Darwinism: A Harmful Myth / Học thuyết Darwin: một chuyện hoang đường có hại

Darwinism is a harmful myth, because of fabricating a false theory about the origin of life, contrary to scientific philosophy, rejected by mathematics, and its ideology was against humanist philosophy, stimulating Nazi – racism…

Học thuyết Darwin là một chuyện hoang đường có hại, vì nó bịa đặt ra một lý thuyết sai lầm về nguồn gốc sự sống, trái với triết học khoa học, bị toán học bác bỏ, và tư tưởng trái với triết học nhân sinh, kích thích chủ nghĩa quốc xã và phân biệt chủng tộc…

Daniel J. PHM

Essay on Philosophy of Science, presented at VIDS 18/02/2017

and some other institutes & universities

 

Chương II DARWIN & THUYẾT TIẾN HÓA

 

II.6. Thuyết Tiến hóa bế tắc trong việc giải thích nguồn gốc sự sống

Vấn đề nguồn gốc sự sống là một khúc xương hóc trong cổ họng Thuyết Tiến hóa. Nếu không trả lời được câu hỏi “sự tiến hóa bắt đầu từ đâu?” thì toàn bộ phần còn lại của Thuyết Tiến hóa sẽ vô nghĩa, tương tự như một lý thuyết toán học sẽ vô nghĩa nếu nó xuất phát từ một hệ tiên đề không đáng tin cậy.

Vì thế lúc đầu Darwin né tránh việc giải thích nguồn gốc sự sống, thậm chí ông coi đó là việc “điên rồ”. Nhưng chẳng bao lâu sau chính ông lại làm cái việc “điên rồ” ấy ─ ông sáng chế ra lý thuyết về “cái ao ấm áp”, nơi sự sống đầu tiên ra đời như kết quả của một sự tập hợp ngẫu nhiên các nguyên tử và phân tử, trong một điều kiện nhiệt độ, áp suất, môi trường, khí quyển đặc biệt. Ông giống như một nhạc trưởng đã tạo cảm hứng cho các đệ tử tiếp tục sáng tác nên cái gọi là “nồi soup nguyên thủy”, và bây giờ được khoác một cái áo hàn lâm sang trọng mang tên “Tiến hóa Hóa học” (Chemical Evolution). Cái tên ấy nói lên rằng một chương trình vĩ đại của các thí nghiệm hóa học đang được tiến hành tại những phòng thí nghiệm đắt tiền nhất, tiêu vô số tiền bạc của người dân đóng thuế nhằm tạo ra sự sống đầu tiên. Đã nhiều lần rộ lên những thông tin làm rung chuyển thế giới rằng đã tạo ra được sự sống đầu tiên, nhưng rồi ít lâu sau thông tin này lại xẹp đi như quả bóng bị xì hơi. Điển hình nhất là thí nghiệm Urey-Miller năm 1953 mà đến nay nhiều sách giáo khoa vẫn rao giảng. Người học đa số còn trẻ nên thường bị choáng bởi uy phong của ông thầy, và đặc biệt vì những từ ngữ hàn lâm rắc rối được tung ra trong bài giảng. Với bản lĩnh còn non, đại đa số cứ thế yên chí rằng đây là khoa học đã được chứng minh bằng thí nghiệm rõ ràng. Ấn tượng ấy đeo đẳng suốt đời, nếu không được ai thông báo cho biết sự thật. Vậy sự thật là gì?

Ngày 03/02/2010, trong bài báo “New Research Rejects 80-year theory of primordial as the origin of life”  tạp chí Science Daily cho biết: “Những nghiên cứu mới nhất bác bỏ lý thuyết nồi soup nguyên thủy, một lý thuyết trong 80 năm giải thích nguồn gốc sự sống”.

Ngày 08/07/2013, trong bài báo “Origin-of-Life Experiment: Going from Bad to Worse” tiến sĩ Fazale Rana thông báo: “Thí nghiệm huyền thoại phóng tia lửa điện tiến hành trong những năm 1950 của Stanley Miller được xem như là thực nghiệm đầu tiên của thuyết tiến hóa về kịch bản tiến hóa hóa học nhằm giải thích nguồn gốc sự sống. Nhưng ngay từ thời đó đã có nhiều nhà khoa học băn khoăn lo ngại về những điều kiện liên quan trong thí nghiệm. Sự việc hiện nay đi từ tồi tệ đến tồi tệ hơn. Công trình mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản lại cho thấy nhiều khó khăn mới đối với thí nghiệm Urey-Miller để có thể giải thích nguồn gốc sự sống”.

Thực ra không cần phải đợi tới thất bại của những thí nghiệm “nồi soup nguyên thủy” mới thấy tính BẤT KHẢ THI (impossibility) của Thuyết Tiến hóa Hóa học. Những nhà khoa học giỏi nhất đã lên tiếng cảnh báo điều này từ lâu, nhưng các nhà tiến hóa giống như những người điếc không muốn nghe mà thôi. Người đầu tiên chính là Louis Pasteur. Ngay sau khi Thí nghiệm bình cổ cong thiên nga của ông thành công, ông tuyên bố dõng dạc:

“Không bao giờ học thuyết sự sống hình thành tự phát còn có thể hồi phục được nữa sau cú đòn trời giáng từ thí nghiệm đơn giản này!” (Jamais la doctrine de la génération spontanée ne se relèvera du coup mortel que Cette simple expérience lui porte!)

Nhưng thuyết tiến hóa lại ngoan cố chứng minh sự sống có thể ra đời một cách ngẫu nhiên từ vật chất không sống, tức là xới lên một lý thuyết chống lại Định luật Tạo Sinh (Biogenesis), được gọi là lý thuyết nguồn gốc sự sống “phi tạo sinh” (Abiogenesis). Thực chất, lý thuyết phi tạo sinh là sự tiếp tục học thuyết sự sống hình thành tự phát. Sau 150 năm, họ đã thất bại thảm hại, không hề có một trường hợp nào sự sống ra đời từ vật chất không sống. Hóa ra, lời cảnh báo của Pasteur là lời tiên tri !

Người thứ hai phải kể đến là Lord Kelvin, một trong những người khám phá ra Định luật 2 của Nhiệt Động lực học, từng là Chủ tịch Hội Hoàng gia Anh. Kelvin là nhà khoa hoc có cái đầu triết học thâm thúy, nhìn xa trông rộng, nên ngay từ thế kỷ 19, ông đã đặc biệt nhấn mạnh đến tính BẤT KHẢ THI của Thuyết Tiến hóa trong nỗ lực chứng minh nguồn gốc sự sống. Ông cảnh tỉnh đám người u mê:

“Toán học và động lực học làm cho chúng ta phá sản khi chúng ta chiêm ngắm trái đất, thích hợp với sự sống nhưng không có sự sống, và cố gắng tưởng tượng sự khởi đầu sự sống trên đó. Điều này chắc chắn không xảy ra bởi bất kỳ tác động nào của hóa học, hoặc điện, hoặc tinh thể gắn kết các phân tử dưới ảnh hưởng của lực, hoặc bởi bất kỳ một kiểu tập hợp ngẫu nhiên nào của các nguyên tử. Chúng ta phải dừng lại, mặt đối mặt với bí mật và phép mầu của sự sáng tạo các sinh vật sống” (Mathematics and dynamics fail us when we contemplate the Earth, fitted for life but lifeless, and try to imagine the commencement of life upon it. This certainly did not take place by any action of chemistry, or electricity, or crystalline grouping of molecules under the influence of force, or by any possible kind of fortuitous concourse of atoms. We must pause, face to face with the mystery and miracle of creation of living creatures).

Còn các nhà khoa học hiện đại thì sao? Hãy nghe họ nói:

  • Noam Lahav, viết trong cuốn “Biogenesis: Theories of Life’s Origins” (Oxford University Press 1999): “Dưới những điều kiện đơn giản hóa, thí nghiệm Miller-Urey không tạo ra acid amin, cũng không sản xuất ra các hóa chất có thể đóng vai trò như những vật liệu tiền thân của các khối phân tử hữu cơ sinh học quan trọng khác. Do đó, bằng cách thách thức giả thuyết về bầu khí quyển đơn giản hóa, chúng ta thách thức sự tồn tại của “nồi soup tiền sử”, với sự giàu có của các hợp chất hữu cơ sinh học quan trọng. Hơn nữa, cho đến nay, không có một bằng chứng địa-chất-hoá-học nào chứng tỏ sự tồn tại của nồi soup tiền sử đã được công bố. Thật vậy, một số nhà khoa học thách thức khái niệm nồi soup nguyên thủy đã lưu ý rằng ngay cả trong trường hợp nó tồn tại, nồng độ các khối cấu tạo hữu cơ trong đó vẫn quá nhỏ để có ý nghĩa đối với sự tiến hoá thời tiền sử”.
  • Michael Behe, Giáo sư sinh hóa tại Đại học Lehigh, Pennsylvania, Mỹ, viết trong cuốn “Darwin’s Black Box” (The Free Press, 1996): “Lý thuyêt tiến hoá ở cấp độ phân tử không dựa trên cơ sở khoa học nào cả. Không hề có một bài báo khoa học nào được công bố trên các tạp chí có uy tín, các tạp chí chuyên ngành hoặc sách mô tả quá trình tiến hóa phân tử của bất kỳ hệ thống sinh hóa phức tạp có thật nào, hoặc đã xảy ra hay thậm chí có thể xảy ra. Người ta cứ khẳng định sự tiến hoá như thế ắt phải xảy ra, nhưng hoàn toàn không được hỗ trợ bởi các thí nghiệm hoặc tính toán thích hợp”.
  • Michael Denton, Tiến sĩ Sinh Hóa, GS nghiên cứu tại Đại học Otago, New Zealand, viết trong cuốn “Evolution: A Theory in Crisis” (Bethesda, Maryland: Adler and Adler Publishers, 1986, p.261): “Khi xem xét cách thức nồi soup tiền sử được đề cập đến trong quá nhiều cuộc thảo luận về nguồn gốc sự sống như một thực tế đã được xác định, người ta sẽ bị shock khi nhận ra rằng hoàn toàn không có một chứng cớ nào xác nhận sự tồn tại của sự kiện đó”.

Một cách tổng quát, có thể kết luận dứt khoát rằng Thuyết Tiến hóa ĐÃ và SẼ mãi mãi thất bại trong việc giải thích nguồn gốc sự sống, đơn giản vì nó chống lại khoa học:

  • Nó chống lại Định luật Pasteur về Tạo Sinh ─ định luật khẳng định sự sống chỉ ra đời từ sự sống.
  • Nó vấp phải Định luật Pasteur về tính Bất Đối xứng của Sự Sống ─ không thể chế tạo ra phân tử hữu cơ bất đối xứng.
  • Nó không thỏa mãn Lý thuyết Thông tin ─ lý thuyết khẳng định thông tin không phải vật chất, do đó các thí nghiệm hóa học không thể tạo ra thông tin của sự sống (mã DNA)
  • Nó bị bác bỏ bởi Toán học xác suất ─ xác suất để sự sống hình thành ngẫu nhiên từ vật chất không sống nhỏ đến mức điều này không bao giờ xảy ra (xem II.7.)
  • Nó trái với Định lý Bất toàn của Kurt Gödel ─ định lý này khẳng định không thể giải thích NGUYÊN NHÂN ĐẦU TIÊN của mọi hệ logic.
  • Nó vấp phải Nghịch lý Con gà và Quả trứng ─ sự sống bắt đầu từ DNA hay Protein?

Để có một nhãn quan tổng hợp đối với vấn đề nguồn gốc sự sống, xin đọc:

II.7. Toán học Xác suất bác bỏ Thuyết Tiến hóa

Có thể có rất nhiều người tin vào Thuyết Tiến hóa nhưng không hề biết rằng toán học xác suất đã tham gia vào việc đánh giá xem liệu sự tiến hóa như Học thuyết Darwin hay Tân-Darwin nói có khả năng xảy ra hay không. Không phải hiện nay, mà ngay từ năm 1966, tức là cách đây 51 năm, các nhà toán học đã quan tâm tới điều đó. Tại sao vậy? Vì từ khi cuốn “Nguồn gốc các loài” của Darwin ra đời năm 1859 cho đến lúc đó (1966) và cho đến nay (2017), sự tranh cãi về tính khoa học/phi khoa học của Thuyết Tiến hóa vẫn diễn ra không ngừng. Hiện tượng tranh cãi, nghi ngờ trong khoa học vốn là chuyện bình thường, thậm chí là tốt, nhưng chưa có một lý thuyết nào được coi là một khoa học ĐÃ được chứng minh đâu ra đấy mà lại còn bị nghi ngờ nhiều như Thuyết Tiến hóa, thậm chí không chỉ nghi ngờ, nhiều nhà khoa học nói rõ rằng đây là một lý thuyết hoang đường phản khoa học, một sự lừa gạt chưa từng có trong lịch sử khoa học. Trong số những người phản đối Thuyết Tiến hóa, có những nhà khoa học và triết học lỗi lạc nhất, như Louis Pasteur, Gregor Mendel, Lord Kelvin, Kurt Gödel, Pierre Paul Grassé,… Tình hình đó thúc đảy các nhà toán học, với tư cách khách quan, nhảy vào cuộc. Một Hội nghi quốc tế lớn tập hợp vài trăm nhà khoa học tại Viện Wistar, Philadelphia năm 1966 để đánh giá liệu Học thuyết Tân-Darwin có bảo vệ được bằng toán học hay không?

Tại đây nhiều bài toán xác suất đã được thiếp lập và giải quyết. Kết quả đáng ghi nhớ nhất là xác suất để sự sống hình thành ngẫu nhiên (trong nồi soup nguyên thủy) bằng khoảng (1/10)^40.000. Có nghĩa là giấc mơ “nồi soup nguyên thủy” chỉ là chuyện thần tiên.

Fred Hoyle, nhà thiên văn nổi tiếng người Anh, người đã gieo thuật ngữ “Big Bang” vào trong khoa học, đã phải thốt lên rằng “con số đó, 1/10^40.000, đủ để chôn vùi Học thuyết Darwin”, và ông ví von: Xác suất để sự sống hình thành ngẫu nhiên từ vật chất không sống cũng tương tự như xác suất để các linh kiện trong xưởng chế tạo máy bay Boeing bị một trận cuồng phong thổi tung lên rồi ngẫu nhiên tập hợp lại thành một chiếc máy bay Boeing 737.

Nhưng lời khuyên của Fred Hoyle không làm rung động khối óc các nhà tiến hóa. Họ không nghe và không muốn nghe. Các thí nghiệm tiến hóa hóa học vẫn tiếp tục được tiến hành, bất chấp mọi phí tổn. Trong trường hợp này, câu ngạn ngữ “Kẻ điếc nhất là kẻ không muốn nghe” quả thật có ý nghĩa.

Thực ra chỗ dựa “khoa học” duy nhất của Thuyết Tiến hóa là THỜI GIAN! Đây quả là một “điều ngạc nhiên thú vị” (a nice surprise), vì nó phản ánh trình độ tư duy của các nhà tiến hóa một cách bất ngờ.

George Wald, Giáo sư Sinh học tại Đại học Harvard, từng đoạt Giải Nobel năm 1967, tuyên bố một câu bất hủ: “THỜI GIAN TỰ NÓ SẼ TẠO RA CÁC PHÉP MẦU!” (Time itself performs miracles!). Ý nói dù xác suất nhỏ đến mấy, nhưng nếu thời gian là vô cùng lớn (hàng tỷ năm) thì thể nào cũng có lúc các nguyên tử, phân tử ngẫu nhiên tập hợp lại thành sự sống đầu tiên (!!!). Kiểu lý luận đó có thể khuyến khích các con bạc khát nước tại các sòng bạc, không thể coi là khoa học được.

Ngược lại, những người có kiến thức khoa học đầy đủ đều biết rằng, theo Émile Borel, một trong những nhà toán học lỗi lạc nhất thế kỷ 20, những sự kiện có xác suất bằng hoặc nhỏ hơn (1/10)^50 chắc chắn KHÔNG THỂ XẢY RA. Xác suất sự sống hình thành ngẫu nhiên là (1/10)^40.000, quá nhỏ so với xác suất Borel, vì thế sự sống hình thành ngẫu nhiên là hiện tượng chắc chắn không bao giờ xảy ra, bất kể thời gian kéo dài bao nhiêu. Ví von của Fred Hoyle là hoàn toàn chính xác!

Có thể các nhà tiến hóa kém hiểu biết về toán học xác suất chăng? Nhưng muốn bảo vệ Thuyết Tiến hóa, các nhà tiến hóa nhất thiết phải tìm hiểu vấn đề xác suất bác bỏ Thuyết Tiến hóa ra sao. Tài liệu đầy đủ nhất về vấn đề này là bài báo sau đây:

II.8. Thuyết Tiến hóa trái với triết học khoa học

Thuyết Tiến hóa vấp phải Nghịch lý Con gà và Quả Trứng: Con gà có trước hay quả trứng có trước? Thuyết Tiến hóa muốn chế tạo ra sự sống đầu tiên, vậy phải có DNA. Nhưng DNA nằm trong Protein, vậy phải có Protein. Nhưng DNA lại chứa chương trình chế tạo Protein, vậy muốn có Protein thì phải có DNA. Vậy để chế tạo ra sự sống đầu tiên thì phải có DNA trước hay Protein trước? Bài toán không có lời giải! Giới tiến hóa đã sáng chế ra một lời giải, rồi quảng cáo rùm beng rằng đã giải quyết được Nghịch lý Con Gà và Quả Trứng. Thực ra lời giải đó chỉ là một giả thuyết thôi. Đó là Giả thuyết RNA. Họ cho rằng RNA vừa có tính chất của DNA, vừa có tính chất của Protein, vậy hãy chế tạo ra RNA, từ đó sẽ có cả DNA lẫn Protein. Nhưng RNA bắt đầu từ đâu? Vẫn là bài toán mơ hồ, không vượt qua được vấn đề xác suất và thông tin.

Thuyết Tiến hóa trái với Định lý Bất toàn của Kurt Gödel. Điều này  đã được phân tích khá kỹ trong Phần I, khi nói về Định lý Bất toàn. Ở đây chỉ xin nhấn mạnh lại hai nội dung cơ bản:

Một, Định lý Gödel cho thấy không có một lý thuyết về mọi thứ trong bất kỳ một lĩnh vực nào của nhận thức. Thuyết Tiến hóa có tham vọng trở thành một lý thuyết về mọi thứ của sinh học, giải thích tất cả mọi hiện tương của sự sống. Đó là một tham vọng bất khả!

Hai, Định lý Gödel khẳng định không bao giờ có thể giải thích nguyên nhân đầu tiên của bất kỳ một hệ logic nào. Thuyết Tiến hóa muốn giải thích NGUYÊN NHÂN ĐẦU TIÊN CỦA SỰ SỐNG. Đó là một giấc mơ không tưởng, hão huyền!

II.9. Thuyết Tiến hóa trái với triết học nhân sinh

Triết học nhân sinh đề cao tình yêu thương giữa con người với con người, trong khi Thuyết Tiến hóa coi đấu tranh sinh tồn là động lực của tiến hóa, vậy Thuyết Tiến hóa phản lại triết học nhân sinh.

Martin Luther King, nhà đấu tranh vĩ đại cho quyền con người và sự bình đẳng chủng tộc ở Mỹ, phát biểu: “Tình yêu thương là sức mạnh duy nhất có thể biến kẻ thù thành bạn”. Darwin nói ngược lại: Kẻ thích nghi tốt nhất là kẻ có quyền tồn tại, các chủng tộc văn minh sẽ hủy diệt các chủng tộc man rợ.

Vậy loài người không thể vừa sống theo triết lý của Luther King, vừa sống theo triết lý của Darwin, vì hai triết lý đó mâu thuẫn với nhau, loại trừ lẫn nhau. Bạn chọn triết lý nào để sống?

II.10. Tác hại của Thuyết Tiến hóa

Một bài báo viết: “Học thuyết Darwin đã lát đường cho chủ nghĩa quốc xã và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc”. Trong bài báo “Darwin đã dạy Hitler điều gì?” (What Darwin taught Hitler?) trên tạp chí SIGNS of The Times ở Australia số Tháng 10/1996, tác giả Grenville Kent chất vấn: “Nếu chúng ta ca ngợi Darwin thì tại sao lại kết tội Hitler?”. Không ai dám lên tiếng trả lời câu hỏi khó này, vì ai cũng thừa biết Hitler thấm nhuần Thuyết Tiến hóa như thế nào. Có thể trích dẫn rất nhiều câu nói “bất hủ” của Hitler cho thấy ông ta chịu ảnh hưởng Thuyết Tiến hóa sâu sắc đến thế nào. Ở đây chỉ xin trích một câu trong tác phẩm “Mein Kampf” (Cuộc đấu tranh của tôi) của Hitler: “Nếu Tự Nhiên không muốn kẻ yếu phối ngẫu với kẻ mạnh, nó càng không muốn người thượng đẳng hòa lẫn với kẻ thấp hèn. Bởi trong trường hợp đó, bao nhiêu cố gắng của Tự Nhiên qua hàng trăm ngàn năm để thiết lập nên một tầng lớp người tiến hóa cao hơn sẽ vì thế mà có thể trở thành vô ích”.

Nhưng có người biện hộ cho Darwin rằng ông chỉ thảo luận những vấn đề khoa học, ông không thể chịu trách nhiệm về Hitler, kẻ lợi dụng học thuyết của ông vào mục đích đen tối, tương tự như Albert Einstein không thể chịu trách nhiệm về 2 trái bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagazaki chỉ vì Einstein khám phá ra công thức E = mc^2. Khi biện hộ như thế, có lẽ người biện hộ ấy không biết chính Darwin đã phát biểu những lời “hùng hồn” sau đây:

  • Vào một giai đoạn nào đó không xa lắm, có thể tính bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh của loài người hầu như chắc chắn sẽ hủy diệt và thay thế các chủng tộc man rợ trên khắp thế giới
  • Người văn minh không nên cho phép những kẻ hèn kém hơn được sinh sản lan tràn như loài chó

Trong cuốn “Hậu Hắc Học” xuất bản những năm 1920-30, một học giả Trung Hoa là Lý Tôn Ngô đã viết những lời phê phán Học thuyết Darwin sâu sắc như một cảnh báo tiên tri: “Điều luật của Darwin rút ra từ xã hội cầm thú, nó mâu thuẫn với xã hội loài người, luật của Darwin nếu ứng dụng trong xã hội loài người, làm nền tảng tạo ra một xã hội loài người chém giết lẫn nhau, nên không thể không bác bỏ được”.

Tôi thật sự xúc động khi nghe Lý Tôn Ngô nói như vậy, và tôi không hiểu tại sao các nhà tiến hóa có thể làm ngơ trước sự thật này. Cũng xin đừng quên một chiến dịch săn lùng thổ dân ở Úc, người Aborigines, đầu thế kỷ 20, để giết rồi lấy hộp sọ nghiên cứu, nhằm chứng minh đây là một “loài trung gian chuyển tiếp” (a transitional form), một “mắt xích bị mất tích” (a missing link) trong chuỗi tiến hóa từ vượn lên người. Tại sao nhân loại có thể làm ngơ trước tội ác này? Một tội ác nhân danh thuyết tiến hóa Darwin!!!

Phải chăng những người làm ngơ này thiếu thông tin về tác hại của Thuyết Tiến hóa? Vậy tôi xin cung cấp thông tin:

Advertisement

One thought on “Darwinism: A Harmful Myth / Học thuyết Darwin: một chuyện hoang đường có hại

  1. Con có thằng bạn cũng cuồng thuyết tiến hóa này lắm! Nó tự xưng là người cấp tiến và đưa ra đề xuất máu lạnh hổng giống ai này: https://www.quora.com/Is-my-friend-crazy-if-he-thinks-a-large-scale-genocide-is-good-for-humanity

    Bác cũng thấy đó, bọn họ chủ yếu bao biện cho cái thuyết của họ “Nothing to do with Evolution” hay đổ hết cho thuyết ưu sinh “It’s all because of eugenics” mà quên mất thuyết ưu sinh từ đâu ra! 😀

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s