“ÍCH LỢI CỦA SỰ HỌC” (Les Avantages de l’Étude)

younghugo“Les Avantages de l’Étude” (Ích lợi của sự học) là tiêu đề của một tiểu luận xuất sắc của Victor Hugo khi ông mới 15 tuổi. Mặc dù cho đến nay tôi chưa hề được đọc một chữ nào trong đó, nhưng câu chuyện về tiểu luận này gây một ấn tượng rất mạnh đối với tôi, đến nỗi tôi luôn luôn nghĩ chủ đề nó nêu lên là một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất trên đời. Tại sao vậy? Vì:

Trong phạm vi hẹp, đó là vấn đề dạy và học trong nhà trường. Liệu có gì đáng quan tâm hơn việc làm thế nào để sự học của con em chúng ta được tốt đẹp, đặng các em trở nên hữu dụng, sánh vai các cường quốc năm châu. Trong phạm vi rộng, chủ đề này thực chất là vấn đề nhận thức. Phương pháp nhận thức đúng sẽ làm cho một người bình thường trở thành thông thái. Phương pháp sai sẽ biến một người thông minh thành vô dụng. Nền giáo dục ngày nay làm quá nhiều để nhồi nhét kiến thức nhưng làm quá ít để người học biết tư duy độc lập. Vì thế lượng kiến thức có nguy cơ trở thành vô dụng!
Khi GS Hoàng Tụy nhận xét trí thức được đào tạo trong thời kỳ 30-45 có vốn văn hóa tốt hơn trí thức được đào tạo sau này, tôi thừa nhận ông đúng, và tôi không thể không vắt tay lên trán để tìm hiểu xem vì sao mà nên nông nỗi ấy. Vậy sẽ không bao giờ là quá muộn khi bàn về ích lợi của sự học,…

Tiếp tục đọc

Gödel’s Proof of God’s Existence / Gödel chứng minh sự hiện hữu của Chúa

The Creation of Adam

Abstract: In a lecture on Godel’s Incompleteness Theorem at The University of Sydney, professor Mark Colyvan described Kurt Gödel as “the world’s most incredible mind”. Perhaps, anyone would immediately agree with Mark if knowing the last work of Gödel: a proof of God’s existence! Gödel himself declared: “There is a scientific (exact) philosophy and theology, which deals with concepts of the highest abstractness; and this is also most highly fruitful for science”. Gödel’s Proof of God’s Existence is the very prototype for this kind of philosophy and theology.
Tóm tắt: Trong một bài giảng về Định lý Bất toàn của Gödel tại Đại học Sydney, giáo sư Mark Colyvan mô tả Kurt Gödel như “một trí tuệ lạ thường nhất thế giới”. Có lẽ ai cũng lập tức đồng ý với Mark nếu biết công trình cuối cùng của Gödel: một chứng minh về sự hiện hữu của Chúa! Bản thân Gödel tuyên bố: “Có một triết học và thần học mang tính khoa học chính xác để giải quyết những vấn đề liên quan đến các khái niệm trừu tượng cao cấp nhất; và triết học và thần học ấy cũng mang lại hiệu quả cao nhất đối với khoa học”. Chứng minh của Gödel về sự hiện hữu của Chúa chính là hình mẫu đầu tiên cho loại triết học và thần học này. Tiếp tục đọc