Despite Darwinism is considered as a formal science to teach at schools and noisily propagandized by media as a truth of nature, Gallup’s polls have shown that most of people don’t believe in it. In this situation, Darwinism looks like the Emperor of Andersen that Antony Latham implied in his book “The Naked Emperor: Darwinism Exposed”…
Bất chấp Học thuyết Darwin được xem như một khoa học chính thống dạy trong nhà trường và được tuyên truyền ồn ào trên truyền thông như một sự thật trong tự nhiên, các cuộc thăm dò của Viện Gallup cho thấy hầu hết mọi người đều không tin vào Thuyết tiến hóa. Trong tình hình này, Học thuyết Darwin giống như vị Hoàng đế của Andersen mà Antony Latham đã ngụ ý trong cuốn sách của ông, “Vị hoàng đế không mặc quần áo: Học thuyết Darwin bị phơi bày”…
Daniel J. PHẠM
Essay on Philosophy of Science, presented at VIDS 18/02/2017
and some other institutes & universities
III ─ KẾT LUẬN –
Thuyết Tiến hóa dưới ánh sáng của Định lý Gödel
III.1. Thăm dò của Viện Gallup về Thuyết Tiến hóa
Bất chấp Thuyết Tiến hóa được coi là một lý thuyết sinh học chính thống, được giảng dạy chính thức ở nhà trường, được tuyên truyền rùm beng trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng, thăm dò dư luận của Viện Gallup trong nhiều năm ở Mỹ, từ 1982 đến 2014, cho một kết quả trái ngược với sự mong đợi của các nhà tiến hóa:
Số người tin vào Thuyết Tiến hóa luôn luôn thấp hơn rất nhiều so với số người không tin. Điều này chứng tỏ Thuyết Tiến hóa tuy là chính thống nhưng không chính danh.
Câu hỏi chủ yếu để thăm dò: “Một trong ba quan điểm dưới đây, quan điểm nào gần với bạn nhất: 1/ Sự sống do Chúa sáng tạo (tức là Thuyết tiến hóa SAI); 2/ Sự sống tự nó tiến hóa (Thuyết tiến hóa ĐÚNG); 3/ Sự sống tiến hóa, nhưng Chúa hướng dẫn sự tiến hóa đó (Quan điểm trung gian).
Kết quả được tổng hợp trong hai biểu. Sau đây là Biểu 1:
Biểu đồ 1 cho thấy: Quan điểm sáng tạo luôn luôn chiếm tỷ lệ áp đảo so với quan điểm tiến hóa. Chẳng hạn năm 2014, quan điểm sáng tạo chiếm 42%, quan điểm tiến hóa chiếm 19%, tức là số người tin vào Sự Sáng tạo của Chúa nhiều gấp 2,2 lần so với số người tin vào Thuyết Tiến hóa. Nói cách khác, số người bác bỏ Thuyết Tiến hóa nhiều gấp 2,2 lần so với số người tin vào Thuyết Tiến hóa.
Mặc cho Thuyết Tiến hóa được nhồi nhét vào đầu mọi người, được tuyên truyền như một sự thật đã được chứng minh bằng khoa học, thống kê của Gallup trong suốt 32 năm liền, 1982 – 2014, đồ thị thể hiện quan điểm sáng tạo luôn luôn nằm ở tầng trên cùng, cao hơn hẳn so với đồ thị thể hiện quan điểm tiến hóa. Tuyệt đối không có lần thăm dò nào cho thấy số người tin vào Thuyết Tiến hóa cao hơn số người không tin. Mặc dù tỷ lệ người ủng hộ Thuyết Tiến hóa gần đây có tăng lên chút ít, nhưng tỷ lệ người bác bỏ Thuyết Tiến hóa vẫn lấn át.
Tại sao một lý thuyết khoa học chính thống luôn luôn bị đa số bác bỏ trong suốt một thời gian dài như thế? Tính “khoa học” của Thuyết Tiến hóa ở đâu? Tại sao đa số mọi người không tin nó?
Hãy quan tâm tới những người có quan điểm trung gian ─ những người tin rằng có sự tiến hóa nhưng Chúa hướng dẫn sự tiến hóa đó. Một khi đã thừa nhận có Chúa, thì ắt Chúa phải là tác giả của sự sống đầu tiên, Chúa phải là tác giả của mã DNA,… Điều này đã được Francis Collins thừa nhận công khai trong tác phẩm nổi tiếng của ông, “The Language of God” (Ngôn ngữ của Chúa). Vậy nếu không có Chúa thì Thuyết Tiến hóa còn có thể tồn tại thêm một ngày nào nữa? Do đó, số người có quan điểm trung gian cũng nên được coi là người không tin vào lý thuyết của Darwin.
Nếu vậy, số người KHÔNG TIN vào thuyết tiến hóa trong năm 2014 sẽ không chỉ là 42%, mà phải là 42% + 39% = 81%, trong khi số người tin vào Thuyết Tiến hóa chỉ có 19% ─ QUÁ THẤP so với tư cách của một lý thuyết được mệnh danh là một khoa học chính thống.
Nhưng tại sao Thuyết Tiến hóa chiếm được địa vị thống trị trong nhà trường? Xin nhớ lại rằng Thuyết Tiến hóa đã đạt được “THẮNG LỢI QUYẾT ĐỊNH” trong Vụ án John Scopes năm 1925 ở Mỹ, nhờ BẰNG CHỨNG GIẢ MẠO “Người Piltdown”, rồi từ đó chính thức xâm nhập mạnh mẽ vào nhà trường trên khắp thế giới. Với bằng chứng hùng hồn về sự tồn tại của “người-vượn” Piltdown, toàn thế giới lúc đó tin rằng “người-vượn” là một “sự thật” không thể chối cãi. Vì thế đa số giới khoa học lúc đó đều có xu hướng bênh vực John Scopes. Ngay cả một nhà khoa học đáng kính lúc đó là bà Marie Curie cũng ký vào thư ủng hộ John Scopes (!!!). Phải đợi mãi tới 1953, sự lừa đảo của Người Piltdown mới bị vạch trần. Nhưng đã quá muộn, và vụ án không bao giờ được xử lại. Mọi sự đã rồi. Nói cách khác, Thuyết Tiến hóa đã thắng lợi nhờ “ăn gian”, và sự ăn gian đã trở thành sự đã rồi. Nay là lúc những người chính trực đã và đang lên tiếng đòi hỏi lấy lại sự công bằng.
Thật vậy, số người tin vào thuyết tiến hóa sẽ là bao nhiêu % nếu những bằng chứng SAI LẦM và LỪA ĐẢO của Thuyết Tiến hóa được phơi bày công khai tại các trường học và trên các phương tiện truyến thông chính thức? Chắc chắn lúc ấy Thuyết Tiến hóa sẽ sụp đổ hoàn toàn! Bây giờ hãy xem Biểu 2:
Biểu đồ 2 cho thấy: Bất kể trình độ văn hóa ra sao, số người tin vào Thuyết Tiến hóa vẫn chiếm thiểu số (từ 10% đến 41%). Tầng lớp có trình độ văn hóa cao (tốt nghiệp đại học trở lên) có tỷ lệ tin vào Thuyết Tiến hoa cao nhất, nhưng cũng chỉ đạt tới 41%. Phải chăng điều này nói lên rằng Thuyết Tiến hóa là một lý thuyết khoa học ─ trình độ văn hóa càng cao càng bị thuyết phục? Xin trả lời rằng KHÔNG! Điều này chỉ chứng tỏ những người có trình độ văn hóa cao bị nhồi sọ Thuyết Tiến hóa nhiều hơn, người có trình độ văn hóa thấp ít bị nhồi sọ hơn nên ít tin vào lý thuyết này hơn. Ngay trong đám trí thức nhiều chữ nghĩa, thậm chí trong đám trí thức hành nghề sinh học, rất nhiều người đến nay vẫn không biết những sự thật lừa đảo trong Thuyết Tiến hóa, hoặc biết mà cố tình lảng tránh sự thật, đồng lõa với việc che đậy sự thật, ngụy biện cho những việc làm sai trái của Thuyết Tiến hóa. Trong số những người có văn hóa, đáng chú ý nhất là những người đã tốt nghiệp trung học. Họ đã được dạy khá đày đủ về Thuyết Tiến hóa ở trường trung học, nhưng cũng chỉ có 27% tin vào Thuyết Tiến hóa. Tại sao họ được học mà vẫn không tin? Đơn giản vì Thuyết Tiến hóa KHÔNG CÓ SỰ THẬT để thuyết phục!
Biểu đồ 2 cũng cho thấy người càng nhiều tuổi càng không tin vào Thuyết Tiến hóa, càng nhiều tuổi càng tin vào sự Sáng tạo của Chúa. Đây có lẽ là một kết quả thăm dò thú vị nhất!
Tuổi từ 18 đến 29 tin vào Thuyết Tiến hóa nhiều nhất, tuy vậy cũng chỉ đạt tới tỷ lệ 30%. Đây là tuổi mới rời sách vở nhà trường, ảnh hưởng của nhà trường còn nặng, chưa đủ bản lĩnh để có tư duy độc lập. Nhưng khi tuổi đời tăng lên, con người càng sâu sắc hơn, và do đó càng nhận ra những khiếm khuyết trong mớ sách vở nhà trường, sự trưởng thành và bản lĩnh cho phép con người có tư duy độc lập nhiều hơn. Khi đó người ta sẽ nhận ra những sai lầm của Thuyết Tiến hóa rõ hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế có những người trẻ tuổi thông minh sâu sắc hơn các cụ già. Chẳng hạn, có một cụ già mãi tới tuổi 81 mới nhận ra mình cả đời đã bị đánh lừa bởi Thuyết Tiến hóa, để rồi thay đổi lập trường, tuyên bố rằng Chúa sáng tạo ra sự sống. Cụ già đó là Antony Flew, nhà triết học nổi tiếng người Anh, người chủ trương rằng chỉ có bằng chứng mới là cái đáng tin. Rốt cuộc, Chúa đã cung cấp bằng chứng cho ông, đó là DNA. Với DNA, ông tuyên bố từ bỏ Thuyết Tiến hóa, và khẳng định “Ắt phải có Nhà Thiết kế Thông Minh” (There Must Be An Intelligent Designer). Mặc dù tuyên bố này quá muộn, nhưng “muộn còn hơn không bao giờ” (Tard vaut mieux que jamais / Better late than never!)
III.2. Thuyết Tiến hóa trong mắt các nhà khoa học, học giả lớn
Hiện nay đã có RẤT NHIỀU sách báo phê phán và bác bỏ Học thuyết Darwin, trong đó có RẤT NHIỀU ý kiến của các nhà khoa học bậc nhất, các học giả uyên thâm và các chuyên gia hàng đầu phê phán và bác bỏ Thuyết Tiến hóa. Sau đây là một số ý kiến tiêu biểu nhất.
- “Sự sống chỉ ra đời từ sự sống” (Life comes only from life) [10a]. Bình luận: Đây là nội dung cơ bản của Định luật Tạo Sinh. Định luật này tự động bác bỏ lý thuyết sự sống hình thành tự phát từ thời cổ đại và lý thuyết “Nồi soup nguyên thủy” của Thuyết Tiến hóa.
- “… Tất cả các thí nghiệm của tôi đều đứng vững, và tất cả đều chứng minh rằng học thuyết sự sống hình thành tự phát là chuyện hão huyền” (…mes expériences sont toutes debout, et toutes prouvent que la génération spontanée est une chimère) [10b]. Ý kiến này khẳng định Định luật Tạo sinh.
- “Đừng trưng ra bất kỳ một lý thuyết nào mà bạn không thể chứng minh bằng thực nghiệm” (Do not put forward anything that you cannot prove by experimentation” [10c]. Pasteur không bao giờ trực tiếp nhắc tới Thuyết Tiến hóa, nhưng câu này dường như ông ám chỉ đặc biệt đến Thuyết Tiến hóa, vì Thuyết Tiến hóa tuyệt nhiên không hề có một thí nghiệm nào chứng minh được một sự thật nào, nhưng lại có rất nhiều giả thuyết. Thuyết tiến hóa là ông vua của các giả thuyết.
- “Một ngày nào đó hậu thế sẽ cười vào mặt các nhà triết học duy vật hiện đại vì sự ngớ ngẩn của họ” (Posterity will one day laugh at the foolishness of modern materialistic philosophers) [10b]. Ý kiến này có thể xem như một cảnh báo tiên tri. Một thế kỷ sau, Kurt Gödel tuyên bố: “Chủ nghĩa duy vật là sai lầm” (Materialism is false). Thật trớ trêu khi Thuyết Tiến hóa là một lý thuyết thuần túy vật chất, nhưng lại không hề có một bằng chứng vật chất nào để chứng minh cho lý thuyết của họ. Vì thế Thuyết tiến hóa thực chất chỉ là một lý thuyết ngụy khoa học (a pseudo-science).
- “Tôi không bao giờ quan sát thấy những sự chuyển tiếp quá độ dần dần từng tí một các đặc điểm của cha mẹ cho con cái” [11]. Đây là sự phủ nhận quan điểm di truyền của Darwin.
- “Kết quả của những thí nghiệm nghiên cứu khả năng một loài có thể biến thành loài khác đã dẫn Gartner đi tới chỗ chống đối lại ý kiến của các nhà tự nhiên học vốn không tin vào sự ổn định của các loài cây trồng mà tin vào sự tiến hóa liên tục của thực vật. Gartner đã đưa ra một chứng minh không thể nghi ngờ rằng các loài là cố định…” [11]. Gartner là một nhà khoa học vốn tin vào Thuyết Tiến hóa, ông tìm cách chứng mình loài này có thể biến thành loài khác. Nhưng những nghiên cứu của ông lại dẫn tới kết quả hoàn toàn ngược lại, rằng loài này KHÔNG THỂ biến thành loài khác. Mendel nhắc đến công trình của Gartner trong một thư gửi đến một nhà sinh học nổi tiếng để bày tỏ quan điểm của ông không tán thành Thuyết Tiến hóa.
ADAM SEDGWICK (thầy của Darwin về địa chất học), nhận xét cuốn Nguồn gốc các loài (trong thư gửi Darwin):
- “Tôi đã đọc cuốn sách của cậu với nhiều đau đớn hơn là vui thú. Có những phần tôi rất ngưỡng mộ, có những phần làm tôi buồn cười đến đau cả hai bên sườn; những phần khác tôi đọc với một sự buồn phiền tuyệt đối, vì tôi cho rằng những phần đó hoàn toàn sai lầm và cực kỳ có hại” (I have read your book with more pain than pleasure. Parts of it I admired greatly, parts I laugh at till my sides were almost sore; other parts I read with absolute sorrow, because I think them utterly false and grievously mischievous) [12]. Nhiều người khác cũng có cảm tưởng tương tự. Duane Gish ở Mỹ nói học thuyết Darwin là “chuyện thần tiên dành cho… người lớn” (!). Khi tôi còn là học sinh, trực giác mách bảo tôi học thuyết Darwin có rất nhiều điểm đáng ngờ, chẳng hạn chuyện cá voi xuất thân từ động vật có vú 4 chân trên cạn, xuống biển lâu ngày rồi tiến hóa. Ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới biển, không cần phải tiến hóa gì cả.
LORD KELVIN (khám phá ra Định luật 2 của Nhiệt Động lực học, từng là Chủ tịch Hội Hoàng gia Anh)
- “Tôi cần phải nói công khai rằng sự khởi đầu và sự duy trì sự sống trên trái đất hoàn toàn vượt quá phạm vi của mọi phỏng đoán hợp lý trong khoa học động lực. Đóng góp duy nhất của khoa học động lực cho sinh học lý thuyết là sự phủ định tuyệt đối về sự khởi đầu tự động hoặc sự duy trì tự động của sự sống” (I need scarcely say that the beginning and maintenance of life on earth is absolutely and infinitely beyond the range of all sound speculation in dynamical science. The only contribution of dynamics to theoretical biology is absolute negation of automatic commencement or automatic maintenance of life) [13]
- “Sự khảo sát kỹ lưỡng đủ cẩn thận trong mọi trường hợp cho tới tận ngày nay đã khám phá ra rằng sự sống đến từ sự sống trước nó. Vật chất chết không thể trở thành sống mà không có vật chất sống trước nó. Đối với tôi dường như điều này quá rõ ràng như một bài giảng khoa học về định luật hấp dẫn vậy” (Careful enough scrutiny has, in every case up to the present day, discovered life as antecedent to life. Dead matter cannot become living without coming under the influence of matter previously alive. This seems to me as sure a teaching of science as the law of gravitation) [13]
- “Từ quan điểm khoa học, Quyền năng Sáng tạo là câu trả lời khả dĩ duy nhất đối với nguồn gốc sự sống” (Creative Power is the only feasible answer to the origin of life from a scientific perspective) [13]
- “Bằng chứng vững chắc của thiết kế thông minh và nhân từ có mặt khắp nơi xung quanh chúng ta” (Overwhelming strong proofs of intelligent and benevolent design lie around us) [13]
- “Tôi tin rằng khoa học càng được nghiên cứu kỹ lưỡng thì nó càng kéo chúng ta rời xa khỏi quan điểm vô thần” (I believe that the more thoroughly science is studied, the further does it take us from anything comparable to atheism). “Càng nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng tôi càng tin rằng khoa học loại bỏ chủ nghĩa vô thần” (The more thoroughly I conduct scientific research, the more I believe that science excludes atheism). “Tư tưởng vô thần là vô nghĩa đến nỗi tôi không biết tôi có thể mô tả nó bằng những lời lẽ như thế nào” (The atheistic idea is so nonsensical that I do not see how I can put it in words) [13]
- “Tôi không nghĩ bộ não hình thành theo cách của học thuyết Darwin. Thực ra có thể phủ nhận học thuyết này. Cơ chế đơn giản không thể tạo ra bộ não” ((I don’t think the brain came in the Darwinian manner. In fact, it is disprovable. Simple mechanism can’t yield the brain) [14a]. BL: Đối với Kurt Gödel, những định luật vật lý hay hóa học là quá đơn giản để có thể giải thích được tính phức tạp sinh học trong tự nhiên. Nói cách khác, Thuyết Tiến hóa không thể giải thích được bản chất sự sống và bản chất sự đa dạng phong phú của tự nhiên.
- “Bộ não là một chiếc computer được kết nối với một linh hồn” (The brain is a computing machine connected with a spirit) [14a]. BL: Thuyết Tiến hóa nói về sự tiến hóa của con người nhưng tảng lờ sự xuất hiện của ý thức. Với cơ chế đơn giản và thuần túy vật chất, Thuyết Tiến hóa vĩnh viễn không bao giờ giải thích được sự xuất hiện của ý thức, bởi ý thức là một dạngbiểu lộ của thông tin. Chú ý rằng con vật có tư duy, nhưng tư duy của con vật chỉ là bản năng vô thức. Chỉ có con người mới có ý thức. Thuyết Tiến hóa muốn đóng vai một lý thuyết giải thích sự xuất hiện của con người, nhưng bất lực trước việc giải thích ý thức. Vì thế nó không xứng đáng được xem như một lý thuyết về con người.
- “Sự hình thành của một thể xác con người thông qua thời gian địa chất nhờ các định luật vật lý (hoặc bất kỳ định luật nào khác có bản chất tương tự), khởi đầu từ một sự phân bổ ngẫu nhiên các hạt cơ bản và trường, cũng chẳng có gì hứa hẹn chắc chắn giống như sự tách rời khí quyển với các thành phần của nó một cách ngẫu nhiên” (The formation within geological time of a human body by the laws of physics (or any other laws of similar nature), starting from a random distribution of elementary particles and the field, is as unlikely as the separation by chance of the atmosphere into its components) [14b]
- “Bạn có biết Stalin cũng không tin vào Thuyết Tiến hóa không? Ông ta là một người rất thông minh đấy” (You know Stalin didn’t believe in evolution either, and he was a very intelligent man) [14c]
ERNST CHAIN (đoạt Giải Nobel y khoa 1945 vì chế tạo ra penicilyne)
- “Tôi thà tin vào chuyện thần tiên còn hơn tin vào những phỏng đoán thiếu suy nghĩ như thế. Trong nhiều năm tôi đã nói rằng những phỏng đoán về nguồn gốc sự sống dẫn tới những mục tiêu vô ích vì ngay cả những hệ thống sinh vật đơn giản nhất cũng quá phức tạp để có thể hiểu nó bằng những kiến thức hóa học cực kỳ sơ cấp mà các nhà khoa học đang sử dụng trong nỗ lực của họ hòng giải thích cái không thể giải thích được đã xẩy ra hàng tỷ năm trước đây. Chúa không thể giải thích được bằng những ý nghĩ ngây thơ như thế” [15a]
- “Chỉ có một lý thuyết duy nhất được đề xuất để thực hiện một nỗ lực nhằm hiểu biết sự phát triển của sự sống – đó là thuyết tiến hóa của Darwin-Wallace. Và đó là một nỗ lực mong manh, dựa trên những giả định hời hợt và nông cạn, chủ yếu là dựa trên những tính chất về hình thái học và giải phẫu học mà nó khó có thể được gọi là một lý thuyết” [15a]
- Thuyết Tiến hóa là một “giả thuyết không có bằng chứng và mâu thuẫn với thực tế” (hypothesis based on no evidence and irreconcilable with the facts) [15a]
- “Thuyết tiến hóa cổ điển này là một sự đơn giản hóa hết mức đối với một khối lượng sự kiện vô cùng phức tạp và rắc rối (trong thực tế), và tôi kinh ngạc khi thấy những lý thuyết này được tiếp thu một cách sẵn sàng và không phê phán trong một thời gian dài đến như thế bởi nhiều nhà khoa học mà không có lấy một lời than phiền phản đối nào” [15a]
- Con trai của Ernst Chain nói: “Không nghi ngờ gì nữa, Ernst Chain không tán thành thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên – ông ghét lý thuyết này… đặc biệt khi nó mang hình dáng của một giáo điều. Ông cũng cảm thấy rằng thuyết tiến hóa thực ra không phải là một bộ phận của khoa học, bởi vì phần lớn lý thuyết này không được kiểm chứng bằng thí nghiệm – và ông đã và đang không hề cô đơn một chút nào trong quan điểm này” [15b]
“Ngày nay nhiệm vụ của chúng ta là đập tan chuyện hoang đường của Thuyết Tiến hóa…” (Today our duty is to destroy the myth of evolution) [16]
- “Thuyết Tiến hóa là vô căn cứ và thật không thể tin được” (Evolution is baseless and quite incredible) [17]
MALCOM MUGGERIDGE (nhà báo nổi tiếng người Anh)
- “Tôi tự nhủ rằng Thuyết Tiến hóa, đặc biệt trong phạm vi nó được áp dụng, sẽ là một trong những trò cười lớn nhất trong các sách lịch sử trong tương lai. Hậu thế sẽ ngạc nhiên không hiểu làm sao mà một giả thuyết rất mập mờ và mơ hồ như thế có thể được chấp nhận với sự nhẹ dạ cả tin đáng kinh ngạc đến thế” (I myself am convinced that the theory of evolution, especially to the extent to which it has been applied, will be one of the greatest jokes in the history books of the future. Posterity will marvel that so very flimsy and dubious an hypothesis could be accepted with the incredible credulity it has) [18]
SØREN LØVTRUP (nhà sinh học Đan-mạch/Thụy-điển, tác giả cuốn Darwinism: A Refutation of a Myth)
- “Tôi tin một ngày nào đó câu chuyện hoang đường của học thuyết Darwin sẽ được xếp hạng như sự lừa dối tệ hại nhất trong lịch sử khoa học. Khi điều đó xẩy ra nhiều người sẽ hỏi: Làm sao mà điều đó đã từng xẩy ra?” (I believe that one day the Darwinian myth will be ranked the greatest deceit in the history of science. When this happens, many people will pose the question: How did this ever happen?) [19]
Tạp chí NEW SCIENTIST số Tháng 6 năm 1981, trang 828:
- “Một số lượng các nhà khoa học đang tăng lên, mà phần lớn số tăng lên đó là các nhà tiến hóa, lập luận rằng Thuyết Tiến hóa Darwin chẳng phải là một khoa học đích thực gì cả. Nhiều ý kiến phê phán có uy tín trí thức ở tầm cao nhất” (An increasing number of scientists, most particularly a growing number of evolutionists, argue that Darwinian evolutionary theory is not genuine scientific theory at all. Many of the critics have the highest intellectual credentials) [20]
III.3. Kết luận – Từ Darwin tới Gödel
Thế gian có 2 loại người. Loại thứ nhất biết kinh ngạc trước những kỳ quan của Tự nhiên để thán phục Tác Giả của những kỳ quan đó. Tác Giả ấy có nhiều tên gọi khác nhau: Bà Mẹ Tự nhiên, Ông Trời, Thượng Đế, Bramah, God, Dieu, The Creator, Đấng Sáng tạo, Nhà Lập trình Vĩ đại, Nhà Thiết kế Vĩ đại, hoặc bạn có thể sáng tạo ra một tên gọi mới nên bạn tin có Tác Giả đó. Loại thứ hai thản nhiên và dửng dưng trước những kỳ quan, cho rằng vũ trụ, sự sống,… xét cho cùng chỉ là tập hợp ngẫu nhiên của những hạt cơ bản, nguyên tử, phân tử, vật thể, năng lượng, chẳng hề có tác giả nào cả, và do đó con người, với sức mạnh trí tuệ, có thể giải thích được mọi sự thật, tiên đoán được tương lai, làm chủ vận mệnh của mình.
Albert Einstein phân biệt 2 loại người này rõ hơn ai hết: “Có 2 cách để sống: bạn có thể sống như thể chẳng có cái gì là phép mầu cả; hoặc bạn có thể sống như thể mọi thứ đều là một phép mầu” (There are two ways to live: you can live as if nothing is a miracle; you can live as if everything is a miracle).
Bản thân Einstein thuộc loại người thứ hai. Khi ông là một cậu bé, cậu đã kinh ngạc trước vẻ đẹp của Hình học Euclid đến nỗi gọi nó là “cuốn sách nhỏ hình học thiêng liêng” (a holy booklet of geometry). Trước những kỳ quan vật lý, chẳng hạn như E = mc^2, ông không thể kìm nén sự xúc động để thốt lên rằng “Tôi muốn hiểu được ý Chúa” (I want to know God’s idea).
Việc ông nói về 2 cách sống ở trên để lộ cho thấy ông thất vọng về loại người vô cảm trước Cái Đẹp như thế nào ─ loại người tự phụ tưởng mình giỏi, tưởng mình có thể giải thích được mọi sự thông qua những cơ chế vật chất tầm thường, nhưng thực ra là rất… vô minh. Cái vô minh ấy cản trở khoa học. Vì thế Einstein phải thốt lên những lời chua chát:
- “Chỉ có 2 thứ vô hạn: vũ trụ và sự vô minh của con người, và tôi không chắc về cái thứ nhất” (Only two things are infinite: the Universe and Human stupidity, and I am not sure about the former).
- “Tính đa số của những người ngu xuẩn là vô địch và thiên thu trường tại” (“Thế giới như tôi thấy”, Albert Einstein, NXB Tri Thức, 2007, trang 210).
Trước Einstein hơn nửa thế kỷ, Louis Pasteur cũng từng chỉ ra dấu hiệu của trí thông minh sáng tạo:
“Biết kinh ngạc (trước những kỳ quan của tự nhiên, ND) là bước đầu tiên trên con đường đi tới khám phá” (Savoir s’étonner à propos est le premier pas fait sur la route de la découverte).
Trộm nghĩ :
Các nhà tiến hóa không biết kinh ngạc trước sự kỳ diệu của sự sống, vì thế họ mới dám đương đầu với một BÀI TOÁN KHÔNG CÓ LỜI GIẢI (Unresolvable Problem) như bài toán Nguồn Gốc Sự Sống, một bài toán mà Định lý Gödel đã ngụ ý rằng vĩnh viễn sẽ không thể giải quyết được.
Chúng ta có thể thông cảm với Darwin, vì ông không may mắn để biết các Định luật Mendel về Di truyền, ông sống trong thời đại sinh học còn quá ấu trĩ, không biết gì về DNA, về Lý thuyết Thông tin, về Định lý Bất toàn. Nhưng ngày nay, khi sự thật phi khoa học và phản khoa học của Thuyết tiến hóa ngày càng bị phơi bày ra rõ ràng hơn bao giờ hết, bất kỳ một người thông minh sáng suốt trung thực nào cũng không thể thông cảm với sự tôn sùng Học thuyết Darwin như một vị “hoàng đế của sinh học”, bất chấp một sự thật là phần lớn mọi người, bao gồm những nhà khoa học bậc nhất, thừa biết rằng vị “hoàng đế” ấy chẳng có quần áo gì cả!
Cuốn sách “Hoàng đế trần truồng: Học thuyết Darwin bị phơi bày” của Antony Latham đã phán ánh rất chính xác tình trạng hiện nay của Thuyết Tiến hóa. Bất kỳ ai muốn biết sự thật Thuyết tiến hóa nhất thiết nên đọc cuốn sách này.
Thay lời kết
Albert Einstein từng được tạp chí TIME bầu là NHÂN VẬT TIÊU BIỂU của thế kỷ 20 (Person of the Century). Trong lịch sử khoa học, Einstein được đánh giá như một trong những người thông minh nhất của mọi thời đại. Ấy thế mà Einstein “mê” và nể trọng Kurt Gödel, một người bạn vong niên kém Einstein tới 27 tuổi, đến nỗi đã công khai nói với đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton rằng “Tôi đến Viện chỉ cốt để được đi bộ cùng Gödel về nhà”. Điều ấy tiết lộ cho chúng ta biết Gödel là người sâu sắc tới chừng nào. Một bộ óc làm cho bộ óc thiên tài như Einstein phải kính nể thì bộ óc ấy phải thâm thúy đến chừng nào. Ấy thế mà bộ óc ấy phủ nhận Học thuyết Darwin. Vâng, Gödel không cần giấu diếm rằng ông không tin Thuyết Tiến hóa, và để củng cố quan điểm của mình, ông còn tiết lộ rằng Stalin, một người mà theo ông là rất thông minh, cũng không tin Thuyết Tiến hóa.
Nếu Gödel không phát biểu ý kiến gì về Học thuyết Darwin, người ta cũng có thể đoán nhận được quan điểm của ông, bởi Định lý Bất toàn của ông đã TỰ ĐỘNG bác bỏ Thuyết Tiến hóa.
Dưới ánh sáng minh triết của Định lý Gödel, Thuyết Tiến hóa lộ rõ ra như một lý thuyết vô minh!
PVHg, 31 March 2017
CHÚ THÍCH
[10a] AZ quotes / Louis Pasteur
[10b] Wikiquotes / Louis Pasteur
[10c]
[11] Mendel disproved Darwinism / Mendel bác bỏ học thuyết Darwin
[12] SKEPTICS OF DARWINIAN THEORY
[13] Kelvin refuted Darwinism / Kelvin bác bỏ học thuyết Darwin
[14a] Gödel’s quotations
[14b] Unanswered Mathematical and Computational Challenges facing Neo-Darwinism as a Theory of Origins
[14c] Incompleteness: The Proof and Paradox of Kurt Gödel (Great Discoveries) Rebecca Goldstein
[15a] Nobel Laureate Ernst Chain on Evolution
[15b] Ernst Chain: Antibiotics Pioneer
[16] Evolution of Organisms, Pierre Paul Grassé, Academic Press, New York, 1977
[17] John Ambrose Fleming Quotes
[18] Malcolm Muggeridge Quotes
[19]
- “Darwinism: The Refutation of a Myth”, Soren Lovtrup, ”, Croom Helm, New York 1987
- “Origins: Linking Science and Scripture” by Ariel Adrean Roth
- Darwinists’ confessions about the mutations /
[20]
- The New Scientist, “An Exercise in Science,” by Michael Ruso, June 1981, Page 828
- Evolution quote-mining in small town newspaper
Cảm ơn bác vì những bài viết quá hay avf bổ ích. Bác ơi vì sao đến nay vẫn chưa có nhà khoa học nào chính thức đứng lên bác bỏ học thuyết Darwin đầy phi lý này ạ?
ThíchThích
Trả lời cháu Phạm Minh Hải,
Nếu cháu đọc kỹ bài thì cháu có thể thấy trong bài này, và trong hàng loạt bài khác trên viethungpham.com ĐÃ CÓ rất nhiều nhà khoa học lên tiếng bác bỏ Thuyết Tiến hóa. Từ những đại bác học như Pasteur, Mendel, Kelvin, Godel,…. cho đến những giáo sư tiến sĩ chân chính như Enst Chain, Pierre Pual Grassé, … đều lên tiếng mạnh mẽ bác bỏ Thuyết Tiến hóa.
Nhưng các nhà tiến hóa không muốn nghe, vì nếu họ nghe thì Thuyết Tiến hóa sụp đổ, và hàng vạn nhà tiến hóa sẽ mất công ăn việc làm. Đó là vấn đề sống còn của họ, vì thế họ phải bảo vệ bằng mọi giá. Đáng tiếc là những người này đang nằm trong các nhà trường, cả phổ thông lẫn đại học, trong các viện nghiên cứu. Đây không còn là vấn đề thuần túy khoa học nữa, mà đã vượt sang lĩnh vực xã hội rồi. Giống như chuyện ma túy vậy. Ai cũng biết đó là một căn bệnh tác hại, nhưng không xóa bỏ được nó, vì cơn mê của con người.
Vì thế Phật giáo mới nói con người sống trong vô minh, và luôn nhắc nhở con người giác ngộ. Thiên Chúa giáo cũng nói con người đầy tội lỗi, và luôn nhắc nhở con người phải biết sám hối để đón nhận sự mặc khải của Chúa…
Nhưng cháu hãy yên tâm. Cái gì là sự thật thì trước sau nó cũng sẽ lộ ra. Như Soren Lovtrup đã tuyên bố: Sẽ đến ngày Thuyết Tiến hóa được liệt kê như một sự lừa dối lớn nhất trong lịch sử khoa học.
Để có một cái nhìn toàn diện về tiến hóa, cháu hãy vào địa chỉ sau đây:
https://truesciencesite.wordpress.com/2016/07/12/true-biology-nen-sinh-hoc-chan-chinh/
Cháu có thể đọc luôn vào 7 bài gần đây nhất, bắt đầu từ bài:
Evolution in the Light of Gödel’s Theorem / Thuyết Tiến hóa dưới ánh sáng của Định lý Gödel
https://viethungpham.com/2017/03/31/evolution-in-the-light-of-godels-theorem-thuyet-tien-hoa-duoi-anh-sang-cua-dinh-ly-godel/
Cám ơn cháu đã chia sẻ.
PVHg
ThíchThích
Cháu muốn góp ý với bác Hưng về vấn đề tiến hóa phạm luật khoa học.
Khi nói tới “ định luật khoa học”, thì ta cũng dễ nghĩ đến những từ hoành tráng như “ bất biến ”, “ tuyệt đối ”, “ đúng trong mọi trường hợp ”. Nhưng định nghĩa của định luật khoa học là “ một hiện tượng / mô tả về hiện tượng đã được chứng minh là sẽ xảy ra khi một số điều kiện nhất định tồn tại hoặc được thỏa mãn ” Vậy, định luật chỉ đảm bảo đúng trong bộ điều kiện của nó. Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton chỉ áp dụng ở từ trường yếu, nguyên lý Bernoulli không còn đúng với những máy bay siêu thanh, cũng như không thể dùng định luật Hooke cho sức căng quá giới hạn đàn hồi… Các định luật Mendel trong sách giáo khoa cũng đi kèm luôn các điều kiện nghiệm đúng rất hiển nhiên.
Trang từ điển và trang wiki cũng định nghĩa rất rõ về khái niệm định luật khoa học:
http://www.dictionary.com/browse/scientific-law
https://en.wikipedia.org/wiki/Scientific_law
Chỉ vì một phát kiến trở thành một định luật thì cũng không có nghĩa là nó không thể thay đổi thông qua các nghiên cứu khoa học trong tương lai. Việc sử dụng chữ ” luật ” của người không chuyên ngành ( layman ) và của các nhà khoa học là khác nhau. Hầu hết mọi người khi nói về luật thì họ gán cho nó ý nghĩa gì đó tuyệt đối. Nhưng thực tế luật khoa học rất linh hoạt. Theo trường Đại học California cho biết thì nó có thể có ngoại lệ được chứng minh là sai hoặc tiến triển theo thời gian.
Một nhà khoa học giỏi là người luôn luôn đặt câu hỏi ” Làm thế nào tôi có thể cho thấy mình sai ?” .
Luật về trọng lực của Newton đã bị phá vỡ khi nhìn vào lượng tử (tiểu nguyên tử). Tương tự, Mendel quy luật phân ly độc lập cũng bị phá vỡ khi các tính trạng được liên kết trên cùng một nhiễm sắc thể.
Vì tính chất đó mà việc áp dụng các định luật sẽ bị giới hạn, và ta không nên ngoại suy ra khỏi phạm vi của chúng. Ví dụ, thời xưa người ta cho rằng sinh vật sống phức tạp như dòi, bọ, chuột tự nhiên sinh ra từ rác rến; Pasteur đã để dung dịch dinh dưỡng được khử trùng trong dụng cụ đặc biệt, chứng minh một cách tinh tế rằng “ sự sống chỉ tạo ra từ sự sống ”. Câu đó đúng trong điều kiện: các dưỡng chất đã dùng, các thông số vật lý, hóa học của thế kỷ 19 hoặc thời điểm hiện tại bây giờ.
Nhưng có logic nào để thí nghiệm đó chứng minh được rằng sự sống, ở bất kì cấp độ nào, không thể nào tự hình thành trong bất kì thời điểm nào, bất kì nơi nào hay bất kì hoàn cảnh nào không ?
Vậy làm sao bác dám chắc rằng trong điều kiện trái đất thời nguyên thủy, sự sống không thể hình thành ngẫu nhiên theo cơ chế nào đó ?
Tương tự, làm sao từ những thí nghiệm của Mendel mà ta chủ quan suy ra rằng ” các đặc điểm của sinh vật không thay đổi trong quá trình di truyền – các loài được bảo toàn, không có sự thay đổi di truyền để loài này biến thành loài khác ” ?
Bằng cách nào mà “ theo lý thuyết di truyền của Mendel, không có cái gọi là biến đổi từ từ trong một thời gian dài để một loài này biến thành loài khác ” ? Lý lẽ nào ? Lập luận nào ?
Mendel nói: “ Tôi không bao giờ quan sát thấy những sự chuyển tiếp quá độ từ từ tứng tí một các đặc điểm của cha mẹ cho con cái”.
Nhưng chúng ta đã biết, Mendel không sống ở đúng thế kỷ để biết rằng ngoài nhân tố di truyền là allele thì hệ thống di truyền còn nhiều cơ chế nữa, khiến cho thế hệ sau, dù quan sát thì không thấy thay đổi gì, nhưng mã ADN bên trong thì đã có những khác biệt – đó là do đột biến, một hiện tượng mà chỉ sau phát hiện về cấu trúc ADN của Watson, Crick và Franklin tận thập niên 1950 mới có thể được xác định.
Cũng như thuyết tiến hóa với Darwin, di truyền học hiện đại đã tiến xa kể từ thời Mendel, chúng ta biết cơ chế tiềm ẩn về gen, allele, nhiễm sắc thế; hoán vị gen; tác động của nhiều gen, tính đa hiệu của gen; sự tinh vi của cơ chế trội lặn; di truyền ngoài nhiễm sắc thể; về di truyền liên kết; biết hơn rất nhiều về giới tính…. Vậy giờ chúng ta không thể hiểu cứng nhắc phát hiện của Mendel thành “ gen của sinh vật không thể thay đổi qua các thệ hệ ”, mà phải là gen không bị tạp nhiễm, không trộn hay lẫn với các gen khác.
Đúng là Darwin, dù cũng là một nhà nhân giống cây và bồ câu mát tay cũng như ghi nhận được một số hiện tượng giống Mendel, đã không có duyên trở thành ông tổ di truyền học. Ông ấy đã dùng sai cơ chế di truyền – một điều tuyệt không thể tránh khỏi vào thời bấy giờ. Darwin đã sai, nhưng thuyết tiến hóa liệu có sai không ?
Chính nhờ di truyền Mendel chứng minh giả thuyết pangenesis sai mà thuyết tiến hóa mới sống sót. Như cuốn sách của giáo sư Mark Ridley thuộc ĐH Oxford nhận xét:
” Thuyết di truyền của Mendel đã vá một sơ hở nguy hiểm của học thuyết ban đầu của Darwin. ” ( Mendel’s theory of heredity plugged a dangerous leak in Darwin’s original theory. )
Bác Hưng có thể tham khảo:
https://www.blackwellpublishing.com/ridley/tutorials/Molecular_and_Mendelian_Genetics19.asp
Còn đây là phần mục lục đầy đủ nói về luật Mendel:
http://www.blackwellpublishing.com/ridley/tutorials/Molecular_and_Mendelian_Genetics1.asp
ThíchThích
Trả lời bạn quachdungngon,
Đầu thế kỷ 20, khi các Định luật Di truyền Mendel được tái khám phá, các nhà tiến hóa hoảng hốt lo lắng, vì các định luật này TRỰC TIẾP BÁC BỎ Thuyết Tiến hóa với KHẲNG ĐỊNH rằng LOÀI KHÔNG BIẾN ĐỔI. Sự thích nghi dẫn tới biến đổi, nhưng chỉ là biến đổi TRONG LOÀI mà thôi – cái mà thuyết tiến hóa gọi là “vi tiến hóa” (một thuật ngữ mập mờ đánh lận con đen, hoàn toàn BỊA ĐẶT, gán ghép áp đặt khái niệm tiến hóa)
Vì thế các nhà tiến hóa đầu thế kỷ 20 phải vội vã sửa chữa chữa học thuyết Darwin bằng cách nhận vơ lý thuyết của Mendel như là một bộ phận của Thuyết tiến hóa. Để làm việc đó, họ bịa ra cái gọi là đột biến gene,…
Từ đó hình thành nên cái gọi là HỌC THUYẾT TÂN DARWIN. Nhưng Hội nghị quốc tế tại Viện Wistar Philadelphia 1966 đã bác bỏ Thuyết Tân Darwin trên cơ sở Toán học Xác suất.
Thực tế đột biến gene cũng không hề thấy sự BIẾN ĐỔI LOÀI, mà chỉ toàn dẫn tới quái thai, bệnh tật và cái chết. Học thuyết Tân Darwin rốt cuộc chỉ là sự nâng cấp những chuyện hoang đường của Học thuyết Darwin lên một cấp cao hơn mà thôi.
Cho đến hôm nay, Thuyết Tân Darwin chỉ có một mớ lý thuyết suông, không hề có một bằng chứng thực tế hoặc thí nghiệm nào cả.
Tôi đăng ý kiến của bạn để thể hiện tinh thần tôn trọng bạn. Và cũng để những ai muốn bênh vực Thuyết Tiến hóa thì đọc tài liệu bạn dẫn. Còn tôi thì biết rằng mọi biện hộ cho Thuyết tiến hóa đều chỉ là cãi chày cãi cối. Tôi nhìn Thuyết tiến hóa 100% theo cách nhìn của Lord Kelvin, của Toán học xác suất, của Lý thuyết Thông tin, của Định luật 2 của Nhiệt động lực học, và của Godel, Định lý Bất toàn.
Vì thế tôi bác bỏ mọi ý kiến bạn trình bầy. Mong bạn thông cảm.
PVHg
ThíchThích
Evolutionist hay nói rằng thuyết tiến hóa cũng là một scientific fact như thuyết điện từ, thuyết tương đối khi người skeptical nói rằng nó cũng chỉ là một giả thuyết như bao giả thuyết khác. Con thì không đồng tình với cách nói đó.
Trình độ học vấn của con không cao nên không thể tranh luận với họ như kiểu nói thuyết tuyết hóa là một weak theory, lack of evidence này nọ. Con chỉ không đồng ý khi so sánh thuyết tiến hóa với thuyết điện từ.
Con dốt nên nói một cách dân dã là: thuyết tiến hóa của mấy người không kiểm chứng được, không trải nghiệm được (vì thời gian diễn ra toàn cả tỉ năm lúc đó tôi chết mất từ đời nào rồi) còn thuyết điện từ thì kiểm chứng được, ứng dụng được. Các người cứ thử đút ngón tay vào ổ điện rồi xem thuyết điện từ có xếp cùng loại với thuyết tiến hóa của mấy người hay không!
Còn bác Hưng, nếu bác gặp phải tình huống như con, bác sẽ trả lời bọn họ thế nào? Trình độ bác cao hơn con nên chắc chắn phải có sự khác biệt 😀
ThíchThích