Kelvin vs Darwin / Kelvin chống Darwin

Lord Kelvin, one of the greatest scientists in 19th century, had completely rejected Darwin’s theory of evolution. That is a fact that evolutionists don’t want you to know, but Peter Crutchley’s article on BBC October 20, 2013 told everyone that fact.

Lord Kelvin, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 19, đã hoàn toàn bác bỏ thuyết tiến hóa của Darwin. Đó là một thực tế mà các nhà tiến hóa không muốn bạn biết, nhưng bài báo của Peter Crutchley trên BBC 20/10/2013 đã nói cho mọi người biết sự thật đó.

Thưa độc giả,

Tôi nhận được bài báo đó từ một độc giả có nickname là Therese N., bao gồm nguyên bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt. Nguyên văn tên bài báo là:

Kelvin’s conundrum: Is it possible to believe in God and science?[1]. Bạn Therese N. dịch là: “Câu hỏi hóc búa của Kelvin: Có thể tin Chúa và khoa học không?”. Dịch như thế hoàn toàn chính xác. Tôi biên tập lại cho rõ hơn là:

“Câu hỏi hóc búa của Kelvin: Có thể đồng thời tin vào Chúa và khoa học không?”.

Xin trân trọng cảm ơn bạn Therese N. và xin hân hạnh giới thiệu bài báo này với độc giả, kèm theo phần bình luận của tôi ở cuối bài báo.

Lord Kelvin là một người khổng lồ của khoa học thế kỷ 19. Ông cũng là một tín đồ Cơ đốc giáo sùng đạo, người đã tìm ra cách dung hòa giữa khoa học và đức tin của mình, nhưng không phải là không thấy mình xung đột với những người cùng thời với ông, kể cả Darwin.

Đây là một cuộc đụng độ gây tiếng vang đối với cuộc tranh luận hiện đại giữa khoa học và tôn giáo.

Ngoài việc khám phá ra Thang nhiệt độ tuyệt đối mà Kelvin thường được nhớ đến, nghiên cứu tiên phong của ông trong lĩnh vực năng lượng cơ học và toán học đã chứng minh sự quan trọng trong nhiệm vụ đặt cáp truyền thông xuyên Đại Tây Dương đầu tiên nối châu Âu với Mỹ.

Kelvin được phong tước hiệp sĩ năm 1866 vì phần đóng góp chủ yếu của ông trong chiến công khổng lồ về công nghệ này.

Ông cũng là nhà khoa học đầu tiên của Vương quốc Anh được bầu vào Viện Quý tộc của quốc hội Anh và ông giữ vững quan điểm cho rằng đức tin Kitô giáo trọn đời của ông đã hỗ trợ và mặc khải cho công trình khoa học của ông.

Lord Kelvin là ai?

Kelvin, tên khai sinh là William Thomson, sinh ra tại Belfast vào ngày 26 tháng 6 năm 1824, chuyển đến Scotland khi cha của ông là James Thomson được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Đại học Glasgow năm 1832.

Bản thân Kelvin cũng trở thành giáo sư tại Đại học Glasgow năm 1846 và trong sự nghiệp kéo dài 53 năm ông đã có rất nhiều thành tựu khoa học đa dạng.

Ông kết hôn với người yêu thời trẻ là Margaret Crum vào năm 1852, nhưng sức khỏe của bà đã phá hỏng tuần trăng mật của họ và trong hai thập kỷ tiếp theo, Kelvin bị phân tâm bởi bệnh tình của vợ, và bởi cái chết của bà năm 1870.

Kelvin cuối cùng cũng tái hôn. Ông gặp Fanny Blandy tại Madeira năm 1873. Tháng 5 năm 1874, ông trở lại Madeira. Khi hai người đến gần bến cảng, Kelvin ngỏ lời với Blandy “Em đồng ý kết hôn với anh chứ?” và Fanny “Đồng ý”. Hai người kết hôn vào tháng sau.

Hòa hợp Đức tin với khoa học

Kelvin tin rằng khoa học phải được đối xử với lòng dùng kính, như ông đã giải thích:

“Từ lâu tôi đã nhận thấy có một ấn tượng chung là giới khoa học cho rằng khoa học đã khám phá ra những phương cách giải thích tất cả mọi sự thật của tự nhiên mà không cần bất kỳ một niềm tin chắc chắn nào về một Đấng Tạo Hóa. Tôi chưa bao giờ nghi ngờ rằng ấn tượng đó là hoàn toàn vô căn cứ”.

“Càng nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng, tôi càng tin rằng khoa học loại bỏ chủ nghĩa vô thần. Nếu bạn suy nghĩ đủ mạnh, bạn sẽ bị khoa học buộc bạn phải tin vào Chúa, đức tin đó là nền tảng của mọi tôn giáo”.

Tham dự cầu nguyện ở nhà thờ là một phần trong thói quen hàng ngày của Kelvin và ông nghiên cứu Kinh Thánh một cách trung thành.

Quá trình đào tạo của Kelvin và cha ông đã ảnh hưởng đáng kể đến ông, như Tiến sĩ Andrew Holmes, giảng viên Trường Lịch sử và Nhân chủng học tại Đại học Queen’s Belfast, đã giải thích:

“Trong mọi nỗ lực của mình, Kelvin đã tìm cách tích hợp đức tin, chính trị và lợi ích nghề nghiệp của ông với nhau. Nền tảng Ailen của ông đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình ông”.

“Ông đã đi tới cùng quan điểm với cha mình: rằng vũ trụ là một hệ thống đã được thiết kế có thể hiểu được, bởi vì trong nhiều mục đích khác nhau, Thiên Chúa đã tạo ra suy nghĩ của con người nhằm hiểu được thế giới tự nhiên”.

Những người ngờ vực[2]Darwin

Một số lý thuyết của Kelvin đã được chứng minh là sai, nổi tiếng nhất là tính toán của ông về giới hạn trên đối với tuổi của Trái đất. Dựa trên sự làm mát của trái đất, Kelvin ước tính tuổi tối đa của nó là hàng chục triệu năm, như Tiến sĩ Holmes giải thích:

“Kelvin có thể dễ dàng bị một số người bác bỏ vì công trình khoa học của ông về việc làm mát trái đất đã được chứng minh là không chính xác và ông không coi trọng công trình của James Clerk Maxwell về điện từ. Nhưng ông được phần lớn mọi người coi là một trong những nhà vật lý xuất sắc nhất của thế kỷ XIX.”

Ước tính của ông về tuổi của trái đất là quá trẻ so với mong muốn của các nhà địa chất và những người theo học thuyết Darwin, nhưng lại quá già so với suy nghĩ của các nhà theo sáng tạo luận, khiến ông bị kẹt giữa tôn giáo và khoa học trong trường hợp này.

Kelvin phản đối mạnh mẽ các lý thuyết tiến hóa của Darwin về chọn lọc tự nhiên khi ông cho rằng Darwin đã bỏ qua bằng chứng về thiết kế của Thiên Chúa và Kelvin bác bỏ niềm tin cho rằng các nguyên tử vật chất chết có thể kết hợp với nhau để tạo nên sự sống. Theo ông, các định luật nhiệt động lực học (năng lượng sinh ra từ nhiệt như thế nào) là dấu hiệu rõ ràng của thiết kế thông minh.

Những bất đồng của Darwin và Kelvin chứng minh rằng sự căng thẳng giữa các nhà khoa học hàng đầu với tôn giáo không có gì mới.

Khoa học đối đầu với tôn giáo

Hai trong số những nhà khoa học hàng đầu hiện nay, nhà vật lý nổi tiếng thế giới Stephen Hawking và Richard Dawkins, tác giả cuốn “The God Delusion” (Ảo tưởng về Chúa), đã công khai phản đối tôn giáo.

Vậy, nói chung các nhà khoa học trong thời buổi hiện đại ngày nay vẫn giữ một đức tin Kitô giáo mạnh mẽ như Kelvin, hay hai lĩnh vực này bây giờ đã tách rời nhau quá xa?

Giáo sư Elaine Ecklund, Giáo sư Xã hội học Autrey tại Đại học Rice, Texas, đã tham gia vào một cuộc khảo sát năm 2005 của các nhà khoa học tại các trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Hoa Kỳ, cho thấy 48% có liên kết tôn giáo và 75% tin rằng tôn giáo truyền đạt những sự thật quan trọng.

“Tất nhiên sẽ không chính xác khi nói rằng có nhiều nhà khoa học là Kitô hữu hơn là không có tôn giáo; điều ngược lại là đúng. Nhưng chắc chắn có nhiều nhà khoa học thấy công trình khoa học của họ có liên quan và thậm chí nảy sinh từ đức tin của họ. Trong thực tế ngoài xã hội, chúng ta thấy những cuộc xung đột giữa tôn giáo và khoa học diễn ra trong các cuộc tranh luận về công nghệ sinh sản di truyền của con người, trong việc giảng dạy thuyết tiến hóa trong nhà trường, và vấn đề chăm sóc môi trường”, giáo sư Ecklund nói.

Francis Collins, một bác sĩ kiêm nhà di truyền học người Mỹ, tuyên bố một câu nổi tiếng: “Một trong những bi kịch lớn nhất của thời đại chúng ta là ấn tượng cho rằng khoa học và tôn giáo phải chiến tranh với nhau”.

Xung đột mãi mãi?

Vậy phải chăng khoa học và tôn giáo về bản chất là xung đột với nhau?

Stephen Hawking trong cuốn sách “Thiết kế vĩ đại” đã viết: “Sự sáng tạo tự phát là lý do để có một cái gì đó chứ không phải là không có gì cả, tại sao vũ trụ tồn tại, tại sao chúng ta tồn tại. Không cần phải cầu viện đến Chúa để gây ra vụ nổ Big Bang và sắp đặt cho vũ trụ tiến triển”

Giáo sư John Lennox, giáo sư toán học tại Đại học Oxford, đã phản bác lập luận của Hawking trong một bài báo xuất bản năm 2010.

“Phần lớn lý do đằng sau lập luận của Hawking nằm ở ý tưởng rằng có một cuộc xung đột sâu sắc giữa khoa học và tôn giáo. Nhưng đây không phải là mối bất hòa mà tôi nhận thấy”, Lennox nói.

Lennox, người đã tham gia vào một số cuộc tranh luận với Richard Dawkins, tin rằng Ki-tô giáo không hề mâu thuẫn với khoa học, mà thực ra làm cho khoa học có ý nghĩa hoàn hảo.

“Đối với tôi, một tín đồ Kitô giáo, vẻ đẹp của các quy luật khoa học chỉ củng cố thêm niềm tin của tôi vào một sức mạnh sáng tạo thông minh, thần thánh đang hoạt động. Một trong những chủ đề cơ bản của Kitô giáo là vũ trụ được xây dựng theo một thiết kế hợp lý, thông minh”.

“Vài năm trước, nhà khoa học Joseph Needham đã thực hiện một nghiên cứu lịch sử về phát triển công nghệ ở Trung Quốc. Ông muốn tìm hiểu lý do tại sao Trung Quốc, từng có những phát kiến từ thời xa xưa, lại rơi vào lạc hậu quá xa so với châu Âu về tiến bộ khoa học. Ông buộc lòng đi đến kết luận rằng khoa học châu Âu đã được thúc đẩy bởi niềm tin rộng rãi vào một sức mạnh sáng tạo hợp lý, được gọi là Thiên Chúa, làm cho tất cả các định luật khoa học có thể hiểu được”, Lennox nói.

Di sản của Kelvin

Khi những khám phá mới được thực hiện, cuộc tranh luận về tôn giáo và khoa học vẫn tiếp tục, giống như những tiến bộ khoa học cho thấy một số ước tính và tuyên bố của Kelvin sau này đã được chứng minh là không chính xác.

Nhưng với số lượng phát minh được đặt theo tên ông, các bức tượng ở Belfast và Glasgow và hài cốt của ông nằm trong Tu viện Westminster bên cạnh Ngài Isaac Newton ở “khu dành cho các nhà khoa học”, di sản sự nghiệp của Lord Kelvin vẫn được giữ gìn.

“Vũ trụ là một hệ thống đã được thiết kế có thể hiểu được…Thiên Chúa đã tạo ra suy nghĩ của con người nhằm hiểu được thế giới tự nhiên”.

BÌNH LUẬN 1:

Không rõ tác giả bài báo này, Peter Crutchley, có biết Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) của Kurt Gödel hay không. Nếu ông biết, hẳn là ông có thể dùng định lý này để ủng hộ Kelvin một cách mạnh mẽ, rằng:

Khoa học và tôn giáo không những không mâu thuẫn với nhau, mà còn hỗ trợ lẫn nhau, như Perry Marshall đã khẳng định trong bài báo của ông: “Định lý Bất toàn: Khám phá Toán học #1 trong thế kỷ 20” – đã được trình bày nguyên văn trong cuốn “Định lý Gödel: Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại” của Phạm Việt Hưng, NXB tri thức, 2019, trang 84. Ở đây xin tóm tắt:

Định lý Gödel chứng minh rằng toán học là bất toàn, bởi nó không thể có một hệ tiên đề vừa đầy đủ, vừa phi mâu thuẫn, như nhiều nhà toán học mong ước, điển hình như David Hilbert, Bertrand Russell…

Nói cách khác, toán học, tuy là một hệ logic chặt chẽ và chính xác nhất, nhưng vẫn phải dựa trên một hệ thống niềm tin, đó là Hệ Tiên Đề (system of axioms).

Kết luận đó thực ra đã được nhà toán học xuất chúng Blaise Pascal nhắc đến từ thế kỷ 17 trong các luận văn về triết học toán học của ông. Thật vậy, Pascal đã chỉ ra rằng không thể chứng minh các tiên đề, mà chỉ có thể thừa nhận chúng dựa trên TRỰC GIÁC (intuition). Nhưng trực giác là gì, nếu không phải “một tia chớp của Chúa lóe lên trong tâm thức con người”? Do đó, toán học, dù là một dạng nhận thức logic không thể chê vào đâu được, vẫn phải nhờ cậy đến Chúa ở điểm xuất phát – bước xây dựng hệ tiên đề. Điều này đã được thảo luận kỹ trong cuốn “Định lý Gödel…” (đã dẫn), trang 48.

Về vấn đề này, Perry Marshall viết (sách đã dẫn, trang 88):

“Mọi lý lẽ rốt cuộc đều quay trở lại niềm tin vào một cái gì đó mà bạn không thể chứng minh”. Do đó: “Đức tin và Lý lẽ không phải là kẻ thù của nhau. Thực ra điều ngược lại mới đúng! Cái này nhất thiết cần cái kia để tồn tại.”.

Marshall kết luận (sách đã dẫn, trang 92):

“Do đó đức tin và khoa học không phải là kẻ thù của nhau, mà liên minh với nhau. Điều đó đã đúng trong hàng trăm năm, nhưng đến năm 1931 thì nhà toán học trẻ gầy ốm Kurt Gödel đã chứng minh điều đó một cách rõ ràng. Không có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại mà đức tin vào Chúa lại trở nên có lý hơn, logic hơn, hoặc hoàn hảo hơn bằng khi nó được hỗ trợ bởi chính khoa học và toán học.”

Max Planck, cha đẻ của Thuyết Lượng tử, cũng nhấn mạnh đức tin là một phẩm chất không thể thiếu của nhà khoa học. Ông nói:

“Bất kỳ ai đã nghiêm túc dính líu vào bất kỳ công việc khoa học nào đều nhận thấy bên trên lối vào cánh cổng của ngôi đền khoa học có viết những dòng chữ: Bạn phải có đức tin. Đó là một phẩm chất mà nhà khoa học không thể loại trừ”[3].

Tóm lại, theo Planck, đức tin cần cho cả khoa học lẫn tôn giáo. Đức tin cần cho tôn giáo ngay từ đầu. Và đức tin cần cho khoa học khi logic đạt tới cùng kỳ lý.

Vì thế, một nhà khoa học suy nghĩ tới cùng kỳ lý thì sẽ gặp Chúa. Ngược lại, suy nghĩ nửa vời hoặc nửa mùa thì chưa thấy Chúa. Nhiều nhà khoa học nửa vời hoặc nửa mùa này vội kêu toáng lên rằng không có Chúa, nhưng họ sẽ bị hậu thế chê cười, như Louis Pasteur đã đoán trước từ thế kỷ 19:

“Một ngày nào đó hậu thế sẽ cười vào sự ngu xuẩn dại dột của các nhà triết học duy vật hiện đại.”[4]

Thật thú vị để thấy các nhà khoa học giỏi nhất, thâm thúy nhấy đều gặp nhau ở chỗ cho rằng khoa học nửa vời hoặc nửa mùa sẽ từ chối Chúa. Đây, xin lắng nghe:

Newton nói:

“Suy nghĩ nửa vời sẽ không tin Chúa; nhưng suy nghĩ thấu đáo phải tin vào Chúa” (He who thinks half-heartedly will not believe in God; but he who really thinks has to believe in God)[5].

Pasteur nói điều tương tự:

“Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa, nhiều khoa học làm ta quay lại với Chúa” (Un peu de science éloigne de Dieu, beaucoup de science y ramène)[6].

Heisenberg cũng nói:

“Ngụm nước đầu tiên của cốc nước khoa học sẽ biến bạn thành một kẻ vô thần, nhưng ở đáy cốc Chúa đang đợi bạn” (The first gulp from the glass of natural sciences will turn you into an atheist, but at the bottom of the glass God is waiting for you)[7].

Vì thế, ý nghĩ cho rằng khoa học và tôn giáo sẽ “xung đột mãi mãi” là một ý nghĩ ngây thơ, thiếu hiểu biết, đặc biệt là thiếu hiểu biết về Định lý Gödel. Câu trả lời xác định cho câu hỏi hóc búa của Kelvin là: Khoa học và tôn giáo không xung đột, mà bổ sung cho nhau. Cả hai cũng dựa trên đức tin!

BÌNH LUẬN 2:

Lord Kelvin bác bỏ Darwin là hoàn toàn hợp lý, vì học thuyết Darwin không phải là khoa học, mà chỉ là một hệ thống các giả thuyết vô bằng chứng và trái với các định luật khoa học đã được thừa nhận. Cụ thể:

Học thuyết Darwin có 2 giả thuyết lớn:

  1. Giả thuyết đột biến dẫn tới tiến hóa.
  2. Giả thuyết Tự Sinh (Abiogenesis).

Giả thuyết 1 tuyệt đối không có bằng chứng. Chính Darwin thừa nhận không có bằng chứng, nhưng hy vọng hậu thế sẽ tìm thấy bằng chứng. Hơn 160 năm đã trôi qua kể từ ngày giả thuyết 1 được nêu lên, đến hôm nay vẫn tuyệt nhiên vô bằng chứng. Ai dám tuyên bố có bằng chứng biến đổi loài, đó là nopis sai hoặc nói dối.

Giới tiến hóa đặt tên cho cái gọi là biến đổi loài là “vĩ tiến hóa” (macro-evolution), để phân biệt với biến đổi trong loài, được gọi là “vi tiến hóa” (micro-evolution). Đây là một trò đánh lận con đen, bằng cách chỉ ra những biến đổi trong loài để mọi người có ấn tượng rằng “yes”, có “vi tiến hóa”, từ đó cả tin để tin rằng có “vĩ tiến hóa” (!).

Thực ra chẳng có “vi tiến hóa” mà cũng chẳng có “vĩ tiến hóa”, mà chỉ có “biến hóa trong loài”, và biến hóa trong loài không hề có ý nghĩa gì để gọi nó là “vi tiến hóa”, nếu chữ “tiến hóa” hàm ý một sự thay đổi theo chiều hướng “tiến lên”, “tiến bộ hơn” … Thí dụ: một con chó chân ngắn được lai tạp để thành chó có chân cao hơn, thì đây chỉ là sự biến hóa do lai tạp chứ không hề có ý nghĩa gì về “tiến hóa” cả. Do đó việc gọi những “biến hóa” trong loài là “vi tiến hóa” là SAI! Cái sai này hoặc do nhận thức kém, hoặc do cố tình đánh lừa.

“Vĩ tiến hóa” càng không có. Tất cả những sách vở nói về “vĩ tiến hóa” đều là tưởng tượng! Có những định luật ngăn cản chuyện tưởng tượng này:

Một, sự biến hóa để thích nghi, cái được mô tả là “chọn lọc tự nhiên”, nằm trong giới hạn nhất định, thay vì có thể biến đổi đến mức thay đổi loài! Mọi sự biến đổi không thể vượt ra ngoài giới hạn. Nếu làm thí nghiệm cố ép cho sinh vật biến đổi vượt giới hạn, sinh vật sẽ chết! Chính Gregor Mendel cũng đã nói tới vấn đề này. Một dịp khác chúng ta sẽ thảo luận về ý kiến của Mendel.

Hai, dưới ánh sáng của khoa học về thông tin của sự sống: biến đổi loài đòi hỏi tăng thông tin! Vậy biến đổi như thế nào để làm tăng thông tin? Các nhà tiến hóa không biết. Những thí nghiệm thay đổi loài đều dẫn tới những đột biến hủy hoại thông tin của sinh vật, dẫn tới bệnh hoạn và cái chết, thay vì làm tăng thông tin để “tiến hóa”.

Các hãng truyền thông tin rất thích loan báo những tin giật gân kiểu như đã tìm thấy “virus tiến hóa kháng thuốc” … Xin thưa, đó là sự làm dụng khái niệm “tiến hóa”! Virus chỉ “biến hóa” để kháng thuốc chứ không hề tiến hóa, vì sau khi biến hóa, nó vẫn là con virus chứ không bao giờ biến thành loài khác, như con ruồi chẳng hạn. Không! Điều đó không bao giờ xảy ra. Nếu bạn nghe thấy tin “virus tiến hóa”, bạn nên mỉm cười với những thông tin ngây thơ phản khoa học như thế, do những người đưa tin chẳng hiểu gì về khái niệm “tiến hóa” cả.  

Giả thuyết 2 càng tuyệt đối vô bằng chứng, và nó trái với các định luật khoa học cơ bản. Điều này đã được trình bày kỹ trong Chương 5, cuốn “Định lý Gödel…” (sách đã dẫn), từ trang 231 đến 315. Xin tóm tắt:

Thuyết Tự Sinh của Darwin hoàn toàn sai vì nó trái với:

  1. Định lý Gödel. Định lý này chỉ ra rằng mọi lý thuyết về nguồn gốc đều bất khả thi.
  2. Nó trái với Định luật Tạo sinh (The Law of Biogenesis) do Louis Pasteur khám phá ra năm 1861-1864.
  3. Nó bế tắc không giải thích được tại sao sự sống bất đối xứng. Nói cách khác, mọi thí nghiệm của Thuyết Tự Sinh đều bị Bà Mẹ Tự Nhiên (The Mother Nature) làm hỏng, bởi lẽ những thí nghiệm ấy không thể đáp ứng Định luật Pasteur (Pasteur’s Law) về tính bất đối xứng của sự sống. Định luật này do Louis Pasteur khám phá ra năm 1848, được coi là khám phá khoa học vĩ đại nhất của Pasteur.  
  4. Toán học xác suất bác bỏ cơ hội để Thuyết Tự Sinh thành công!
  5. Lý thuyết Thông tin và mã DNA dồn Thuyết Tự Sinh đến bước đường cùng, vì nó không thể và vĩnh viễn không thể trả lời được câu hỏi “Nguồn mã DNA là gì” (Thông tin Sinh học bắt nguồn từ đâu?).
  6. Thuyết Tự Sinh trái với Định luật 2 của Nhiệt động lực học (Định luật Entropy).
  7. Thuyết Tự Sinh bế tắc trước Nghịch lý Con gà/Quả trứng.

Lord Kelvin là một thiên tài khi ông khẳng định sinh học lý thuyết không thể giải thích được nguồn gốc sự sống. Để thấy rõ thêm vấn đề này, xin đọc:

  • Kelvin refuted Darwinism / Kelvin bác bỏ học thuyết Darwin[8]
  • Life: A Miracle! Sự sống: Một Phép Mầu![9]
  • Bad News for Naturalism / Tin buồn cho chủ nghĩa tự nhiên[10]

 

DJP, Sydney 05/08/2020

 

Nguyên bản tiếng Anh:


Kelvin’s conundrum: Is it possible to believe in God and science?


Peter Crutchley, BBC, October 20, 2013
https://wwrn.org/articles/40989/


Lord Kelvin is a giant of 19th Century science. He was also a devout Christian who found a way of reconciling his science and his faith, but not without finding himself in conflict with his contemporaries including Darwin.
This was a clash which has echoes with the modern debate between science and religion.
In addition to the Kelvin Scale of absolute temperature, for which he is usually remembered, his pioneering research in the fields of mechanical energy and mathematics proved vital in the task of laying the first transatlantic communication cable which connects Europe to America.
Kelvin was knighted in 1866 for his key part in this mammoth engineering feat.
He was also the first UK scientist to be elevated to the House of Lords and maintained that his life-long Christian faith supported and informed his scientific work.
Who was Lord Kelvin?
Kelvin was born William Thomson in Belfast on 26 June 1824, moving to Scotland when his father, James Thomson, was appointed professor of mathematics at the University of Glasgow in 1832.
Kelvin himself became a professor at the University of Glasgow in 1846 and in a 53 year career his scientific achievements were many and diverse.
He married childhood sweetheart Margaret Crum in 1852, but her health broke down on their honeymoon and for the next two decades Kelvin was distracted by her suffering, with his wife dying in 1870.
Kelvin would eventually remarry. He met Fanny Blandy in Madeira in 1873. In May 1874 he returned to Madeira. As he approached the harbour, Kelvin allegedly signalled to the Blandy residence “will you marry me?” and Fanny signalled back “yes”. The couple married the following month.
Reconciling faith and science
Kelvin believed science must be treated with reverence, as he explained:
“I have long felt that there was a general impression that the scientific world believes science has discovered ways of explaining all the facts of nature without adopting any definite belief in a Creator. I have never doubted that impression was utterly groundless.
“The more thoroughly I conduct scientific research, the more I believe science excludes atheism. If you think strongly enough you will be forced by science to the belief in God, which is the foundation of all religion.”
Attendance at a chapel was part of Kelvin’s daily routine and he faithfully studied the Bible.
Kelvin’s background and his father were considerable influences on him as Dr Andrew Holmes, a lecturer in the School of History and Anthropology at Queen’s University Belfast, explains:
“In all his endeavours, Kelvin sought to integrate his faith, politics, and professional interests. His Irish background was very important in shaping him.
“He came to the same position as his father: that the universe was a designed system that could be understood because God created the human mind in order, among other things, to understand the natural world.”
Doubters and Darwin
Some of Kelvin’s theories were proved wrong, most famously his calculation of an upper limit for the age of the Earth. Based on the cooling of the earth, Kelvin estimated its maximum age to be tens of millions years, as Dr Holmes explains:
“Kelvin can be easily dismissed by some because his scientific work on the cooling of the earth has been shown to be inaccurate and he did not take seriously James Clerk Maxwell’s work on electromagnetism. But he is widely regarded as one of the preeminent physicists of the nineteenth century.”
His estimation for the age of the earth was far too young to satisfy geologists and Darwinists, but too old to satisfy creationists, leaving him caught between religion and science in this instance.
Kelvin strongly opposed Darwin’s evolutionary theories of natural selection believing Darwin ignored evidence of God’s design in creation, and he refused to believe that atoms of dead matter could ever come together to make life. The laws of thermodynamics (how energy is derived from heat) were, to him, a sure sign of intelligent design.
Darwin and Kelvin’s disagreements demonstrate that tension between prominent scientific and religious figures is nothing new.
Science v religion
Two of today’s leading scientists, the world-renowned physicist Stephen Hawking and Richard Dawkins, author of ‘The God Delusion’, have been outspoken in their opposition to religion.
So is it common to find modern day scientists who, like Kelvin, retain a strong Christian faith, or are the two fields now just too far apart?
Professor Elaine Ecklund, Autrey Professor of Sociology at Rice University, Texas, was involved in conducting a 2005 survey of scientists at top US research universities, which found that 48% had a religious affiliation and 75% believe that religions convey important truths.
“Of course it would be inaccurate to say that there are more scientists who are Christians than not; the opposite is true. But there are certainly many scientists who do see their scientific work as connected to and even flowing from their faith.
In terms of real world conflicts between religion and science we see debates about human genetic reproductive technologies, teaching of evolution in school classrooms, and environmental care,” Professor Ecklund said.
Francis Collins, the American physician-geneticist, famously stated: “One of the greatest tragedies of our time is this impression that has been created that science and religion have to be at war.”
Perpetual conflict?
So are science and religion naturally in conflict?
Stephen Hawking in his book ‘The Grand Design’ wrote: “Spontaneous creation is the reason there is something rather than nothing, why the universe exists, why we exist. It is not necessary to invoke God to light the blue touch paper and set the universe going.”
Professor John Lennox, professor of Mathematics at Oxford University, countered Hawking’s argument in an article published in 2010.
“Much of the rationale behind Hawking’s argument lies in the idea that there is a deep-seated conflict between science and religion. But this is not a discord I recognise,” Lennox said.
Lennox, who has engaged in a number of debates with Richard Dawkins, believes that far from being at odds with science, the Christian faith actually makes perfect scientific sense.
“For me, as a Christian believer, the beauty of the scientific laws only reinforces my faith in an intelligent, divine creative force at work. One of the fundamental themes of Christianity is that the universe was built according to a rational, intelligent design.
Some years ago, the scientist Joseph Needham made an epic study of technological development in China. He wanted to find out why China, for all its early gifts of innovation, had fallen so far behind Europe in the advancement of science.
He reluctantly came to the conclusion that European science had been spurred on by the widespread belief in a rational creative force, known as God, which made all scientific laws comprehensible,” Lennox said.
Kelvin’s legacy
As new discoveries are made, the debate over religion and science continues, just as scientific advancements meant some of Kelvin’s estimations and pronouncements were later proved to be inaccurate.
But with a number of inventions named after him, statues in Belfast and Glasgow and his remains lying in Westminster Abbey next to Sir Isaac Newton in ‘scientists’ corner’, the legacy of Lord Kelvin’s work is secure.


[1] Nguyên bản tiếng Anh xem ở phần cuối, sau phần bình luận. Nguồn: https://wwrn.org/articles/40989/

[2] Nguyên văn: “The Doubters and Darwin”. Chữ “Doubters” ở đây là những người ngờ vực Chúa, không tin có Chúa, ý nói những nhà khoa học theo chủ nghĩa tự nhiên, hoặc nhà khoa học vô thần.

[3] Anybody who has been seriously engaged in scientific work of any kind realizes that over the entrance to the gates of the temple of science are written the words: Ye must have faith. It is a quality which the scientist cannot dispense with. https://en.wikiquote.org/wiki/Max_Planck

[4] https://viethungpham.com/2018/03/11/pasteurs-quotes-trich-dan-pasteur/

[5] https://twitter.com/thetrueatheism/status/501741177284993027?lang=en

[6] https://www.abc-citations.com/auteurs/louis-pasteur/

[7] https://www.goodreads.com/author/quotes/64309.Werner_Heisenberg

[8] https://viethungpham.com/2016/08/09/kelvin-rejected-darwinism-kelvin-bac-bo-hoc-thuyet-darwin/

[9] https://viethungpham.com/2020/07/22/life-a-miracle-su-song-mot-phep-mau/#more-8245

[10] https://viethungpham.com/2020/07/30/bad-news-for-naturalism-tin-buon-cho-chu-nghia-tu-nhien/

 

 

Advertisement

One thought on “Kelvin vs Darwin / Kelvin chống Darwin

  1. Thật không thể hiểu nổi khi con người phải dựa vào óc sáng tạo, tư duy để quan sát và khám phá logic của mọi thứ trong khi đó lại phủ nhận tri tuệ đã tạo nên những logic đó, đó chẳng phải là chúng ta đã phủ nhận trí tuệ và logic của chúng ta sao?

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s