Abstract: The greatest scientist of 20th century Albert Einstein once said: “Take care not to make the intellect our god; it has… powerful muscles, but no personality”. But despite Einstein’s warning, scientism for a long time has made science our god. However, in a world of uncertainty, scientism is becoming obsolete…
Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 từng nói: “Chú ý đừng biến trí tuệ thành chúa của chúng ta; nó có… sức mạnh cơ bắp, nhưng phi nhân tính”. Nhưng bất chấp cảnh báo của Einstein, chủ nghĩa duy khoa học trong một thời gian dài đã biến khoa học thành chúa. Tuy nhiên, trong một thế giới bất định, chủ nghĩa duy khoa học đang trở nên lỗi thời… [Phát biểu của Phạm Việt Hưng tại Hội thảo giới thiệu sách “From Certainty to Uncertainty” của David Peat, do NXB Tri Thức và Nhóm Book-Hunter đồng tổ chức ngày 26/03/2015 tại 53 Nguyễn Du]. Tiếp tục đọc
Tag Archives: hỗn độn
Sách mới: “TỪ XÁC ĐỊNH ĐẾN BẤT ĐỊNH” của David Peat
Bài giới thiệu cuốn “From Certainty to Uncertainty” của David Peat, Người dịch: Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức, Tháng 12/2011.
Vào thời điểm bản lề chuyển từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, tạp chí Times đã bình chọn Albert Einstein là “nhân vật của thế kỷ 20” (person of the century). Hầu hết mọi người đều tán thành với bình chọn này, vì không thể có một nhân vật thứ hai nào đạt được những thành tựu vĩ đại và phi thường như Einstein: Thuyết lượng tử ánh sáng, Thuyết tương đối hẹp, Thuyết tương đối tổng quát, và nhiều công trình quan trọng khác nữa. Nhưng tại sao Lev Landau, nhà vật lý lỗi lạc người Nga trong thập kỷ 1960, lại xếp Niels Bohr ở vị trí (–1) trên trục số, trong khi Einstein tương ứng với vị trí zero[1] (ám chỉ Bohr còn sâu sắc hơn Einstein)? Điều này rất khó hiểu đối với những ai không quan tâm tới vật lý, hoặc làm vật lý nhưng không quan tâm tới những vấn đề thuộc về triết học nhận thức. Để giải đáp thắc mắc này, phải tìm hiểu khá nhiều về vật lý lượng tử, đặc biệt về tư tưởng của hai nhân vật lỗi lạc này xung quanh vấn đề bản chất của hiện thực, thông qua cuộc tranh luận kéo dài của họ về tính bất định lượng tử. Đó là một trong những trang sử hấp dẫn nhất của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung. Thông qua trang sử đó, người đọc không chỉ thấy rõ chân dung hai nhà tư tưởng vĩ đại, mà còn chứng kiến một cuộc chuyển biến tư tưởng vô cùng sâu sắc của khoa học từ thế giới quan cổ điển (Einstein) sang thế giới quan hiện đại (Bohr). Tiếp tục đọc
Butterfly Effect / Hiệu ứng con bướm
B ất chấp hàng loạt lý thuyết ra đời trong thế kỷ 20 dẫn tới những cuộc cách mạng đảo lộn vũ trụ quan cổ điển, đến nay tư tưởng chủ đạo của khoa học vẫn là chủ nghĩa tất định (determinism) – tư tưởng cho rằng vũ trụ vận hành theo những quy luật xác định và do đó, về nguyên tắc, khoa học phải dự báo được tương lai một cách chính xác. Nhưng thực ra Tự Nhiên phức tạp, hỗn độn (chaotic) và khó dự đoán hơn ta tưởng rất nhiều: Tính ngẫu nhiên và bất định không chỉ tác động trong thế giới lượng tử, mà ngay cả trong những hệ phức tạp (complex systems) của thế giới vĩ mô. Bản chất bất định và hỗn độn của Tự Nhiên đã được Lý thuyết hỗn độn (Theory of Chaos) mô tả một cách ẩn dụ bởi “Hiệu ứng con bướm” (Butterfly Effect): “Một con bướm vỗ cánh ở Tokyo có thể dẫn tới hậu quả là một cơn bão ở Florida một tháng sau đó”(1). Tiếp tục đọc
HENRI POINCARÉ “con quỷ toán học” làm thay đổi thế giới
C âu nói nổi tiếng của Isaac Newton, “Nếu tôi nhìn được xa hơn, ấy là vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ”, đã tạo cảm hứng cho Melvyn Bragg viết cuốn “On Giants’ Shoulders” – một cuốn sách được tờ The Times ở Anh bình luận là đã “bỏ bùa mê … và mở toang kho báu khoa học của Aladin cho mọi độc giả”. Trong số 12 nhân vật “đứng trên vai những người khổng lồ” được Bragg liệt kê để viết tiểu sử, có 3 và chỉ 3 nhân vật vừa là nhà toán học vừa là nhà vật lý:
Archimedes, Isaac Newton, và Henri Poincaré. Tiếp tục đọc