Abstract: French people say: “Tout mystère se trouve dans le langage” (All mystery is in the language). But is there a language which allows us to discover all mysteries? Do we have enough languages to completely and perfectly describe the world around? The following story of language attempts to give an answer. Pablo Picasso nói: “Nghệ thuật là một lời nói dối làm cho chúng ta nhận ra sự thật”. Niels Bohr: “Tất cả chúng ta đều bị treo lơ lửng trong ngôn ngữ”. Lão tử: “Đa ngôn sổ cùng, Bất như thủ trung”. Kurt Godel: “Càng suy nghĩ về ngôn ngữ tôi càng ngạc nhiên không biết người ta có bao giờ hiểu nhau được chút nào không”,… Dường như những người sâu sắc đều thấy ngôn ngữ không bao giờ đủ để mô tả sự thật… Tiếp tục đọc
Tag Archives: tự quy chiếu
Nghịch lý tự quy chiếu và Siêu ngôn ngữ (self-referential paradoxes and metalanguages)
Bức tranh “Russian Ballet” (Vũ ba-lê Nga) của Max Weber cho thấy hội hoạ là một dạng ngôn ngữ có bậc tự do (độ mở, độ “lơi”) rất cao. Ngôn ngữ hội hoạ là một siêu ngôn ngữ của ngôn ngữ thông thường, giúp cho chúng ta nhận thức được sự thật theo những chiều kích sâu hơn, phong phú hơn – những chiều kích mà ngôn ngữ thông thường không thể đạt tới. Tiếng Pháp có câu: “Tout mystère se trouve dans le langage” (Mọi bí mật đều nằm trong ngôn ngữ). Khát vọng khám phá bí mật của tự nhiên xét cho cùng chính là một trò chơi ngôn ngữ – ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt nhận thức trong hành trình khám phá sự thật. Nhưng nhận thức có giới hạn, và do đó ngôn ngữ cũng có giới hạn. Hoặc nói ngược lại, ngôn ngữ bị hạn chế, do đó nhận thức cũng bị hạn chế. Đó chính là tình trạng của vật lý thế kỷ 20 mà Niels Bohr đã phải thốt lên: “Tất cả chúng ta đều bị treo lơ lửng trong ngôn ngữ”. Biết rằng ngôn ngữ và nhận thức có giới hạn đã là khó, nhưng biết rõ đâu là giới hạn của nhận thức còn khó hơn rất nhiều. Tuy nhiên Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) của Kurt Godel cho thấy giới hạn sẽ xuất đầu lộ diện khi một hệ thống nhận thức muốn nhận thức được chính bản thân nó. Tiếp tục đọc