Pictures of Reality / Những bức tranh của hiện thực

Henri Poincaré, one of the greatest mathematicians of all time, once said: “A mathematician who separates from the reality is like a painter who is lost the model”. In other words, like painting,  mathematics is a picture of reality, not the reality itself, and that’s why mathematics is always  incomplete, as what has been proved by Gödel’s Theorem.

Henri Poincaré, một trong những nhà toán học vĩ đại nhất mọi thời đại, từng nói: “Nhà toán học xa rời thực tiễn giống như một họa sĩ bị mất vật mẫu”[1]. Nói cách khác, giống như hội họa, toán học là một bức tranh của hiện thực chứ không phải bản thân hiện thực, và đó là lý do toán học luôn luôn bất toàn, như đã được chứng minh bởi Định lý Gödel. 

Thưa độc giả,

Bài viết “Giới hạn của ngôn từ, văn tự” của GS Kiều Tiến Dũng, công bố trên PVHg’s Home ngày 01/07/2018, đã nhận được nhiều comments sâu sắc và thú vị, trong đó có bình luận sau đây của ông Hà Văn Thọ:

Các định luật vật lý phải tuân thủ các phương trình toán học hay các phương trình toán học phải thụ động chạy theo mô tả các định luật vật lý? Cái nào là nguyên nhân, cái nào là kết quả? Cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào là quả trứng, cái nào là con gà?

Nếu coi toán học chỉ là ngôn ngữ thì e rằng chưa chuẩn xác bởi lẽ:

  1. Ngôn ngữ chỉ ra đời sau hiện tượng mà nó mô tả. Thí dụ, trong kho tàng ngôn ngữ của loài người thế kỷ 19 không thể có các cụm từ “Máy bay phản lực”. “Computer”, “Cơ học lượng tử” v.v…
  2. Đặc tính của ngôn ngữ là uyển chuyển trong việc phản ánh thực tại, nhiều khi tùy thuộc vào hoàn cảnh và góc độ quan sát, không có sự chuẩn xác tuyệt đối. Vì vậy tôi mới phân vân rằng F = m.a thì “a” chỉ có thể là F/m mà không thể là cái gì khác. Rõ ràng đây là “luật”.
  3. Ngôn ngữ dù là uyển chuyển nhưng vẫn không “được phép” ghép hai cái không thể (xác định) thành cái có thể (xác định). Thí dụ: √2 × √2 = 2. Chỉ có luật mới có quyền năng này.
  4. Do đó, toán học không thể là thứ phát sinh do hoàn cảnh. Nó phải cùng song song tồn tại với các hình thái khác của vũ trụ như vật lý, hóa học…
  5. Tôi tin rằng ở một nơi nào đó sâu thẳm trong vũ trụ đang lưu giữ các két sắt của Thượng đế chứa đựng tất cả mọi sự vật, trong đó có cả số mệnh của chúng ta ở đó.
  6. Thượng đế không dạy ta “từ A đến Z” bởi nếu như thế thì việc làm đó trở nên vô nghĩa. Ngài luôn thử thách chúng ra. Ví dụ như Ngài cho ta cái khái niệm gọi là số π mà với những siêu máy tính có tốc độ tính toán hàng tỷ tỷ phép tính một giây cũng không bao giờ đến được con số tận cùng của Ngài.
  7. Do đó, cuối cùng, càng ngẫm nghĩ càng thấy Tạo hóa thật diệu kỳ. Ở phương Đông thánh nhân xưa đã dạy “Sự học vô bờ”, con ở phương Tây, Newton vĩ đại đã từng nói: “Tôi không biết tôi có thể là như thế nào trước thế giới, nhưng với riêng tôi, tôi thấy mình chỉ là một đứa bé đang chơi trên bãi biển, và vui thích mỗi khi tìm được một viên sỏi nhẵn nhụi hơn hoặc một cái vỏ trai đẹp hơn so với bình thường, trong lúc đó đại dương vĩ đại của chân lý hoàn toàn chưa hề được khám phá đang trải qua trước mắt tôi”.

Vậy thì  tính “bất toàn” mà Gödel khám phá hay việc không thành công của Einstein trong việc xây dựng lý thuyết thống nhất vật lý là điều dễ hiểu.

Mặc dù có một vài cách diễn đạt chưa chính xác về mặt thuật ngữ hoặc khái niệm toán học như “số vô tỷ”, “xác định”, “không xác định”,… ý kiến của ông Hà Văn Thọ nói chung đã đụng chạm đến một trong những chủ đề quan trọng nhất của triết học nhận thức ─ vấn đề BẢN CHẤT CỦA TOÁN HỌC nói riêng và BẢN CHẤT CỦA KHOA HỌC nói chung.

Vậy, thay vì trả lời riêng ông Thọ, tôi viết tiểu luận này để trao đổi với tất cả những ai quan tâm tới câu hỏi “Thực ra khoa học là gì?” (What is Science, Really?)

Một số người, vì không có một nhận thức rõ ràng và chính xác về bản chất của toán học hoặc bản chất của khoa học, nên đôi khi hoặc nhiều khi đã bị lẫn lộn một bức tranh do con người vẽ ra với vật mẫu mà nó mô tả. Tiểu luận này sẽ làm rõ các khái niệm để tránh những nhầm lẫn đó.

1/ Định luật vật lý và phương trình toán học, cái nào có trước?

Trước khi trả lời câu hỏi trên, phải hỏi: Định luật vật lý là gì? Hoặc Định luật tự nhiên là gì? Câu hỏi này tưởng là đơn giản, nhưng nếu mở các từ điển tiếng Anh ra để tra cứu, chúng ta sẽ giật mình nhận ra rằng có rất nhiều định nghĩa khác nhau, thậm chí có những định nghĩa rất rối rắm. Rất may, tôi tìm được một định nghĩa trên Wikipedia tiếng Việt như sau:

  • Luật tự nhiên hay luật của tự nhiên là hệ thống luật được xác định bởi tự nhiên, do đó có tính phổ quát[2].

Người đầu tiên đề cập đến khái niệm luật của tự nhiên (Laws of Nature) là Aristotle. Ông cho rằng trong tự nhiên đã có sẵn những quy luật, luật lệ và công lý.

Vào thế kỷ 13, Thánh Thomas Acquinas, một nhà triết học và thần học lỗi lạc người Ý được phong thánh năm 1323, cho rằng bộ luật cao nhất là ý Chúa, rồi mới đến luật tự nhiên, và sau đó là luật của loài người. Nhưng ngay cả luật tự nhiên, thực ra cũng là bản thiết kế vũ trụ do Nhà Thiết kế Thông minh đã ban hành và buộc vũ trụ tuân thủ.

Thật vậy, trong luận văn thứ năm chứng minh sự hiện hữu của Chúa, Thánh Thomas Acquinas nói:

  • “Ở bất kỳ nơi nào tồn tại một bản thiết kế phức tạp ở đó ắt ĐÃ phải có một nhà thiết kế; Tự nhiên rất phức tạp, do đó tự nhiên ắt ĐÃ phải có một nhà thiết kế thông minh” (wherever complex design exists, there must have been a designer; nature is complex; therefore nature must have had an intelligent designer)[3].

Tuyên ngôn nói trên của Thánh Thomas Acquinas có ảnh hướng sâu rộng trong nền văn minh Tây phương trong suốt nhiều thế kỷ, và thực tế hiện nay đã trở thành tiên đề của Lý thuyết Thiết kế Thông minh (Theory of Intelligent Design), một đối thủ đáng gờm của thuyết tiến hóa.

Hầu hết các nhà khoa học vĩ đại nhất của mọi thời đại đều tiếp thu quan điểm của Aristotle và Thánh Thomas Acquinas. Trong thế kỷ 20, Albert Einstein thường quan niệm định luật tự nhiên chính là ý Chúa, trong đó Chúa được hiểu là Đấng Sáng tạo.

Ngược lại, đối với những người vô thần thì không có ý Chúa, chỉ có định luật tự nhiên. Dễ thấy quan điểm vô thần là trái với Định lý Gödel. Thật vậy, theo định lý này, mọi hệ logic đều cần đến một nguyên nhân nằm bên ngoài hệ logic đó. Nếu Tự nhiên là một hệ thống vật chất và chỉ có vật chất, nó không thể tự ban bố luật cho nó. Bộ luật của Tự nhiên phải do một chủ thể CÓ Ý THỨC nằm bên ngoài Tự nhiên, ban bố cho Tự nhiên.

Vì thế, khi chúng ta thảo luận về định luật tự nhiên, chúng ta phải lựa chọn một lập trường rõ ràng. Bài viết này quan niệm định luật tự nhiên theo quan điểm truyền thống, tức là theo quan điểm của Aristotle, của Thánh Thomas Acquinas,… và của một loạt các nhà khoa học lỗi lạc nhất sau này như Nicolaus Copernicus, Galieo Galilei, Johann Kepler, René Descartes, Blaise Pascal, Isaac Newton, Gottfried Leibniz, Louis Pasteur, Gregor Mendel, Thomas Edison, Nicolas Tesla, Albert Einstein, Werner Heisenberg, Kurt Gödel, và thậm chí của cả Stephen Hawking khi ông này còn trẻ.

Với lập trường đó, có thể kết luận:

Nếu tin rằng vũ trụ vận động không hỗn loạn, mà có trật tự tuân thủ các định luật xác định được gọi là các định luật vật lý, thì hiển nhiên là các định luật vật lý phải có trước, các phương trình toán học mô tả các định luật ấy phải có sau. Suy nghĩ này làm tôi nhớ đến chuyến du lịch Mèo Vạc, Hà Giang hồi Tháng 5 vừa qua. Ôi, cảnh vật thật hoành tráng, tuyệt vời, đúng là một sản phẩm sáng tạo của Chúa. Tôi đang muốn nói rằng cái hiện thực tuyệt vời của Mèo vạc, Hà Giang phải có trước, và những tấm ảnh tôi chụp cảnh vật Mèo Vạc, Hà Giang phải có sau. Toán học cũng thế mà thôi.

Ngày xưa xem cuốn phim “Cuốn theo chiều gió” (Gone With the Wind), tôi mê cô tài tử Vivien Leigh, và mê cả bức tranh chân dung của cô trong phim. Tôi không biết mình mê cái nào hơn, mặc dù biết rõ rằng bức chân dung của cô chỉ là một bức tranh mô tả bản thân cô mà thôi. Sau này đọc cuốn tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” của Margaret Mitchell, tôi cũng say mê cuốn tiểu thuyết đó. Tôi thán phục tác giả. Tác phẩm của bà là một bức tranh tuyệt mỹ mô tả hiện thực lịch sử của nước Mỹ thế kỷ 19, giai đoạn chiến tranh Nam-Bắc, hay hơn và dễ nhớ hơn bất kỳ một cuốn sách lịch sử nào khác..

Thì ra văn học, hội họa, khoa học, toán học… tất cả đều là những bức tranh mô tả hiện thực.

Thế giới hiện thực quá phong phú đến nỗi không thể có một và chỉ một bức tranh mô tả nó, mà phải có nhiều bức tranh khác nhau của hiện thực. Mỗi bức tranh mô tả một hoặc một số khía cạnh, một số phương diện nhất định của hiện thực. Hội họa mô tả hình thể và mầu sắc; âm nhạc mô tả sự hài hòa của âm thanh; văn chương mô tả các sự kiện và trạng thái tâm lý, cảm xúc của con người; triết học mô tả các những quy luật tối thượng của nhận thức; toán học và khoa học nói chung mô tả những quy luật của tự nhiên,… Tất cả các dạng nhận thức ấy cộng lại cũng không bao giờ đủ, không bao giờ chính xác tuyệt đối, và nhất là không bao giờ có thể thay thế được chính cái hiện thực mà nó mô tả. Đó chính là một trong những hệ quả quan trọng nhất của Định lý Bất toàn của Kurt Gödel.

Toàn bộ những thảo luận nói trên đã ngầm thừa nhận rằng tồn tại một thế giới hiện thực khách quan “ở ngoài kia”, được coi là “vật mẫu”, và toán học chỉ là bức tranh mô tả vật mẫu ấy.

Có một vật mẫu được loài người chiêm ngắm hàng ngày để rồi trở thành một thách thức vĩ đại đối với toán học, đó là BA VẬT THỂ gồm Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất. Isaac Newton không chỉ băn khoăn tại sao quả táo rơi, mà còn băn khoăn về chuyển động của “Ba Vật Thể” ─ Nếu biết trước vị trí của “Ba Vật Thể”, liệu có thể vẽ ra được quỹ đạo chuyển động của từng vật thể trong bộ ba ấy dưới tác dụng của lực hấp dẫn hay không? Đó là “Bài toán Ba Vật Thể” (Problème à Trois Corps), một bài toán nổi tiếng trong lịch sử toán học, khó đến mức những tài năng toán học lỗi lạc nhất của các thế kỷ 18, 19 như Leonard Euler, Louis Lagrange,… đều bó tay (chỉ giải được trong những trường hợp đặc biệt).

Trong thế kỷ 19, vua Thụy Điển Oscar II đã treo Giải thưởng lớn cho ai giải được bài toán đó. Phải đợi mãi đến năm 1889 mới có một lời giải đoạt Giải thưởng, đó là Lời giải của Henri Poincaré. Mặc dù lời giải này không đi đến kết thúc, nhưng nó đã mở ra một lý thuyết mới, quá khó hiểu đối với người đương thời, đó là việc khám phá ra bản chất hỗn độn và bất định của các hệ động lực học phức tạp[4]. Lời giải của Poincaré chính là bức tranh mô tả tính hỗn độn của các hệ động lực phức tạp trong thế giới hiện thực! Poincaré không thể vẽ ra quỹ đạo chuyển động của “Ba Vật Thể”, vì nó bất định và hỗn độn. Đó chính là lần đầu tiên toán học đụng tới khái niệm bất định. Nhưng toán học của Poincaré quá khó hiểu nên nó bị bỏ quên. Mãi tới những năm 1960-1970 nhân loại mới giật mình nhận ra điều đó, để tôn vinh Poincaré như  người đã đặt nền móng cho Lý thuyết Hỗn độn (Theory of Chaos).

Vì khám phá của Poincaré về tính bất định quá khó hiểu đến nỗi đã bị lãng quên nên nhân loại lần đầu tiên thực sự bị choáng váng bới tính BẤT ĐỊNH khi bước chân vào thế giới lượng tử.

Thật vậy, Cơ học lượng tử đã gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc chưa từng có về nhận thức tự nhiên đầu thế kỷ 20. 

Bản thân khái niệm bất định đã gây ra khủng hoảng lớn, bởi khoa học trước đó luôn luôn được xem là tập hợp những nhận thức về các định luật xác định của thế giới hiện thực. Nhưng khủng hoảng lớn nhất là câu hỏi làm rung chuyển nền tảng của nhận thức: Bản chất của hiện thực là gì? Có thật sự tồn tại một hiện thực khách quan “ở ngoài kia” không? Có thật sự tồn tại “vật mẫu” để chúng ta mô tả không? Hay đó chỉ là một ảo ảnh, do tâm thức tạo ra?

Số là trong thế giới lượng tử, khoa học bất lực trong việc đồng thời xác định các yếu tố vật lý của các hạt hạ nguyên tử, như khoa học đã từng thành công trong các quan sát thiên văn hoặc quan sát những chuyển động trong thế giới thông thường. Bạn có thể xác định đồng thời vị trí và tốc độ của một tên lửa trong không gian nếu bạn biết những điều kiện ban đầu của nó. Nhưng bạn không thể làm điều tương tự với một hạt lượng tử, chẳng hạn, bạn không thể đồng thời xác định tính sóng và tính hạt, hoặc vị trí và tốc độ của nó. Điều này dẫn tới sự ra đời của Nguyên lý Bất định, do Werner Heisenberg nêu lên năm 1927, và được Niels Bohr nhiệt liệt ủng hộ. Nhưng Albert Einstein quyết liệt chống đối. Cuộc tranh cãi về bản chất bất định của thế giới lượng tử bùng nổ giữa hai đại diện khổng lồ về vật lý của thế kỷ 20. Đối với Einstein, không có cái gọi là bất định của thế giới hiện thực, chỉ có sự kém cỏi của con người trong việc nhận thức thế giới ấy mà thôi. Trái lại, Bohr quả quyết rằng bất định là bản chất của thế giới lượng tử, thậm chí ông còn đi xa tới mức cho rằng ngay cả sự tồn tại của một hiện thực lượng tử cũng có thể là điều đáng nghi ngờ. Điều này vượt quá xa khả năng trực giác của con người nói chung và của chính bản thân Einstein.

Einstein được xem là nhà vật lý theo chủ nghĩa cổ điển, tin rằng thế giới hiện thực, dù ở bất kỳ cấp độ nào, vĩ mô hay vi mô, thông thường hay lượng tử, cũng đều tồn tại khách quan và độc lập với con người. Dù có con người hay không, dù con người có quan sát cái hiện thực ấy hay không, nó vẫn tồn tại “ở ngoài kia”. Quan điểm của Einstein cũng tương tự như Poincaré, thế giới hiện thực là “mẫu vật”, và khoa học là “bức tranh mô tả mẫu vật”.

Nhưng tính bất định lượng tử đặt ra một giới hạn về nhận thức của con người đối với cái gọi là “hiện thực lượng tử”. Chúng ta không bao giờ có thể biết rõ cái thế giới bất định ấy. Đây chính là tâm điểm của cuộc khủng hoảng về nhận thức trong vật lý học đầu thế kỷ 20. Các nhà khoa học bối rối đặt ra nhiều câu hỏi không thể trả lời:

  • Bản chất của hiện thực lượng tử là gì?
  • Có một hiện thực ở cấp độ lượng tử hay không?

Theo Bohr, không thể có câu trả lời thấu đáo, bởi vì mọi câu trả lời đều sử dụng từ ngữ, tranh ảnh, mô hình của thế giới thông thường, trong khi thế giới lượng tử là một thế giới hoàn toàn khác về bản chất, không tuân thủ những quy tắc của thế giới thông thường. Áp đặt khái niệm của một thế giới đã biết vào một thế giới chưa hề biết và có thể không bao giờ biết, bản thân việc đó đã là sai lầm, khiên cưỡng, và tất yếu sẽ rắm rối, bất định.

  • “Gần như ông (Niels Bohr) đã gợi ý rằng khoa học như chúng ta thấy cuối cùng đã đạt tới một giới hạn và không thể tiến xa hơn…”[5]

Bohr đã thực sự đẩy cuộc tranh cãi về bất định lượng tử với Einstein thành cuộc tranh cãi về triết học nhận thức, trong đó ông cho rằng:

  • “Có lẽ, xét cho cùng, không có hiện thực lượng tử. Có thể hiện thực lượng tử chỉ tồn tại như một khái niệm trong tư duy của chúng ta…. Có thể những khái niệm về “sự tồn tại” và những “cấp độ nền tảng” là quá phù du đến nỗi chúng lẩn biến khỏi sự đụng chạm của chúng ta”[6].

Đến chỗ đó thì Einstein thất vọng tột độ.

  • “Ông không thể tin mặt trăng ngừng tồn tại khi ông không quan sát nó. Nhưng nếu Bohr đúng thì đối với Einstein, vũ trụ đơn giản là chẳng còn ý nghĩa gì nữa[7].

Vậy Bohr đúng hay Einstein đúng? Nhà vật lý Basil Hiley trả lời:

  • Các nhà vật lý ngoài miệng thì nói theo Bohr và phủ nhận Einstein, nhưng cuối cùng phần lớn trong số họ lại chẳng hiểu những gì Bohr nghĩ và rồi vẫn suy nghĩ như Einstein[8]

Toàn bộ câu chuyện trên nói lên điều gì?

Nó nói rằng khoa học đã đạt tới giới hạn của nhận thức. Tại giới hạn này, tất cả những gì chúng ta nói về định luật vật lý như một “mẫu vật” có thể không hoàn toàn chính xác, vì xét cho cùng, bất kể điều gì chúng ta kết luận, cũng chỉ là một nhận định xuất phát từ ý thức, từ tâm trí của chúng ta, thay vì đó chính là sự thật. Trước tình thế mập mờ này mà khoa học không thể quyết định dứt khoát, bắt buộc chúng ta phải sử dụng tới ĐỨC TIN.

Theo Đức tin truyền thống mà Henri Poincaré, Albert Einstein, và rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc khác tin tưởng, thì các định luật vật lý là những bộ luật của tự nhiên, do Chúa, tức Đấng Sáng tạo, ban hành và áp đặt. Ngày nay, khái niệm Chúa được diễn tả bởi nhiều thuật ngữ khác, như “Bà Mẹ Tự Nhiên” (The Mother Nature), Đấng Thiết Kế Thông Minh của Vũ trụ (The Greatest Intelligent Designer), Đấng Lập trình Vũ trụ (The Greatest Programmer).

Khoa học càng phát triển càng cung cấp thêm nhiều bằng chứng của Đấng Thiết kế Thông minh của vũ trụ. Điển hình là việc khám phá ra DNA năm 1953. Nhà sinh học Francis Collins gọi mã DNA (DNA Code) là “Ngôn ngữ của Chúa”, vì đó là chương trình hướng dẫn sự sống hình thành và phát triển. Đó là một chương trình vĩ đại, bắt buộc phải có tác giả. Perry Marshall, một kỹ sư công nghệ thông tin nổi tiếng ở Mỹ, đồng thời là một nhà doanh nghiệp, đang treo Giải thưởng 5 triệu USD cho ai có thể chỉ ra NGUỒN GỐC của mã DNA! Nhờ bằng chứng DNA, nhà triết học nổi tiếng người Anh Antony Flew, vốn là một đại diện tiêu biểu của tư tưởng vô thần, từng lớn tiếng bênh vực thuyết tiến hóa, nay đã thay đổi lập trường 180 độ khi ông tuyến bố “ắt phải có một Trí tuệ Siêu Thông minh” (There must be a Super-Intelligence). Ông bị các nhà tiến hóa coi như kẻ phản bội!

Tóm lại:

Định luật vật lý là bộ luật của Tự nhiên, do Đấng Thiết kế Vũ trụ ban hành; các phương trình toán học là bức tranh do loài người vẽ ra để mô tả bản thiết kế ấy.

Khi Galileo Galilei nói:

  • “Toán học là ngôn ngữ Chúa đã sử dụng để viết về vũ trụ” (Mathematics is the language with which God has writeen the universe),

chúng ta nên hiểu cái THẦN của câu nói này, thay vì hiểu một cách máy móc dò từng câu đếm từng chữ. Câu đó nên được hiểu là những nguyên lý vũ trụ là do Chúa ban hành, và Ngài có thể tiết lộ cho chúng ta biết dưới dạng ngôn ngữ toán học. Bức tranh mà loài người mô tả vũ trụ chính là kết quả của sự tiết lộ đó.

Vì không ý thức rõ đâu là vai trò của Thượng Đế, đâu là vai trò của con người, nên đôi khi chúng ta có những phát biểu thiếu chính xác. Chẳng hạn, hãy thử xét 5 thí dụ sau đây:

  • Ba định luật di truyền của Mendel chỉ ra rằng ắt phải có phần tử di truyền.
  • Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton giải thích tại sao quả táo rơi.
  • Định luật Tạo sinh của Pasteur khẳng định sự sống chỉ ra đời từ sự sống.
  • Thuyết tương đối của Einstein gây nên một cuộc cách mạng về nhận thức đầu thế kỷ 20.
  • Định lý Bất toàn của Gödel nói rằng mọi hệ logic đều bất toàn.

Trong 5 ý kiến trên, 3 ý kiến đầu tiên là SAI, vì không có một định luật tự nhiên nào là “của” con người hoặc do con người làm ra. Con người chỉ có thể ban hành những bộ luật áp dụng trong đời sống xã hội của loài người. Còn các định luật tự nhiên là những bộ luật vốn có của tự nhiên, do Chúa / Thượng Đế ban hành. Vì thế 3 câu đầu tiên cần sửa lại cho chính xác như sau:

  • Ba định luật di truyền do Mendel khám phá chỉ ra rằng ắt phải có phần tử di truyền.
  • Định luật vạn vật hấp dẫn do Newton khám phá giải thích tại sao quả táo rơi.
  • Định luật Tạo sinh do Pasteur khám phá khẳng định sự sống chỉ ra đời từ sự sống.

Cũng có thể nói:

  • Ba định luật Mendel về di truyền chỉ ra rằng ắt phải có phần tử di truyền.
  • Định luật Newton về hấp dẫn giải thích tại sao quả táo rơi.
  • Định luật Pasteur về Tạo sinh khẳng định sự sống chỉ ra đời từ sự sống trước nó.

Khi đó các chữ “Mendel, Newton, Pasteur” phải được hiểu là các tính từ. Trong tiếng Anh sẽ viết:

  • Tree Mendelian laws of inheritance point out that there must be a genetic element
  • Newtonian law of gravity explains why an apple falls
  • Pasteurian law of biogenesis asserts that life comes only from previous life.

Câu thứ tư, “Thuyết tương đối của Einstein…” là đúng, vì Thuyết tương đối là lý thuyết của Einstein và do Einstein nêu lên để mô tả tính tương đối của các hiện tượng vật lý. Mặc dù Thuyết tương đối của Einstein cũng phản ánh một quy luật phổ quát trong vũ trụ, nhưng một khi đã gọi nó là một “thuyết”, tức một lý thuyết, thì đó là một sản phẩm do con người tạo ra.

Câu thứ năm, “Định lý Bất toàn của Gödel…” cũng đúng, vì Định lý Bất toàn là của Gödel và do Gödel nêu lên để mô tả tính bất toàn của toán học (tính không đầy đủ hoặc mâu thuẫn của toán học). Mặc dù định lý cũng phản ánh một quy luật phổ quát của hiện thực, nhưng một khi đã gọi nó là một định lý thì có nghĩa nó là một phát biểu của con người về một quy luật nào đó. Từ điển Collins định nghĩa khái niệm “định lý” (theorem) như sau: “Một định lý là một phát biểu trong toán học hoặc logic mà nó có thể chứng minh được là đúng bằng lập luận” (A theorem is a statement in mathematics or logic that can be proved to be true by reasoning)[9]

2/ Nghịch lý Con gà và Quả trứng

Không nên so sánh cặp khái niệm “định luật – phương trình” với cặp khái niệm “con gà – quả trứng”, vì trong nghịch lý Con gà và Quả trứng, không thể nói cái gì có trước, cái gì có sau. Trong khi đó, có thể nói dứt khoát định luật có trước, các phương trình toán học có sau.

Thiết nghĩ, “Bà Mẹ Tự Nhiên” cố tình đặt ra những nghịch lý để thách đố loài người, nhằm dạy cho loài người phải học khiêm tốn, phải học lễ độ, chớ nên vỗ ngực ta có thể giải thích được mọi sự thật. Nói cách khác, “Bà Mẹ Tự Nhiên” muốn dạy chúng ta rằng:

  • Tin vào lý luận thì tốt, nhưng chỉ tin vào lý luận thì dốt!

Với những người có trực giác nhạy bén thì Nghịch lý Con gà và Quả trứng đã ngầm ngụ ý rằng:

  • Khoa học vĩnh viễn không bao giờ có thể giải thích được nguồn gốc sự sống!

Đó chính là một trong những lý do để thuyết tiến hóa, cụ thể là Thuyết Phi Tạo sinh (Abiogenesis) của thuyết tiến hóa, liên tiếp thất bại trong các thí nghiệm chứng minh nguồn gốc sự sống. Những thí nghiệm này muốn biến trí tưởng tượng của Charles Darwin về “Cái ao ấm áp” thành hiện thực.

Trí tưởng tượng ấy nói rằng trong một môi trường đặc biệt, một cơ may sẽ xảy ra làm cho sự sống ra đời một cách tình cờ và ngẫu nhiên từ vật chất không sống. Vấn đề chỉ là thời gian. Thời gian sẽ tự nó tạo ra các phép lạ (!!!).

Nhưng đã hơn 150 năm trôi qua, mọi thí nghiệm đều thất bại. Để vượt qua tình trạng đáng xấu hổ này, các nhà tiến hóa đã bịa ra một giả thuyết mới được gọi là Giả thuyết RNA, nhưng lập tức giả thuyết này lại làm nẩy sinh những giả thuyết mới nữa. Chuỗi giả thuyết ấy có nguy cơ nối tiếp nhau kéo dài mãi mãi, không có giả thuyết nào biến thành hiện thực. Ai dám nói đã có giả thuyết thành công thì hãy gửi kết quả đến Ủy ban Nobel. Nếu đúng, chắc chắn giả thuyết đó sẽ trở thành một lý thuyết khoa học vĩ đại xứng đáng 10 Giải Nobel! Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy thuyết tiến hóa KHÔNG HỀ có một Giải Nobel nào, thậm chí không hề có một giải thưởng bình thường nào!

Trở lại với câu hỏi của ông Hà Văn Thọ, xin kết luận: Khi ta đề cập đến công thức F = ma thì một nhà khoa học có đầu óc triết học tốt sẽ có thể ĐỒNG THỜI liên tưởng đến 2 đối tượng:

  • Một, Thương Đế, Đấng ban hành các định luật vũ trụ. Định luật ấy vô hình, và vũ trụ tuân thủ nó từ lúc chưa có con người. Định luật ấy là cái THẦN của công thức đó.
  • Hai, con người ─ người đã khám phá ra định luật đó, và biểu diễn nó dưới dạng toán học là F = ma. Sự biểu diễn dưới dạng toán học đó là cái HÌNH THỨC BÊN NGOÀI của cái định luật đó.

Liệu cái hình thức bên ngoài đó có thể hiện CHÍNH XÁC 100% với cái định luật vốn có của tự nhiên do “Bà Mẹ Tự Nhiên” đặt ra không? Chúng ta không bao giờ biết, nhưng chúng ta TIN rằng nó mô tả chính xác, chừng nào chúng ta không thấy có bất cứ một dữ liệu nào để nghi ngờ nó. Nhưng dù có chính xác 100% hay 99% hay 70%,… một người có nhận thức sáng suốt sẽ không bao giờ nhầm lẫn một bức tranh với một mẫu vật mà nó mô tả, bất kể bức tranh ấy mô tả giỏi bao nhiêu. Vì thế, khi nhìn vào công thức F = ma, chúng ta có quyền nghĩ đến một định luật cơ học chi phối vũ trụ “ở ngoài kia”, nhưng cần phải nhớ rằng tất cả những gì chúng ta diễn giải, trình bày về F = ma, thao tác những biến đổi toán học trên công thức này, … thì chúng ta vẫn chỉ đang vờn trên bức tranh mô tả cái định luật ấy mà thôi. Một họa sĩ không bao giờ có thể nhầm bức tranh của mình với cái mẫu vật mà mình đang vẽ. Trong hội họa, điều này quá dễ hiểu. Trong khoa học, câu chuyện có vẻ khó hiểu, ấy là vì chúng ta không nhìn thấy cái định luật ấy hiện ra trước mắt để so sánh với cái công thức mô tả định luật ấy. Vì thế đôi khi chúng ta chỉ nhìn vào công thức rồi TƯỞNG LẦM đó chính là cái định luật mà nó mô tả!

Thí dụ nói: “Định luật Di truyền của Mendel ra đời năm 1865”. Nói như vậy là nhầm lẫn Mendel với Chúa, Phải nói một cách chính xác hơn, rằng Định luật Di truyền do Mendel khám phá, đã được Mendel công bố vào năm 1865.

3/ Toán học là một ngôn ngữ và ngôn ngữ toán học

Khi nói “toán học là một ngôn ngữ mô tả tự nhiên” thì điều đó ngụ ý toán học là một dạng ngôn ngữ, một kiểu diễn đạt, một cách trình bày về thế giới tự nhiên, chứ không ám chỉ “toán học chỉ là một ngôn ngữ…”. Nếu nói “Toán học chỉ là một ngôn ngữ…” thì vô tình đã hạ thấp ý nghĩa của toán học, coi toán học đơn giản chỉ là một phương tiện như chiếc xe đạp, cái kìm, cái búa,.. Như vậy đã tước đoạt của toán học nhiều chức năng khác của nó, chẳng hạn toán học là một triết học về tự nhiên, như Newton từng nói,…

Mặt khác, không nên kỳ vọng vào bất kỳ một định nghĩa nào trong bất kỳ một từ điển nào có thể được coi là hoàn chỉnh, đầy đủ, mà chỉ có thể hy vọng mỗi định nghĩa có thể mô tả được một khía cạnh nào đó, một phần nào đó của sự vật hoặc sự việc mà thôi. Đó là một hệ quả của Định lý Gödel. .

Thí dụ nói: Toán học là tính toán, cộng, trừ, nhân, chia, khai căn,.. Định nghĩa như thế KHÔNG SAI, nhưng không đầy đủ. Không có một định nghĩa nào trả lời câu hỏi “Toán học là gì?” một cách tuyệt đối chính xác và đầy đủ.

Để cho dễ hiểu, có thể so sánh toán học với hội họa. Hội họa cũng là một ngôn ngữ đặc thù. Hội họa mô tả thế giới hiện thực phong phú thế nào thì toán học cũng mô tả thế giới hiện thực phong phú thế ấy. Tuy nhiên có những khía cạnh hội họa mô tả được nhưng toán học bất lực, và ngược lại. Vì thế, hội họa và toán học có thể bổ sung cho nhau rất tuyệt vời. Mở rộng ra, các dạng nhận thức khác nhau sẽ bổ sung cho nhau rất tuyệt vời. Lý luận và đức tin bổ sung cho nhau rất tuyệt vời. Việc đề cao và tuyệt đối hóa một dạng nhận thức nào đó, xét cho cùng, đều là ấu trĩ về nhận thức. Không bao giờ có một dạng nhận thức nào là đầy đủ, nhưng có thể có một nhận thức đầy đủ hơn bằng cách kết hợp nhiều dạng nhận thức với nhau. Vì thế người khiêm tốn sẽ học được nhiều. Người tự phụ sẽ học được ít. Người “chỉ tin vào lý luận” sẽ học được ít, người biết kết hợp lý luận với đức tin sẽ học được nhiều. Đó là lý do để những bộ não siêu việt như René Descartes, Blaise Pascal, Isaac Newton, Louis Pasteur, Gregor Mendel, Lord Kelvin, Max Planck, Albert Einstein, Werner Heisenberg, Kurt Gödel,… mặc dù giỏi lý luận và chứng minh không ai bằng, các vị đó vẫn tin tưởng mạnh mẽ vào sự hiện hữu của Chúa. Mấy ông khoa học tầm cỡ như Richard Dawkins hoặc còn thấp hơn thế nữa làm sao hiểu nổi tư tưởng thâm thúy của các vị đó?

Tôi cho rằng những người “chỉ tin vào lý luận” chắc chắn là rất dốt nát về nghệ thuật, tức là rất kém văn hóa, bởi giá trị cốt lõi của nghệ thuật không phải ở lý luận, mà ở cảm xúc, ở sự rung động. Pablo Picasso từng nói một câu bất hủ:

  • “Nghệ thuật là một lời nói dối để mô tả sự thật”.

Câu nói này rất phi logic, phi lý luận, nhưng chúng ta vẫn hiểu, Tại sao vậy? Vì chúng ta không dùng lý luận để mổ xẻ câu nói của Picasso. Chúng ta dùng cảm xúc để bắt được cái thần trong câu nói của ông. Chính những bức tranh trừu tượng và lập thể của Picasso là sự diễn giả tư tưởng trong câu nói của ông.

Ngược lại, một người biết lắng nghe, thích thảo luận để tìm ra chân lý, sẽ tự làm giàu kiến thức của mình một cách nhanh chóng.

4/ Vài ý kiến cụ thể

Ông Thọ viết: “Ngôn ngữ dù là uyển chuyển nhưng vẫn không “được phép” ghép hai cái không thể (xác định) thành cái có thể (xác định). Thí dụ: √2 × √2 = 2. Chỉ có luật mới có quyền năng này”

Trong câu nói trên, phép nhân hai số vô tỷ thành một số hữu tỷ được ông Thọ diễn tả là “ghép hai cái không thể (xác định) thành cái có thể (xác định)…”. Cách diễn đạt đó thiếu chính xác về thuật ngữ toán học. Số vô tỷ căn bậc 2 của 2 không phải là số “không thể xác định”, bởi vì người ta có thể XÁC ĐỊNH được bất kỳ một chữ số nào của nó nếu có đủ thời gian và đủ sức lực. Nói cách khác, người ta có thể BIẾT được, TÍNH được bất kỳ một chữ số nào của nó ở bất kỳ một vị trí nào trong dãy các chữ số của nó, miễn là có đủ thời gian. Những số như thế trong toán học được coi là tính được (computable), tức là xác định được. Chỉ có những số nào không thể tính được (uncomputable), không thể xác định được bất kỳ một chữ số nào của nó thì mới gọi là không xác định. Vậy trong toán học có con số nào là KHÔNG XÁC ĐỊNH, KHÔNG THỂ TÍNH ĐƯỢC hay không? Xin trả lời rằng có. Đó là số Omega, do Gregory Chaitin khám phá ra, khi ông phát triển Định lý Gödel và Sự cố dừng (The Halting Problem) của Alan Turing. Nhưng chuyện đó vượt ra khỏi phạm vi của tiểu luận này. Xin hẹn dịp khác.

Ông Thọ viết: “Tôi tin rằng ở một nơi nào đó sâu thẳm trong vũ trụ đang lưu giữ các két sắt của Thượng đế chứa đựng tất cả mọi sự vật, trong đó có cả số mệnh của chúng ta ở đó”.

Đây là một NIỀM TIN. Chúng ta, mỗi người đều có một niềm tin hoặc đức tin riêng của mình. Tôi vui mừng chia sẻ với ông Hà Văn Thọ về niềm tin này, vì tôi cũng tin có Thượng Đế ─ Đấng Sáng tạo của vũ trụ và là Chúa của chúng ta. Ngài không chỉ ban hành các định luật vật lý (như Einstein tin), Ngài còn quan phòng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta (mà Einstein không tin, nhưng Pascal, Newton, Pasteur, Gödel,… tin).

Ông Thọ nói : “Thượng đế không dạy ta “từ A đến Z” bởi nếu như thế thì việc làm đó trở nên vô nghĩa. Ngài luôn thử thách chúng ra. Ví dụ như Ngài cho ta cái khái niệm gọi là số π mà với những siêu máy tính có tốc độ tính toán hàng tỷ tỷ phép tính một giây cũng không bao giờ đến được con số tận cùng của Ngài”.

Tôi nhất trí, Chúa không để lộ hết mọi sự thật cho chúng ta biết, bởi nếu như thế thì chúng ta sẽ trở thành…. Chúa! (Chúa chưa tiết lộ hết bí mật mà nhiều người đã muốn thay Chúa giải thích mọi thứ rồi đấy).

Tuy nhiên Chúa dần dần vén mở cho chúng ta nhiều sự thật, theo cách của Ngài, mà chúng ta không thể đoán trước được. Theo tôi, Định lý Gödel là một món quà tặng vô giá của Chúa, bởi nó dạy cho chúng ta biết rằng chúng ta chớ có dại dột tưởng rằng mấy cái lý luận toán học của chúng ta là đủ để có thể khám phá ra mọi chân lý, như ngài David Hilbert và các môn đệ từng nghĩ. Ai đó “chỉ tin vào lý luận” là không hiểu gì Định lý Gödel, và tự để lộ sự ngây thơ ấu trĩ về triết học toán học, triết học nhận thức.

Riêng về số pi (π) , xin chia sẻ với ông Thọ rằng đó là một số vô tỷ nhưng xác định, như tôi đã giải thích ở trên về khái niệm xác định trong toán học.

Ông Thọ nói: “Do đó, cuối cùng, càng ngẫm nghĩ càng thấy Tạo hóa thật diệu kỳ. Ở phương Đông thánh nhân xưa đã dạy “Sự học vô bờ”, còn ở phương Tây, Newton vĩ đại đã từng nói: “Tôi không biết tôi có thể là như thế nào trước thế giới, nhưng với riêng tôi, tôi thấy mình chỉ là một đứa bé đang chơi trên bãi biển, và vui thích mỗi khi tìm được một viên sỏi nhẵn nhụi hơn hoặc một cái vỏ trai đẹp hơn so với bình thường, trong lúc đó đại dương vĩ đại của chân lý hoàn toàn chưa hề được khám phá đang trải qua trước mắt tôi”. Vậy thì  tính “bất toàn” mà Gödel khám phá hay việc không thành công của Einstein trong việc xây dựng lý thuyết thống nhất vật lý là điều dễ hiểu”.

Ý kiến kết luận của ông hoàn toàn đúng. Xin chân thành chúc mừng ông, vì rốt cuộc, con thuyền nhận thức chuyên chở ông đã cập bến chân lý. Còn biết bao chân lý trên bờ để khám phá, nhưng điều quan trọng là ông đã tới đúng nơi phải đến. Đó là một may mắn lớn, bởi có những người “chữ nghĩa đầy bồ” mà không bao giờ tới đó được! Có lẽ cánh buồm của họ, hay chiếc antenne định hướng của họ, bị hỏng!

DJP, Sydney 25/07/2018

CHÚ THÍCH:

[1] Tôi đã đọc câu nói này trong một tạp chí tiếng Việt từ rất lâu trước đây, nhưng nay tôi không tìm thấy nguồn dẫn. Tôi xin đa tạ người nào tìm thấy giúp tôi (DJP).

[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt_t%E1%BB%B1_nhi%C3%AAn

[3] Evolution vs Creationism https://medium.com/@mymsbgh/evolution-vs-creationism-e79330d20e99

[4] Xem Butterfly Effect / Hiệu ứng con bướm, Khoa học và Tổ quốc Tháng 11/2009, http://vietsciences.free.fr/danhngon/anecdotes/hieuungconbuom.htm

[5] “Từ xác định đến Bất định”, David Peat, do Phạm Việt Hưng dịch, NXB Tri Thức 2011, t.57

[6] “Từ xác định đến Bất định”, David Peat, do Phạm Việt Hưng dịch, NXB Tri Thức 2011, t.59

[7] “Từ xác định đến Bất định”, David Peat, do Phạm Việt Hưng dịch, NXB Tri Thức 2011, t.47

[8] “Từ xác định đến Bất định”, David Peat, do Phạm Việt Hưng dịch, NXB Tri Thức 2011, t.53

[9] https://www.collinsdictionary.com/dictionary/english/theorem

10 thoughts on “Pictures of Reality / Những bức tranh của hiện thực

  1. Từ những bài viết của giáo sư mà cháu đã
    biết được những điều tự nhiên và cơ bản nhất để xoá đi những vùng mờ tối trong nhận thức của mình mà thuyết tiến hoá đã mang lại khi xem những thông tin, đoạn phim khoa học và những trang giấy sai lầm phải học ở trường. Khi đã biết về sự tồn tại của Đấng Tối Cao và đọc Kinh thánh cháu thấy rất thanh thản và toàn vẹn, tất cả là nhờ giáo sư, lần trước cháu đã nói rồi nhưng cháu thật sự muốn cám ơn giáo sư một lần nữa.

    Thích

  2. Thật lòng mà nói khi đọc những bài viết mới của bác, cháu thây luôn luôn có sự hứng khởi và mới mẻ, dù rằng những điều này được bác nói rất nhiều lần, cháu thật sự cảm ơn bác đã mang đến những kiến thức triết học mà cháu rất đam mê, giúp cháu khai sáng được rất nhiều nhận thức về Vũ trụ.

    Thích

  3. Cháu chào chú Hưng!
    Cháu là Đặng Đình Thành, học trò của chú cách đây hơn bốn chục năm, chú còn nhớ cháu không?
    Từ lâu cháu vẫn theo dõi và đọc trang của chú, nhưng hôm nay cháu mới phản hồi đây! Đọc thấy suớng nhưng tìm người đồng cảm để bày tỏ chia sẻ thì gần như không có, thật chán quá chú ạ! Giọng văn và kiến thức của chú tạo nên những bài viết tuyệt vời! Nguyện xin Chúa đổ đầy ơn Phước lên chú và gia đình!
    Tiện đây xin báo cáo với chú là cháu đã tham gia vào nhóm hội thánh Tin Lành Moscow! Tức là đã trở thành một Cơ đốc nhân rồi chú ạ! Cháu Thành

    Thích

  4. Thưa bác Hưng,
    Cháu đã đọc liền một mạch hết bài này. Một bài viết đầy triết lý khoa học nhưng rất hấp dẫn vì mọi thứ được giải thích rất sáng rõ dễ hiểu. Cháu tin rằng Chúa là đấng sáng tạo ra vũ trụ này và Người ban hành các định luật vũ trụ. Chỉ cần để ý quan sát thì chúng ta sẽ thấy cứ hết ngày là đến đêm đều đặn không ngừng nghỉ, đó là quy luật ngàn đời không bao giờ thay đổi, ai tạo ra quy luật ấy để con người có thể an vui sống? Đó là Chúa! Ai đã giữ khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng và mặt trời một khoảng cách vừa đủ để con người và muôn vật có thể sinh sống hài hòa tốt đẹp trên vũ trụ này, đó là Chúa, vì chỉ cần nhích thêm 1 chút xíu khi trái đất đến gần hơn với mặt trời thì muôn vật có thể bị sức nóng của nó thiêu rụi… Còn rất nhiều công trình sáng tạo của Chúa hiện hữu trên vũ trụ này mà với đôi mắt thường Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta đều có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng, chỉ cần rộng mở tấm lòng để đón nhận Chúa mà thôi!
    Đành rằng con người cũng góp phần làm nên những kỳ quan nhân tạo trên TG này, nhưng bản thân Chúa đã tạo nên biết bao nhiêu kỳ quan thiên nhiên vô cùng đẹp đẽ làm món quà tặng cho loài người chúng ta. Nếu chúng ta đủ tiền bạc và sức lực, cộng với thời gian và lòng ham thú đi du lịch, thì chúng ta có thể đi khắp nơi trên TG mà chiêm ngắm mãi mãi chắc cũng không hết được mọi kỳ quan thắng cảnh mà Chúa đã tạo ra trên trái đất này. Ngay cả khi con người sáng tạo ra những kỳ quan để đời, cũng là nhờ ơn Chúa che chở mới có thể tồn tại lâu dài cùng năm tháng được như vậy. Nếu không cũng bị chôn vùi theo thời gian chẳng hạn như những nền văn minh rực rỡ xưa kia hiện hữu trên trái đất nay đâu còn nữa! Chỉ còn sót lại một chút như nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Hy lạp, nền văn minh Ăng kor…
    Và hơn nữa, trong bài bác Hưng có viết: “Thế giới hiện thực quá phong phú đến nỗi không thể có một và chỉ một bức tranh mô tả nó, mà phải có nhiều bức tranh khác nhau của hiện thực. Mỗi bức tranh mô tả một hoặc một số khía cạnh, một số phương diện nhất định của hiện thực. Hội họa mô tả hình thể và mầu sắc; âm nhạc mô tả sự hài hòa của âm thanh; văn chương mô tả các sự kiện và trạng thái tâm lý, cảm xúc của con người; triết học mô tả các những quy luật tối thượng của nhận thức; toán học và khoa học nói chung mô tả những quy luật của tự nhiên,…”. Theo cháu đó là do đôi mắt con người chúng ta nhìn về vũ trụ này thấy được như vậy, nghĩa là tất cả bức tranh hiện thực ấy chỉ có thể tả gần giống với hiện thực mà Chúa ban tặng cho chúng ta mà thôi. Giống như trong một bài viết trước đây trên trang của bác Hưng có bài của ông Hawking nói ở một thành phố nào đó bên Ý có lệnh cấm không được nuôi cá vàng trong bể kính hình cầu, bởi vì như thế sẽ làm cho con cá có cái nhìn méo mó về TG này. Ý của cháu muốn nói là chúng ta bằng nhãn quan của mình nhìn TG hiện thực cũng méo mó như vậy chứ không thể đúng như nó vốn có. Vì thế dùng ngôn ngữ văn chương hay toán học hay vật lý hay bất cứ thứ gì khác để mô tả thế giới cũng chỉ tả được một khía cạnh nào đó mà thôi, không thể diễn tả hết được đủ mọi góc cạnh,… vì thế cháu rất tâm đắc với ý kiến của bác Hưng là phải dùng nhiều phương tiện để mô tả thế giới này góp phần vào để hoàn thiện bức tranh hiện thực gần đúng nhất cho con người chúng ta chiêm ngắm.
    Trong cuốn Cuộc đời của Pi có một câu vô cùng hay, đó là: “ Cuộc sống cho chúng ta cái gì thì chúng ta nhận lấy, chúng ta đâu có quyền chọn lựa, chúng ta chỉ có thể làm cho nó tốt đẹp hơn mà thôi”. Cụ thể dễ hiểu nhất là Chúa ban tặng cho mỗi người chúng ta cuộc đời này, nhưng chúng ta không thể chọn lựa được nơi mình sinh ra, chúng ta không thể chọn lựa ai là bố mẹ chúng ta,.. điều đó đã được Chúa xếp đặt trước cho chúng ta rồi. Vì thế dù chúng ta không muốn cũng phải chấp nhận và cố gắng làm cho cuộc đời chúng ta tốt đẹp hơn! Chúng ta cứ nghĩ rằng mình có quyền quyết định và chọn lựa mọi việc trên đời, nhưng ai đã từng trải có kinh nghiệm rồi thì không nghĩ như thế, rõ nhất là trong việc chọn lựa vợ chồng, khi đã hiểu ra thì ai cũng đều nghĩ rằng đó là duyên số, tại sao ta lại lấy người này mà không chọn người kia, chúng ta tưởng có thể quyết định được nhưng thực ra đó lại là số phận đã được Chúa sắp đặt trước cả rồi… Nhưng muốn nó có kết quả tốt đẹp hơn mỗi ngày, thì mỗi bản thân chúng ta phải cố gắng đóng góp vào bằng cái tâm hướng theo Đạo, đạo chính là sống thuận theo các định luật tự nhiên và luật đạo đức,… Bài này của bác Hưng nói về luật tự nhiên. Mong bác Hưng sẽ có lúc nói về luật đạo đức. Theo cháu thì luật đạo đức là sống yêu thương, tha thứ, hy sinh vì người khác, từ bò ích kỷ, hẹp hòi, ganh ghét, chua cay,…
    Cháu cũng tin như ông Hà Văn Thọ rằng Chúa đã nắm giữ tất cả mọi thứ của mỗi người chúng ta… Chúa đang gìn giữ và dõi theo mỗi bước chân, mỗi việc chúng ta làm để mà Người quyết định thưởng hay phạt. Con người có thể lừa dối nhau, những không thể dối lừa được Chúa và thần linh, vì Ngài nhìn thấy mọi việc chúng ta làm, đọc biết mọi suy nghĩ trong đầu chúng ta…
    Cháu BM

    Thích

  5. Google đã giúp cháu tìm được 1 bài viết từ 2010 có đoạn [1] chú cần, mà không biết có phải đúng là bài báo chú đã đọc không ạ 🙂

    “Đầu thế kỷ 20, bất chấp đa số các nhà toán học lao theo con đường do David Hilbert vạch ra, dồn mọi nỗ lực vào việc tìm kiếm Chiếc Chén Thánh Toán Học (The Holy Grail of Mathematics) – một hệ thống logic hình thức thuần tuý, hoàn toàn tách rời khỏi hiện thực, không đếm xỉa tới trực giác – Poincaré vẫn kiên quyết đi trên con đường riêng của mình và không ngừng cảnh báo: “Nhà toán học xa rời thực tiễn giống như một hoạ sĩ bị tước đi vật mẫu”

    http://www.vusta.vn/vi/news/Guong-hoat-dong-KHCN/Con-quy-toan-hoc-lam-thay-doi-the-gioi-36526.html
    ————

    Về nội dung bài viết, cháu hành thiền và thiên về tìm hiểu Phật giáo và cháu thấy (tự kiểm chứng) tận cùng của mọi “giáo chủ” (tạm gọi vậy ạ, là Phật hay Chúa, hay ai khác… nếu loan truyền chân lý thì đều nói ý giống nhau) đều muốn gởi thông điệp như nhau đến cho con người, thông báo vạn vật đều bình đẳng và có sự sống, có thế giới riêng nên chúng ta cần tôn trọng, hoà hợp để tạo dựng một thế giới đại đồng tràn đầy tình nhân ái.

    Bức tranh hiện thực (hay sự thật chân lí) thì chỉ có một nhưng vì mê mờ, tham lam, sân hận mà con người đã không nhìn ra giống nhau, lại “khoe tài” chia tách hoặc kết hợp mọi thứ, tưởng như đang theo định luật, định lí rõ rành rành, nhưng sự thật là càng làm càng rối, càng nhìn càng không nhìn rõ ràng mọi sự đơn giản mà chân thật chỉ cần như nó đang là. Mọi thứ con người đang tạo ra có vẻ rất “kinh khủng”, tạm gọi là các phát minh khoa học vĩ đại của nhân loại, nhưng cũng chỉ là một “giai đoạn hữu hạn” trong thế giới vô hạn này. Tất cả cũng chỉ là các phương pháp, như chú đã viết, là chiếc thuyền, là phương tiện…của tạo hoá giúp chúng ta tìm đến được bến bờ chân lí. Mỗi giai đoạn, mỗi con đường, thì cần phương tiện khác nhau, không nên cố chấp dùng mãi chỉ một “thuyền”, cũng có lúc cần đi bộ, hay đổi xe, đổi tàu… – và đó cũng là điều mà định luật bất toàn đã mang vào toán học. Cháu hiểu vậy có đồng với ý kiến bài viết không ạ?

    Trong Kinh Kim Cang có câu “giáo pháp của ta (Phật) cũng như chiếc đò đưa người qua sông, các ông không nên trụ chấp nơi giáo pháp, chánh pháp còn không trụ chấp huống chi là phi pháp”, đồng thời Kinh viên giác cũng nhấn mạnh: “Tất cả Kinh giáo của Như Lai đều như ngón tay để chỉ mặt trăng Viên giác (chân lý).” Nghĩa là theo Phật thì chân lí tối thượng cũng chỉ được sáng tỏ như mặt trăng chỉ khi ai chịu nhìn thẳng vào mặt trăng chứ không phải bám mãi vào ngón tay (kinh sách) nào đã chỉ trăng, hoặc ngón tay đã chỉ như thế nào… thậm chí, một khi đã thông tỏ chánh pháp (phương pháp, kinh sách, thầy… đều đúng) thì cũng có lúc cần buông bỏ (ly tướng, ly ngôn) mới đi xa hơn nữa được trên con đường cầu tìm chân lí (chứng ngộ). Vì vậy, hơn 40 năm thuyết pháp, Phật Thích Ca vẫn “chốt hạ” nói ý rằng “ta chưa từng thuyết một lời nào”.

    “Phàm sở ngôn thuyết, giai vô Thật Nghĩa”
    “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
    Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai”

    Phật từ bi đến cuối cùng “tự phá” tất cả các “pháp”, các kinh từng thuyết, ĐIỀU NÀY CŨNG NHƯ Ý NGHĨA CỦA TÍNH “BẤT TOÀN” mà Gödel khám phá; Phật cũng chỉ vì thương xót cho sự cố chấp, bản tính lì lợm do vô minh sâu dầy của chúng sinh, để buộc ai tự tu phải tự mình kiểm chứng lời Phật dạy, tự mình trãi nghiệm cuộc sống của mình, thấy điều gì đúng thì hành trì tín ngưỡng chân thành, thấy điều gì sai thì biết buông bỏ. Nếu thực hành được như vậy thì toàn cảnh của bức tranh hiện thực sẽ hiện ra chân thật, rõ ràng, sáng tỏ như mặt trăng toả trong đêm tối – các tổ sư gọi là “ai ăn tự no, ai tu tự chứng”, mãi mãi không có chuyện ai làm dùm ai, ai dạy ai mới đúng, ai cầu nguyện xin xỏ dùm ai… Không có điều gì là tuyệt đối mà mọi sự chỉ đang diễn ra như nó đang là…

    Thích

    • Cháu Khánh Linh thân mến,
      1. Bài báo cháu cung cấp chính là bài của chú. Có tên tác giả ở cuối bài mà cháu không để ý. Vả lại, nghe cái “writing style” cũng có thể nhận ra. VUSTA đăng bài này của chú lúc nào chú không biết. Vì thế chú cám ơn cháu vì đã thông báo cho chú biết.
      2. Thank you cháu đã chia sẻ BỨC TRANH HIỆN THỰC thông qua con mắt của một người say mê Phật học. Bản thân chú không rành về kinh điển Phật giáo nên mỗi khi thấy những người hiểu Phật học tham gia thảo luận tìm thấy sự đồng điệu về tư tưởng khoa học hay triết học trong những bài viết của chú, chú có cảm giác rất vui. Vì điều đó nói lên rằng CHÂN LÝ LÀ MỘT, đúng như cháu đã nói.
      3. Hy vọng những độc giả hiểu nhiều về Phật học sẽ có những chia sẻ sâu hơn với những ý kiến của cháu.
      4. Cháu đã đọc cuốn VŨ TRỤ TRONG MỘT NGUYÊN TỬ của Đức Đạt Lai Lạt Ma chưa?
      DJP

      Thích

      • Hihi cháu thật “nhảm xàm”, không để ý tên tác giả bài viết.

        Cháu có tật rất lớn từ nhỏ là không để ý, không quan tâm đến tên riêng (người, đường, tác giả, tác phẩm…) và “vô tâm” đến mức mẹ nhờ mua rau thì đi mua đúng rau, về mẹ hỏi chị bán bánh kế bên hôm nay bán bánh gì, cháu bảo không thấy chị nào hết nên con không biết có bán bánh hay không 😅 bố cháu thì mắng là “nhanh nhẩu đoản”.

        Về sau học Phật pháp, cháu hiểu hơn về chính mình, sửa cái nhìn về tật xấu đó thành góc nhìn tìm cầu sự thật “vô tướng, vô tánh” trong mọi người, mọi việc. Cũng hay lắm ạ. Cháu nhẹ nhàng buông bỏ hơn mọi người cũng một phần vì thế.

        Chúc chú ngày vui.

        Thích

  6. Cảm ơn anh Phạm Việt Hưng về bài giải thích sâu sắc và kịp thời. Tôi có một đề nghị: nếu có thời gian, anh hãy viết một bài về công nghiệp “bốn chấm không” (4.0) đang là mốt thời thượng ở Việt Nam. Tôi chẳng hiểu gì nhiều về vấn đề này mà nghe các vị rao giảng trên các phương tiện truyền thông ở ta tôi càng không hiểu vì chính các vị đó cũng chẳng hiểu gì nốt.
    Xin cảm ơn lần nữa.

    Thích

  7. Bác Hưng thân mến!

    Cháu có đọc bài “Những bức tranh về hiện thực”, trong đầu cháu có vài thắc mắc nghĩ mãi không hiểu, mong Bác giải thích giúp cháu!
    – Tại sao phải vẽ lại hiện thực? Hình thể, màu sắc đã có ở mẫu vật rồi, tại sao phải vẽ lại? F=ma là bức tranh do con người vẽ ra, vậy làm sao trông thấy mẫu vật của F=ma hay cái Thần của nó?
    – Hiện thực là gì hay chẳng có hiện thực nào cả, tất cả chỉ là ảo giác? Trong Phật giáo có khái niệm Chân như, vậy Chân như có phải là hiện thực không?
    – F=ma là bức tranh mô tả hiện thực nhưng chắc gì đã có hiện thực, biết đâu F=ma chỉ là mô hình để sắp xếp kinh nghiệm giác quan(KNGQ) .Sóng hay hạt chỉ là mô hình của con người chứ chắc gì có thật. Mà KNGQ có thể chỉ là tự tưởng tượng chứ không nhất thiết KNGQ phản ánh một hiện thực nào. Chẳng hạn hiện thực trong giấc mộng chỉ là do tự tưởng tượng ra chứ chẳng có hiện thực nào ngoài kia cả.
    – Hay như 1 kẻ soi gương nhận lầm hình ảnh của mình là thực tại. Cháu nghĩ “thực tại chân chính”(TTCC) thì không thể là đối tượng bị nhận thức, bị quan sát được giống như Tấm gương mà bị quan sát thì sẽ chỉ hiện ra hình ảnh của kẻ ngắm nó thôi, chứ còn TTCC chính là chiếc gương không thể đem ra làm đối tượng nhận thức, quan sát được.
    – Theo cháu hiểu về đạo Phật thì mọi hình thái hiện hữu chỉ là vọng tưởng khởi nên từ vô thỉ, vậy phải chăng bàn luận về hiện thực chỉ là hý luận.
    – Vấn đề cháu muốn nói là chắc gì đã có hiện thực nói chi đến việc mô tả nó. Thực tại không thể là đối tượng bị nhận thức được. Nếu mọi mô tả về hiện thực đều không đầy đủ, méo mó thì vẫn còn may, đằng này chẳng có hiện thực nào để mô tả thì sao, tất cả chỉ là tự tưởng tượng nói nhảm thì sao? Giống như kẻ nằm mộng mô tả về hiện thực trong mộng của hắn với mọi người nhưng đối với mọi người thì hiện thực đó không tồn tại, mọi mô tả chỉ là nói nhảm.
    – Vấn đề không phải “nhìn gà hóa cuốc” mà vấn đề chẳng có “con gà” nào cả, “con cuốc” chỉ là tự tưởng tượng.
    Cháu chỉ là người tò mò, ham tưởng tượng siêu hình thôi ạ, hồi bé ước mơ của cháu là sẽ thành nhà khoa học điên có mái tóc rối bù như Einstein nhưng vì không đủ năng lực nên “vỡ mộng”, gần đây đọc Hành trình về Phương Đông thì lại mộng tưởng lên Tuyết sơn tìm gặp Chân sư. Cháu thường cầu nguyện được Thần linh chỉ dạy dầu chỉ một phút xuất thần trong mộng nhưng Hỡi ơi! Thần linh nay đã xa rồi chỉ rơi rớt lại vài lời kinh xưa! Mọi hiểu biết, cháu chỉ tìm hiểu qua các sách báo thường thức thôi ạ, và cũng không tường tận.
    Một số câu cháu dùng ở thể khẳng định nhưng thực ra là nghi vấn, giả định thôi.
    Cháu nghĩ Thực tại không thể bị nhận thức được, dẹp bỏ ảo giác vaf lý luận thì cái còn lại là Thực tại.
    Cháu cám ơn Bác nhiều! Cháu chờ lời giải đáp từ Bác.

    Thích

    • Cám ơn cháu Hung Nguyen vì comment. Sau đây là đối thoại giữa 2 bác cháu mình. Cháu nói trước, bác nói sau nhé:
      – Tại sao phải vẽ lại hiện thực? Hình thể, màu sắc đã có ở mẫu vật rồi, tại sao phải vẽ lại? F=ma là bức tranh do con người vẽ ra, vậy làm sao trông thấy mẫu vật của F=ma hay cái Thần của nó?
      – Câu hỏi khá ngây thơ, nhưng chân thành. Hãy tưởng tượng ta hỏi một họa sĩ:
      +Tại sao ông cứ thích vẽ phong cảnh, chân dung làm gì vậy?
      +Vì nó đẹp. Ta mê cái đẹp, nên ta thích mô tả cái đẹp
      +Sao lại mê?
      +Hỏi Ông Trời ấy. Khổ thân bạn, bạn không mê cái đẹp ư?
      +Lại hỏi nhà vật lý: Công thức F = ma có gì đẹp đâu mà phải “vẽ”?
      +Ô, đẹp chứ, bạn không thấy nó đẹp, nhưng ta thấy nó đẹp đấy!
      – Làm sao thấy cái Thần của nó mà vẽ?
      – Có chứ, bạn không thấy nhưng nhà vật lý thấy. “Vẽ” lại hiện thực là một nhu cầu bản năng của con người, và có ích lợi cho con người. Thí dụ, muốn đi lại trên trái đất, phải có bản đồ. Bản đồ là một bức tranh hiện thực đấy! Mấy em bé trong đội bóng Thái Lan vừa rồi vào hang suýt chết chỉ vì thiếu kiến thức đấy. Sự hiểu biết thế giới hiện thực là một nhu cầu để tồn tại cháu à!
      – Hiện thực là gì hay chẳng có hiện thực nào cả, tất cả chỉ là ảo giác? Trong Phật giáo có khái niệm Chân như, vậy Chân như có phải là hiện thực không?
      – Bản thân cháu là một phần của hiện thực. Khi cháu cất tiếng hỏi bác, nếu bác nghĩ cháu chỉ là ảo ảnh thì bác sẽ không trả lời cháu. Bản thân câu hỏi của cháu chứng tỏ rằng hiện thực tồn tại. René Descartes nói: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”, ý nói rằng chúng ta có thể nghi ngờ mọi thứ, nhưng bản thân cái suy nghĩ nghi ngờ ấy đã chứng tỏ rằng ta đang tồn tại rồi!
      – F=ma là bức tranh mô tả hiện thực nhưng chắc gì đã có hiện thực, biết đâu F=ma chỉ là mô hình để sắp xếp kinh nghiệm giác quan (KNGQ).
      – Yes, cháu có thể nghi ngờ mọi thứ, nhưng đừng dại nghi ngờ một bát phở ngon hoặc một bản nhạc tuyệt mỹ nhé. Cháu bao nhiêu tuổi, đã yêu hoặc có gia đình chưa? Nếu gặp một người đẹp, cảm thấy yêu, và được người ấy yêu, nhưng lại nghĩ ngờ có thể đó chỉ là KNGQ, không yêu nữa, thì cháu dại quá! Hoặc ít nữa có con cái, lại nghi ngờ con cái là ảo ảnh, chỉ là KNGQ, rồi ko chăm lo cho con cái, ôi, thế thì có tội đấy cháu ơi.
      – Sóng hay hạt chỉ là mô hình của con người chứ chắc gì có thật.
      – Yes, đến đây thì cháu “lộ ra” là một nhà vật lý lượng tử rồi. Không biết cụ Bohr nghĩ sao khi nghe cháu nói thế, vì cụ là người nghi ngờ sự tồn tại của hiện thực lượng tử hơn ai hết, và cụ làm cho Einstein khó chịu vô cùng. Ngày nay đa số các nhà vật lý theo đuôi cụ Bohr, chê Einstein, nhưng thực ra lại chẳng hiểu gì Bohr cả. Đó là nhận xét của nhà vật lý Basil Hiley (xem Từ Xác định đến Bất định, NXB Tri Thức, dịch giả Phạm Việt Hưng, trang 53). Hiện nay, không ai dám quả quyết có tồn tại hiện thực lượng tử hay không, nhưng người ta quả quyết có thể thực hiện những cú bắn hạt lượng tử để gây ra những va chạm tạo những năng lượng khổng lồ, như bom nguyên tử chẳng hạn. Theo cháu, bom nguyên tử có phải là hiện thực không? Hay chỉ là ảo ảnh, KNGQ? Bác đã nghe một số người “mê” Phật học thích cái thuyết sắc sắc không không đến nỗi áp dụng bừa bãi vào mọi thứ, nhưng các vị ấy không bao giờ quên cái hiện thực của các vị ấy là hàng ngày phải ăn, rồi mặc. Ngược lại, có những kẻ phàm phu tục tử lại chủ trương rằng tất cả chỉ là vật chất, và do đó lao vao hưởng thụ vật chất, bất chấp sự hưởng thụ ấy là nên hay không nên, miễn là thỏa mãn tại chỗ. Xem ra con người cứ thích thái quá, chứ không hồn nhiên và đơn giản như những em bé. Có người càng lớn càng khôn, có người càng lớn càng dại. Một trong những lý do càng lớn càng dại là vì thích suy nghĩ lý luận chứ không tin vào cái trực giác nó mách nảo.
      – Hay như 1 kẻ soi gương nhận lầm hình ảnh của mình là thực tại. Cháu nghĩ “thực tại chân chính”(TTCC) thì không thể là đối tượng bị nhận thức, bị quan sát được giống như Tấm gương mà bị quan sát thì sẽ chỉ hiện ra hình ảnh của kẻ ngắm nó thôi, chứ còn TTCC chính là chiếc gương không thể đem ra làm đối tượng nhận thức, quan sát được.
      – Lý thuyết của cháu nghe có vẻ hay đấy. Nhưng đừng áp dụng nó ở mọi nơi mọi chỗ nhé. Lý thuyết của cháu có thể đúng trong những trường hợp, hoàn cảnh nào đó. Đơn giản vì không phải ai cũng ngớ ngẩn như cái kẻ soi gương đó.
      – Theo cháu hiểu về đạo Phật thì mọi hình thái hiện hữu chỉ là vọng tưởng khởi nên từ vô thỉ, vậy phải chăng bàn luận về hiện thực chỉ là hý luận.
      – Yes, nếu chỉ bàn về hiện thực thì e rằng chúng ta sẽ “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây…”. Vấn đề là phải sống với hiện thực nữa. Nếu hiện thực không phải là tất cả thế giới thì nó có thể là một tầng của thế giới. Vũ trụ là một căn nhà nhiều tầng. Không biết chúng ta đang ở tầng thứ mấy, nhưng nhớ rằng không ai lên gác 3 mà không qua gác hai. Vậy một người bình thường sẽ biết mình đang ở tầng nào, và cái nhà có một tầng hay nhiều tầng. Cái nhà vũ trụ khó hơn cái nhà bạn đang ở, vì với cái nhà bạn đang ở, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ căn nhà, bạn chỉ cần ra bên ngoài và nhìn vào căn nhà. Nhưng tòa nhà vũ trụ thì không, bạn không bao giờ ra được bên ngoài, vì thế bạn phải dùng trí tuệ để cảm nhận sự thật. Nhưng dù trí tuệ có giỏi đến mấy cũng không bao giờ biết rõ, biết đủ. Biết mình đang ở đâu và biết còn có những tầng khác là GIỎI LẮM RỒI cháu ơi!
      – Vấn đề cháu muốn nói là chắc gì đã có hiện thực nói chi đến việc mô tả nó. Thực tại không thể là đối tượng bị nhận thức được. Nếu mọi mô tả về hiện thực đều không đầy đủ, méo mó thì vẫn còn may, đằng này chẳng có hiện thực nào để mô tả thì sao, tất cả chỉ là tự tưởng tượng nói nhảm thì sao? Giống như kẻ nằm mộng mô tả về hiện thực trong mộng của hắn với mọi người nhưng đối với mọi người thì hiện thực đó không tồn tại, mọi mô tả chỉ là nói nhảm.
      – Cháu có cái ảnh chân dung nào của cháu không? Cháu thử đưa cái ảnh đó cho một em bé và hỏi nó đấy là ai. Em bé đó sẽ trả lời cho cháu rằng tấm ảnh đó (sự mô tả đó) là nói nhảm hay nói thật!
      – Vấn đề không phải “nhìn gà hóa cuốc” mà vấn đề chẳng có “con gà” nào cả, “con cuốc” chỉ là tự tưởng tượng.
      – Theo cháu có “ma” không? Có người bảo có, có người bảo không? Ai đúng, ai sai? Hay cả 2 đều sai? Hay cả 2 đều đúng? Theo Định lý Bất toàn của Gödel, có rất nhiều sự thật chúng ta không thể giải thích được. Chuyện cháu đang nói thuộc loại chuyện có “ma” hay không đấy. Nếu cháu tin có “ma”, không ai bác bỏ cháu được. Nếu cháu bảo “không có ma”, cũng không ai bác bỏ cháu được. Vậy có “con gà” hay “con cuốc” nào không, bác không biết, cháu cũng không biết. Chớ có bảo người khác chỉ có tưởng tượng, bởi vì mình có biết gì hơn người ta đâu?
      – Cháu chỉ là người tò mò, ham tưởng tượng siêu hình thôi ạ, hồi bé ước mơ của cháu là sẽ thành nhà khoa học điên có mái tóc rối bù như Einstein nhưng vì không đủ năng lực nên “vỡ mộng”, gần đây đọc Hành trình về Phương Đông thì lại mộng tưởng lên Tuyết sơn tìm gặp Chân sư. Cháu thường cầu nguyện được Thần linh chỉ dạy dầu chỉ một phút xuất thần trong mộng nhưng Hỡi ơi! Thần linh nay đã xa rồi chỉ rơi rớt lại vài lời kinh xưa! Mọi hiểu biết, cháu chỉ tìm hiểu qua các sách báo thường thức thôi ạ, và cũng không tường tận.
      – Ý kiến khiêm tốn nói trên thật dễ thương. Đó là lúc cháu trở về với hiện thực rồi đấy.
      – Cháu nghĩ Thực tại không thể bị nhận thức được, dẹp bỏ ảo giác và lý luận thì cái còn lại là Thực tại.
      – Yes, bác tán thành! Nhưng cũng chỉ tán thành một phần thôi. Cụ thể, những cái gì mang tiếng là khoa học cao siêu nhưng đầy huyễn hoặc thì chớ dại mà tin. Điển hình là Thuyết Tiến hóa. Thậm chí ngay trong toán học, vật lý,… cũng có nhiều lý thuyết huyễn hoặc lắm. Chẳng hạn Siêu Toán học của David Hilbert đầu thế kỷ 20, nó huyễn hoặc nhân loại đến tận những năm 1970,… Thậm chí hiện nay vẫn có những ông thầy dạy Toán si mê nó, coi nó là “chân lý tuyệt đối…”. Nhưng nếu “mê” Phật học đến nỗi cái gì cũng ngờ vực thì có lẽ nên đi lên Dãy Tuyết Sơn ở Hymalaya, chui vào hang động mà Tu Thiền. Bác không làm được điều đó, nên bác “đành” sống hồn nhiên như em bé, tin rằng phải sống với thế giới hiện thực sao cho có ý nghĩa cháu à. Muốn lý luận gì mà sống trong đời một cách vô nghĩa bị mọi người chê cười thì chắc chắn cái lý thuyết mình theo đuổi chỉ là sự ngây thơ cả tin hoặc điên rồ thôi cháu à!

      Bác Hưng

      Thích

Bình luận về bài viết này