POSSIBLE and IMPOSSIBLE

SCIENCE GETS IT WRONG: GOD NOT DEAD!

(published by SIGNS of the Times in Australia, Oct 1999)

T he dizzying advance of science, particularly over the past 100 years, has bewildered us both intellectually and socially. Hope that technology might yet solve earth’s problems rises on the one hand, even as faith in our ability to cope with such a rapidly changing world plummets. Although often within the context of a spirituality, contemporary culture seems to emphasize short-term gratification rather than traditional Christian values. Violence and hedonism are all too readily embraced by the generation who will governs us in the next century. Love of classical, of the traditional, and of holy things are in demise. Quo va dis ? Where are we going ? It’s a question that has tormented humankind for millennia. But now, with the world on the brink of self-destruction, it’s imperative we find the answer ! Tiếp tục đọc

Butterfly Effect / Hiệu ứng con bướm

B ất chấp hàng loạt lý thuyết ra đời trong thế kỷ 20 dẫn tới những cuộc cách mạng đảo lộn vũ trụ quan cổ điển, đến nay tư tưởng chủ đạo của khoa học vẫn là chủ nghĩa tất định (determinism) – tư tưởng cho rằng vũ trụ vận hành theo những quy luật xác định và do đó, về nguyên tắc, khoa học phải dự báo được tương lai một cách chính xác. Nhưng thực ra Tự Nhiên phức tạp, hỗn độn (chaotic) và khó dự đoán hơn ta tưởng rất nhiều: Tính ngẫu nhiên và bất định không chỉ tác động trong thế giới lượng tử, mà ngay cả trong những hệ phức tạp (complex systems) của thế giới vĩ mô. Bản chất bất định và hỗn độn của Tự Nhiên đã được Lý thuyết hỗn độn (Theory of Chaos) mô tả một cách ẩn dụ bởi “Hiệu ứng con bướm” (Butterfly Effect): “Một con bướm vỗ cánh ở Tokyo có thể dẫn tới hậu quả là một cơn bão ở Florida một tháng sau đó(1). Tiếp tục đọc

BÊN NGOÀI KHOA HỌC

Nếu ngày xưa có rất nhiều người sùng bái thần thánh thì ngày nay có rất nhiều người sùng bái khoa học. Những người sùng bái khoa học thường tự phụ cho mình là thông thái hơn, hiểu biết hơn. Nhưng nếu quan sát thực tế thì sẽ thấy số người đi lễ nhà thờ hoặc chùa chiền ngày nay vẫn rất đông, trong đó có rất nhiều người đang làm khoa học. Tại sao vậy? Tiếp tục đọc

HENRI POINCARÉ “con quỷ toán học” làm thay đổi thế giới

C âu nói nổi tiếng của Isaac Newton, “Nếu tôi nhìn được xa hơn, ấy là vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ”, đã tạo cảm hứng cho Melvyn Bragg viết cuốn “On Giants’ Shoulders” – một cuốn sách được tờ The Times ở Anh bình luận là đã “bỏ bùa mê … và mở toang kho báu khoa học của Aladin cho mọi độc giả”. Trong số 12 nhân vật “đứng trên vai những người khổng lồ” được Bragg liệt kê để viết tiểu sử, có 3 và chỉ 3 nhân vật vừa là nhà toán học vừa là nhà vật lý:

Archimedes, Isaac Newton, và Henri Poincaré. Tiếp tục đọc

Năng lượng hạt nhân và Lý thuyết “phân tích rủi ro”

Sau vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986, ngành năng lượng hạt nhân đã mất uy tín nghiêm trọng. Nhưng trong bối cảnh “đói” năng lượng hiện nay, ngành công nghệ này đang có dấu hiệu hồi sinh, nhờ được trấn an bởi một niềm tin cơ bản cho rằng công nghệ ngày nay đã tiến bộ hơn, đảm bảo an toàn hơn, và khoa học đã cho ra đời một lý thuyết mới được gọi là “Phân tích rủi ro theo xác suất” (Probabilistic Risk Analysis) cho phép “lường trước” mọi rủi ro liên quan tới những hệ thống công nghệ phức tạp như hệ thống đường hàng không hay nhà máy điện hạt nhân, v.v.

Nhưng khái niệm tối thiểu về xác suất dạy chúng ta rằng xác suất chỉ là một khả năng dự đoán, thay vì một thực tế đã xẩy ra. Thực tế chỉ biểu lộ một kết quả ăn khớp với xác suất dự đoán khi số phép thử tăng lên vô hạn. Điều đó có nghĩa là xét cho cùng, một dự đoán về một sự cố thực tế vẫn là một trò chơi may rủi. Đó chính là lý do làm nên cái hấp dẫn của cờ bạc, nhưng lại chẳng hấp dẫn chút nào đối với những quyết định có thể ảnh hưởng tới vận mạng của hàng chục ngàn hoặc hàng triệu người, thậm chí của toàn nhân loại. Vậy hãy lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này. Tiếp tục đọc