ ĐỜI KHÔNG ĐỦ

plan-a-florida-timeshare-vacation-in-hurricane-season copy

Phần lớn thủ phạm trong các vụ án nghiêm trọng đều là những người còn rất trẻ. Điều đó cho thấy rất rõ tuổi trẻ thật nông nổi. Chúng tưởng chúng khôn, nhưng thực ra rất ngu dại. Có câu châm ngôn: “Người khôn biết mình ngu, kẻ ngu tưởng mình khôn”. Tên Nguyễn Hải Dương trong vụ Bình Phước đã học đại học, nhưng trường đại học không dạy hắn những nghĩa lý làm người…

Đó là ý kiến của tác giả THÁI HÒA, đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục gia đình, trong đó tác giả cảnh báo: những đứa con bị bỏ rơi hoặc được chiều chuộng là những mối họa tiềm tàng của xã hội. PVHg’s Home xin trân trọng giới thiệu… Tiếp tục đọc

Thư ngỏ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thiếu sót của Đề thi Minh họa Môn Toán 2015

thi-tot-nghiep-thpt-2014_1(ảnh của baomoi.com)

Khổng tử nói: “Việc xấu dù nhỏ cũng không làm; việc tốt dù nhỏ cũng làm”. Hôm nay tôi có một việc phải làm, không biết là lớn hay nhỏ, nhưng tôi nghĩ là tốt cho nhiều người, đặc biệt là những người quan tâm tới giáo dục. Đó là việc thảo luận về một thiếu sót trong Đề thi Minh họa Môn Toán 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố. Ý kiến của tôi được trình bầy dưới dạng một Thư ngỏ gửi Bộ GD&ĐT. Xin giới thiệu cùng độc giả (click vào các file ảnh dưới đây để xem với kích thước lớn)… Tiếp tục đọc

“ÍCH LỢI CỦA SỰ HỌC” (Les Avantages de l’Étude)

younghugo“Les Avantages de l’Étude” (Ích lợi của sự học) là tiêu đề của một tiểu luận xuất sắc của Victor Hugo khi ông mới 15 tuổi. Mặc dù cho đến nay tôi chưa hề được đọc một chữ nào trong đó, nhưng câu chuyện về tiểu luận này gây một ấn tượng rất mạnh đối với tôi, đến nỗi tôi luôn luôn nghĩ chủ đề nó nêu lên là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất trên đời. Tại sao vậy? Vì:

Trong phạm vi hẹp, đó là vấn đề dạy và học trong nhà trường. Liệu có gì đáng quan tâm hơn việc làm thế nào để sự học của con em chúng ta được tốt đẹp, đặng các em trở nên hữu dụng, sánh vai các cường quốc năm châu. Trong phạm vi rộng, chủ đề này thực chất là vấn đề nhận thức. Phương pháp nhận thức đúng sẽ làm cho một người bình thường trở thành thông thái. Phương pháp sai sẽ biến một người thông minh thành vô dụng. Nền giáo dục ngày nay làm quá nhiều để nhồi nhét kiến thức nhưng làm quá ít để người học biết tư duy độc lập. Vì thế lượng kiến thức có nguy cơ trở thành vô dụng!
Khi GS Hoàng Tụy nhận xét trí thức được đào tạo trong thời kỳ 30-45 có vốn văn hóa tốt hơn trí thức được đào tạo sau này, tôi thừa nhận ông đúng, và tôi không thể không vắt tay lên trán để tìm hiểu xem vì sao mà nên nông nỗi ấy. Vậy sẽ không bao giờ là quá muộn khi bàn về ích lợi của sự học,…

Tiếp tục đọc

Nền Khoa học và Giáo dục Australia: Một Kim tự tháp vững chắc!

NỀN KHOA HỌC AUSTRALIA: Một kim tự tháp vững chắc! (Bài đã đăng trong cuốn: “Kỷ yếu Humboldt, Kinh nghiệm đại học quốc tế và Việt Nam”, NXB Tri Thức 2011 xuất bản ngày 18.03.2011). Năm 2010, nền khoa học và giáo dục Việt Nam đã trải qua một “cơn địa chấn” của niềm xúc động và háo hức do “sự kiện Ngô Bảo Châu” gây ra. Ai cũng phấn khởi, tự hào, nhưng những người sâu sắc tự hỏi: Chúng ta tự hào vì cái gì? Tiếp tục đọc

Chân học vs Hư học (2)

Nếu lịch sử về Sunya[1] là thí dụ điển hình của một nền chân học mang lại kiến thức bổ ích cho con người thì ngược lại, “chủ nghĩa Frege mới” (neo-Fregeanism) là thí dụ điển hình của một nền hư học chuộng hình thức, sính chữ nghĩa sáo rỗng, xa rời cuộc sống, không mang lại kiến thức bổ ích và làm rối trí học trò.

BÀI 2: “CHỦ NGHĨA FREGE MỚI”

Thông thường cái gì đã bị chứng minh là SAI thì sẽ mất hết uy tín. Nhưng lịch sử giáo dục thế kỷ 20 chứng kiến một “ngoại lệ kỳ quái”: tư tưởng hình thức của Gottlob Frege đã bị chứng minh là SAI, vậy mà nó vẫn được một số nhà toán học và giáo dục ra sức bắt chước, tạo nên cái gọi là Chủ nghĩa Frege mới. Tiếp tục đọc

Chân học vs Hư học (1)

Chân học là một nền học vấn cung cấp cho học trò những kiến thức thiết thực để làm người và hành nghề phục vụ xã hội. Ngược lại, hư học là một nền học vấn sính chuộng hình thức và hư văn – những thứ chữ nghĩa có cái vỏ hào nhoáng, “hàn lâm”, “bác học”, nhưng thực chất rỗng tuếch, vô bổ, thậm chí làm rối loạn nhận thức của học trò.

Trong cùng một nền học vấn, có thể có phần chân học, có phần hư học. Chẳng hạn, trong Nho giáo có chân nho và hủ nho. Trong giáo dục toán học cũng có “chân toán” và “hủ toán”.

Một trong những thí dụ tiêu biểu của chân toán là việc biến Cái Không trừu tượng của triết học cổ Ấn Độ thành Sunya, tức số 0 phổ dụng ngày nay.

Tiếp tục đọc