Lại nói về “HỌC GIẢ, HỌC THẬT” (True vs Fake Education)

global-ugrad-scholarships-for-vietnamese-students-0

Abstract: Education is the base of a society for development. The future of a nation depends on how the Education is practised today. But the method of instruction nowadays produces a bad situation – a fake education. Everyone should think of it and try to do something for a better Education – a true Education.
Giáo dục là nền tảng của một xã hội để phát triển. Tương lai một quốc gia phụ thuộc vào việc nền giáo dục thực hành hôm nay ra sao. Nhưng phương pháp giảng dạy ngày nay tạo ra một tình trạng tồi tệ – tình trạng Học Giả. Mọi người nên nghĩ về điều này và hãy cố gắng làm một điều gì đó cho một nền giáo dục tốt đẹp hơn – một nền Học Thật.

Năm 1996, tôi viết bài “Học giả, Học thật”, đăng trên tuần báo Văn Nghệ số 34 ngày 24/08/1996, phê phán tình trạng dạy giả, học giả, kêu gọi lấy lại tinh thần dạy thật, học thật. Bài báo đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi về giáo dục – một cuộc tranh luận rất bổ ích làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dạy giả, học giả (đến nay tôi vẫn giữ được toàn bộ các bài báo của nhiều tác giả trong cuộc tranh luận đó). Vì thế, cuối năm 1996 Văn Nghệ tặng tôi một giải thưởng báo chí. Nhưng… sau 18 năm, tôi thấy tình hình giáo dục bây giờ còn tệ hơn. Vấn đề “Học giả, Học thật” vẫn đang là một chủ đề thời sự cần đem ra ánh sáng. Tiếp tục đọc

LINH HỒN CỦA XàHỘI

Đọc bài “Lại chuyện chương trình, sách giáo khoa” của Anh Kiệt trên Khoa học & Tổ quốc Tháng 06/2011, tôi băn khoăn không biết dự án đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) sắp tới sẽ mang lại điều gì, nếu Bộ giáo dục không thẳng thắn rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ. Nỗi băn khoăn càng nhiều hơn khi tôi thấy Bộ giáo dục nhận định việc xây dựng chương trình và biên soạn SGK trong những năm qua là “đã kế thừa những kinh nghiệm trong nước và tham khảo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới[1]. Thực tế có nhiều trường hợp cho thấy SGK không kế thừa kinh nghiệm trong nước và không tham khảo đầy đủ kinh nghiệm thế giới. Chẳng hạn như trường hợp Tiên đề Ơ-clít – một thuật ngữ cải cách trong SGK Hình học 7 những năm 1990, thay thế cho thuật ngữ truyền thống là Tiên đề 5 hoặc Tiên đề đường song song. Tiếp tục đọc

HỌC GIẢ, HỌC THẬT

(Bài đã đăng trên Tri thức trẻ No13 tháng 6-1996 và Văn Nghệ Số 34 24-8-1996, gây nên một cuộc tranh luận sôi nổi trên tuần báo Văn Nghệ năm 1996)

Toán học giống như một nghệ thuật, nhưng không phải nghệ thuật tính toán hay nghệ thuật chứng minh, mà vì toán học cũng như nghệ thuật chính là những phương tiện độc đáo của nhận thức”. Đó là ý kiến của nhà toán học xuất sắc người Nga, Vladimir Uxpenski, trong lời tựa cho bản dịch tiếng Nga của cuốn sách Toán học trong thế giới ngày nay, bao gồm một loạt các bài báo của các nhà toán học cỡ hàng đầu thế giới viết, đăng trên tạp chí Scientific American ở New York 1964. Nhưng đáng buồn là hệ thống giáo dục toán học hiện nay không hề đem lại cảm hứng nghệ thuật và cung cấp một phương tiện độc đáo của nhận thức cho người học, mà chỉ nặng về nhồi nhét kiến thức, đánh đố, đề cao thành tích thi cử, nhầm tưởng rằng đó là chuẩn mực của trí tuệ, là thước đo giá trị để phát hiện nhân tài. Tiếp tục đọc