Evolution vs Laws of Science / Thuyết tiến hóa vi phạm các định luật khoa học

Evolution violates many fundamental laws of science: Pasteurian laws of life, Mendelian laws of heredity, 2nd law of thermodynamics, principles of information theory,… That’s why evolution is not a scientific theory, but just a pseudo-science.

Thuyết tiến hóa vi phạm một loạt định luật khoa học căn bản: các định luật Pasteur về sự sống, các định luật Mendel về di truyền, định luật 2 của nhiệt động lực học, các nguyên lý của lý thuyết thông tin,… Do đó thuyết tiến hóa không phải một lý thuyết khoa học, mà chỉ là ngụy khoa học.

Daniel J. PHM

Essay on Philosophy of Science, presented at VIDS 18/02/2017

and some other institutes & universities

 

Chương II DARWIN & THUYẾT TIẾN HÓA

 

II.4. Thuyết Tiến hóa vi phạm các định luật cơ bản của khoa học

Có nhiều định luật cơ bản của khoa học bác bỏ Thuyết Tiến hóa, nhưng trước hết hãy nói về 2 định luật do Louis Pasteur khám phá ─ Định luật Tạo sinh và Định luật Bất Đối xứng của Sự Sống. Giới tiến hóa rất sợ 2 định luật này, sợ đến nỗi không dám gọi đó là những định luật, và tìm cách che đậy sao cho càng ít người biết càng tốt.

Có một sự thật cần làm sáng tỏ: Pasteur là đại ân nhân của nhân loại, ai cũng biết những công trạng vĩ đại của ông như khám phá về vi trùng, siêu vi trùng, tìm ra phương pháp vaccine, chữa bệnh dại, chữa bệnh than, tìm ra các phương pháp khử trùng,… nhưng ít người biết rằng Pasteur còn là khoa học khám phá ra những định luật vĩ đại về sự sống mang tính chất nguyên lý bao trùm vũ trụ, tương tự như nguyên lý vạn vật hấp dẫn, nguyên lý bảo toàn vật chất,… Khi giới tiến hóa buộc lòng phải nhắc tới những định luật của Pasteur, họ gọi đó là một “giả thuyết”, hoặc một “tính chất”,… thay vì một định luật. Đơn giản vì nếu thừa nhận đó là những định luật thì Thuyết Tiến hóa lập tức sụp đổ, như chúng ta sẽ thấy sau đây.

II.4-1. Thuyết tiến hóa vi phạm Định luật Pasteur về Tạo sinh (Pasteurian Law of Biogenesis)

Từ thời cổ đại đã tồn tại một lý thuyết thịnh hành cho rằng sự sống nảy sinh một cách tự phát từ vật chất không sống, được gọi là “Học thuyết sự sống hình thành tự phát” (Spontaneous Generation). Mặc dù không có cơ sở thực tế để chứng minh, học thuyết này vẫn tồn tại mãi cho tới thế kỷ 19. Nhiều thí nghiệm ủng hộ và chống đối lý thuyết này đã được thực hiện, nhưng vẫn không đi đến kết luận dứt khoát, sự tranh cãi kéo dài cho đến khi Pasteur bước vào cuộc. Thí nghiệm nổi tiếng của Pasteur mang tên “Thí nghiệm bình cổ cong thiên nga” (Swan Neck Experiment) đã đưa ra kết luận chung cuộc, rằng: “Sự sống chỉ ra đời từ sự sống” (Life comes only from life).

Đó là Định luật Tạo Sinh được toàn thế giới công nhận, và trở thành một trong những định luật nền tảng được giảng dạy trong nhà trường, ít nhất cho sinh viên ngành sinh học.

Sau thí nghiệm bình cổ cong, Pasteur tuyên bố: “Không bao giờ học thuyết sự sống hình thành tự phát còn có thể hồi phục được nữa từ cú đòn chết người mà thí nghiệm đơn giản này giáng lên nó. Không có một tình huống nào trong đó có thể xác nhận vi sinh vật nẩy sinh từ một thế giới không có vi trùng, không có cha mẹ tương tự như chúng” [9].

Nhưng Thuyết Tiến hóa bất chấp định luật này, cố gắng làm sống lại học thuyết sự sống hình thành tự phát. Đó là lý thuyết về “cái ao ấm áp” của Darwin, được hậu thế chế biến lại thành lý thuyết “nồi soup nguyên thủy”, hoặc “Thuyết Tiến hóa Hóa học”, trong đó lý luận rằng trong một điều kiện khí quyển nhất định, tại một môi trường đặc biệt, từ hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ năm trước, một phản ứng hóa học ngẫu nhiên xảy ra, kết hợp các nguyên tử, phân tử thành sự sống đầu tiên. Nói ngắn gọn, theo thuyết tiến hóa, sự sống hình thành một cách ngẫu nhiên, tình cờ từ vật chất không sống. Đó chính là sự tiếp tục học thuyết sự sống hình thành tự phát.

Để không bị quy kết là vị phạm Định luật Tạo Sinh, các nhà tiến hóa không gọi định luật này là định luật, mà chỉ gọi là “giả thuyết” (hypothesis). Chẳng hạn, Wikipedia, một trang mạng ủng hộ thuyết tiến hóa, viết: “The hypothesis of biogenesis, attributed to Louis Pasteur, states that complex living things come only from other living things, by reproduction” (Giả thuyết tạo sinh do Louis Pasteur nêu lên, nói rằng những sinh vật phức tạp chỉ ra đời từ những sinh vật khác nhờ sinh sản). Đó là sự bóp méo sự thật một cách trắng trợn nhằm cứu vãn cho sự tồn tại của thuyết tiến hóa. Điều này dẫn tới một tình trạng vô lý trong nhiều nhà trường trên thế giới hiện nay, ở đó người ta giảng dạy song song hai lý thuyết đối nghịch và mâu thuẫn với nhau, đó là Định luật Pasteur về Tạo sinh và Lý thuyết nồi soup nguyên thủy của thuyết tiến hóa. Tình trạng vô lý này được đặc trưng bởi một thuật ngữ mới: “doublethink”, tạm dịch là “tư duy kép”, một kiêu tư duy mâu thuẫn chấp nhận cả hai lý thuyết đối nghịch mâu thuẫn.

Để ra khỏi tình trạng “doublethink” đó, mỗi người hay dùng trí tuệ của mình để chọn một. Đó không phải một cuộc rút thăm, mà phải bỏ công nghiên cứu tìm hiểu sự thật. Hai bài báo sau đây có thể là một gợi ý tốt:

Vấn đề quyết định là ở chỗ: lý thuyết “nồi soup nguyên thủy” của thuyết tiến hóa có đúng không? Nếu nó đúng, Định luật Tạo Sinh sẽ sai. Nhưng lý thuyết “nồi soup nguyên thủy” có đúng không?

Rất nhiều thí nghiệm đã được tiến hành nhằm tạo ra sự sống từ “nồi soup nguyên thủy”, nổi tiếng nhất là thí nghiệm Urey-Miller năm 1953, nhưng đều đã THẤT BẠI, và thất bại ngày càng thảm hại hơn. Xin đọc những thông tin sau đây để biết SỰ THẬT:

Đến nay Định luật Tạo sinh của Pasteur vẫn đứng vững, và giả thuyết của Darwin về cái ao ấm áp vẫn chỉ là giả thuyết. Thuyết Tiến hóa muốn chống lại Định luật Tạo sinh của Pasteur nhưng thất bại và chắc chắn sẽ mãi mãi thất bại.

II.4-2. Định luật Pasteur về tính Bất Đối xứng của Sự Sống (Pasteurian Law of Life Asymmetry) thách thức thuyết tiến hóa

Trước năm 1848, các nhà lý-hóa gặp một thách đố nan giải: Phân tử acid tartaric tự nhiên (chiết xuất từ nho) và phân tử acid tartaric nhân tạo (phó phẩm trong công nghiệp hoặc tổng hợp trong phòng thí nghiệm) có cấu tạo hóa học giống hệt nhau, nhưng tác động khác nhau đối với chùm ánh sáng phân cực đi qua nó ─ dung dịch acid tartaric tự nhiên làm quay mặt phẳng của chùm ánh sáng trong khi dung dịch acid tartaric nhân tạo thì không.

Năm 1848, Louis Pasteur (26 tuổi) đã chọn thách đố đó làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ về hóa học. Sau những nỗ lực kiên trì và mệt mỏi, được hướng dẫn bởi trực giác thiên tài, ông đã tìm thấy câu trả lời: Cấu trúc tinh thể của 2 loại acid đó khác nhau ─ trong khi acid tartaric nhân tạo chứa 2 loại tinh thể có cấu trúc đối xứng gương với nhau với số lượng cân bằng theo tỷ lệ 50-50, thì acid tartaric tự nhiên chỉ có một loại tinh thế. Nói một cách hình ảnh, trong khi acid tartaric nhân tạo chứa 2 loại tinh thế đối xứng như hai bàn tay – tay trái và tay phải – với tỷ lệ 50-50 thì acid tartaric tự nhiên chỉ có một bàn tay, và hầu hết là bàn tay trái ─ sự sống “thuận tay trái”!

Khái quát hóa tính chất đó, Pasteur nêu lên Định luật Bất Đối xứng của sự sống ─ ông khám phá ra rằng hầu hết phân tử của sự sống đều có cấu trúc bàn tay trái, chỉ có vài ngoại lệ có cấu trúc bàn tay phải. Nhưng dù thuận bàn tay trái hay bàn tay phải, phân tử của sự sống cũng bất đối xứng. Đó là ranh giới phân biệt sự sống với cái không sống ─ ở đâu có phân tử chỉ thuận bàn tay trái, ở đó có sự sống, và ngược lại, ở đâu có sự sống, ở đó phân tử chỉ thuận bàn tay trái. Đó là một tiên tri thiên tài: Sinh học phân tử hiện đại xác nhận hầu hết acid amin của sự sống đều thuận tay trái!

Vì thế, ngay cả những người ngấm ngầm khó chịu với Pasteur cũng phải thừa nhận rằng đây là khám phá vĩ đại nhất của Pasteur, vì nó mang tầm vóc một nguyên lý phổ quát trong vũ trụ. Bản thân Pasteur cuối đời có lúc đã ân hận vì không tiếp tục phát triển đề tài nghiên cứu này tới mức độ sâu sắc hơn. Nhưng trong thâm tâm, ông cho rằng bản thân vũ trụ là bất đối xứng, ông ngờ rằng có một lực nào đó trong vũ trụ quyết định tính chất bất đối xứng. Đây, ông tuyên bố:

“Vũ trụ là bất đối xứng và tôi bị thuyết phục rằng sự sống, như chúng ta đã biết, là kết quả trực tiếp của tính bất đối xứng của vũ trụ hoặc hệ quả gián tiếp của nó. Vũ trụ là bất đối xứng” (The universe is asymmetric and I am persuaded that life, as it is known to us, is a direct result of the asymmetry of the universe or of its indirect consequences. The universe is asymmetric).

Đó là một trực giác thiên tài, bởi vì vật lý lượng tử thế kỷ 20 đã xác nhận vũ trụ bất đối xứng ─ vật chất và phản vật chất không cân bằng trong vũ trụ!

Định luật bất đối xứng là hòn đá khổng lồ cản đường Thuyết Tiến hóa. Thật vậy, giới tiến hóa rất đau đầu với định luật này. Một, họ không biết tại sao phân tử của sự sống chỉ thuận tay trái. Hai, họ đã cố gắng chế tạo ra acid amin (thí nghiệm Urey-Miller 1953), hòng chế tạo ra sự sống đầu tiên, nhưng cái mà họ tạo ra không phải là sự sống, vì chỉ thu được vài acid amin cân bằng phải-trái với tỷ lệ 50-50. Cuối cùng họ đổ thừa cho vũ trụ, rằng phân tử chỉ thuận tay trái có sẵn trong vũ trụ, và các thiên thạch đã mang chúng đến trái đất. Tóm lại là họ chuyển bài toán từ trái đất lên vũ trụ, thay vì tìm ra câu trả lời. Tạp chí Futurism ngày 16/06/2016 chạy một hàng tít lớn nêu câu hỏi: “Did you know: All life on Earth are left-handed? And we don’t know why.” (Bạn có biết mọi sự sống đều thuận tay trái? Nhưng chúng ta không biết tại sao).

Ai muốn cãi rằng tính chất sự sống thuận tay trái không phải một định luật thì hãy khởi kiện tạp chí Futurism, vì tiêu đề của bài báo nói trên đã quy cho tính chất thuận tay trái là một định luật rồi. Việc chối cãi đây không phải định luật chỉ nói lên nỗi sợ hãi định luật đó mà thôi.

Tóm lại, Định luật Bất Đối xứng của Sự Sống nói lên một quy luật do Bà Mẹ Tự Nhiên áp đặt lên sự sống, loài người chỉ có thể khám phá ra quy luật đó chứ không thể chứng minh nó.Tham vọng tạo ra sự sống đầu tiên rốt cuộc là một ý tưởng điên rồ, muốn làm thay công việc của Bà Mẹ Tự Nhiên. Định luật Sự Sống Bất Đối Xứng do Pasteur khám phá rõ ràng là một thách thức trêu ngươi đối với Thuyết Tiến hóa, một thông điệp nhắn nhủ với các nhà tiến hóa rằng Thuyết Tiến hóa là một lý thuyết không hiểu biết Tự Nhiên, mặc dù nó được coi là một lý thuyết theo chủ nghĩa tự nhiên (Naturalism).

Để biết rõ hơn về Định luật Bất Đối xứng của Sự Sống, xin đọc bài:

II.4-3. Các Định luật Mendel về Di truyền (Mendelian Laws of Heredity) bác bỏ thuyết tiến hóa

Khi đề cập đến sự di truyền trong Thuyết Tiến hóa, phải nói ngay rằng tư tưởng về di truyền của Darwin hoàn toàn SAI. Thực tế, Darwin đã áp dụng quan niệm di truyền của Lamark để giải thích sự tiến hóa. Sự di truyền kiểu Lamark là sự di truyền các đặc tính mới giành được (acquired characteristics) của sinh vật trong quá trình sống, thích nghi và tương tác với môi trường. Nói cách khác, đó là sự di truyền các đặc tính phi bẩm sinh. Gần đây xuất hiện những lý thuyết bênh vực cho Lamark-Darwin, nhưng còn quá xa để có thể được toàn thể cộng đồng khoa học chấp nhận. Điều quan trọng là ở chỗ Thuyết Tiến hóa hoàn toàn trái với các Định luật Mendel về Di truyền ─ trong khi các Định luật Mendel cho thấy đặc trưng của LOÀI là cố định (bởi theo Mendel, sự di truyền của loài tuân thủ các định luật chặt chẽ) thì Thuyết Tiến hóa lại nói loài này có thể biến thành loài khác, tức là phá hủy cấu trúc di truyền.

Vì thế các nhà tiến hóa hoảng sợ khi các Định luật Mendel về Di truyền được tái khám phá vào đầu thế kỷ 20. Họ lập tức tìm cách sửa chữa Thuyết Tiến hóa sao cho “hòa hợp” với lý thuyết Mendel. Đó là lý do ra đời cái gọi là Học thuyết Tân-Darwin (Neo-Darwinism), trong đó các nhà tiến hóa sáng chế ra một lý thuyết mới ─ lý thuyết đột biến gene trong đó nói rằng sự tích lũy các đột biến sau hàng triệu thế hệ sẽ dẫn tới loài mới. Họ đã dùng tia X để bắn phá ruồi dấm với hy vọng sẽ xuất hiện đột biến và sau hàng triệu thế hệ, ruồi dấm sẽ biến thành loài mới. Kết quả là hàng đống ruồi dấm méo mó bệnh hoạn, ruồi dấm vẫn là ruồi dấm, ruồi dấm không bao giờ biến thành bất cứ con vật nào khác.

Về mặt lý thuyết, một hội nghị khoa học lớn tập hợp vài trăm nhà khoa học bao gồm sinh học, toán học, vật lý học, đã được tổ chức tại Viện Wistar ở Philadelphia năm 1966 nhằm đánh giá xem liệu Học thuyết Tân-Darwin có dẫn tới những kết quả mong muốn hay không.

Câu trả lời là KHÔNG! Để biết rõ câu trả lời đó, xin đọc :

II.4-4. Thuyết tiến hóa trái với Định luật 2 của Nhiệt Động lực học (2nd Law of Thermodynamics)

Định luật 2 của Nhiệt Động lực học (còn gọi là Định luật Entropy) nói rằng mọi hệ động lực học khép kín, tức là hệ không có sự trao đổi năng lượng với bên ngoài, đều có xu hướng ngày càng hỗn độn, vô trật tự. Nói cách khác, entropy ─ đại lượng đo mức độ vô trật tự của một hệ động lực học khép kín luôn luôn không giảm.

Trong khi đó, Thuyết Tiến hóa nói sự sống tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp, từ bậc thấp đến bậc cao, tức là trật tự ngày càng cao, hoàn toàn trái với Định luật Entropy.

Giới tiến hóa cãi rằng Định luật Entropy chỉ đúng với hệ đóng kín, trong khi sự sống là một hệ mở, được cung cấp năng lượng từ mặt trời. Ý kiến này SAI, vì 2 lý do sau đây:

Một, thực ra không có hệ nào là tuyệt đối đóng kín. Trong thực tế, mọi hệ đều ít hoặc nhiều đều mở, và mọi hệ đều có xu hướng tăng entropy. Vì thế, Định luật Entropy thực ra mang tính phổ quát trong toàn vũ trụ, mọi hệ đều có xu hướng tăng entropy. Nếu entropy không đổi hoặc giảm, đó chỉ là tạm thời, khi nó còn có đủ năng lượng để duy trì trật tự đang có. Khi năng lượng đó hết, entropy lập tức tăng lên. Thực tế không có hệ thống nào được cung cấp năng lượng vô hạn để duy trì trật tự mãi mãi. Do đó chiều hướng tăng entropy nói chung là bất khả kháng.

Hai, tuy Trái Đất được cung cấp năng lượng của Mặt Trời, nhưng năng lượng không đủ để duy trì sự sống. Đặt một sinh vật liên tục ngoài trời nắng, sinh vật đó sẽ chết, thay vì duy trì và phát triển sự sống. Vậy năng lượng mặt trời phải được sử dụng một cách thông minh và có hiệu quả theo một chương trình kế hoạch hợp lý thì sự sống mới được duy trì và phát triển. Cái gì làm công việc chỉ dẫn sử dụng năng lượng mặt trời như thế? Thông tin! Phải có thông tin, mệnh lệnh chỉ dẫn các tế bào sử dụng năng lượng mặt trời. Thông tin ấy từ đâu ra? Vật chất, các phản ứng hóa học không thể tự nó tạo ra thông tin. Thuyết Tiến hóa bất lực trong việc tạo ra thông tin chỉ dẫn sự sống. Vì thế sự sống sẽ không thể sinh sôi nẩy nở nếu không có thông tin, mặc dù có năng lượng mặt trời.

Tóm lại, Thuyết Tiến hóa SAI, vì nó phản lại Định luật 2 của Nhiệt Động lực học, một trong những nguyên lý cơ bản nhất của vũ trụ, sánh ngang với các nguyên lý vũ trụ khác, như vạn vật hấp dẫn, tương đối tính,… Xin đọc:

II.4-5. Lý thuyết Thông tin (Theory of Information) bác bỏ thuyết tiến hóa

Lý thuyết Thông tin hiện đại nêu lên 2 nguyên lý cơ bản, giống như những tiên đề trong toán học:

Một, thông tin là thông tin, thông tin không phải là vật chất hay năng lượng, thông tin tồn tại độc lập với vật chất và năng lượng, mặc dù con người nhận biết được thông tin thông qua vật chất.

Hai, mọi thông tin đều xuất phát từ một nguồn trí tuệ thông minh.

Nếu có nhà tiến hóa nào đó không thừa nhận 2 tiên đề trên thì người ấy không đủ kiến thức để hiểu câu nói sau đây của Nobert Wiener, cha đẻ của cybernetics (điều khiển học):

“Thông tin là thông tin, thông tin không phải vật chất hay năng lượng, lý thuyết vật chất nào không thừa nhận điều đó thì sẽ không thể sống sót trong thời đại ngày nay”.

Nhưng nếu thừa nhận 2 tiên đề trên thì Thuyết Tiến hóa sụp đổ. Bởi lẽ:

Một, Thuyết Tiến hóa thuần túy dựa trên các phản ứng hóa học để giải thích sự hình thành sự sống. Nhưng phản ứng hóa học thuần túy không thể tạo ra thông tin để hướng dẫn các nguyên tử, phân tử tập hợp lại theo những chương trình định trước nhằm tạo ra sự sống.

Hai, Thuyết Tiến hóa không thừa nhận và không thể giải thích nguồn trí tuệ thông minh của mã DNA.

Tóm lại, Lý thuyết Thông tin tự động bác bỏ Thuyết Tiến hóa.

DNA bác bỏ thuyết tiến hóa

Như tiên đề 2 của Lý thuyết Thông tin đã nói ở trên, mọi thông tin đều phải có nguồn trí tuệ thông minh của nó. Mã DNA là thông tin, nó không phải là phân tử DNA. Phân tử DNA chỉ là vật chất chứa thông tin về sự sống. Vậy mã DNA xuất phát từ nguồn trí tuệ thông minh nào? Thuyết Tiến hóa sẽ không bao giờ trả lời được câu hỏi này, nhưng các nhà sinh học hàng đầu đã trả lời. Những người theo Lý thuyết Thiết kế Thông minh (Theory of Intelligent Design) trả lời đó là Nhà Thiết kế Vũ Trụ, hoặc Nhà Lập trình Vũ trụ. Đó chính là Chúa của Albert Einstein, và cũng là Chúa của Francis Collins, một trong 2 nhà lãnh đạo chương trình Bản đồ Gene Người (Human Genome) công bố năm 2000. Đối với Collins, mã DNA là “Ngôn ngữ của Chúa”, như tên cuốn sách của ông đã xuất bản: “The Language of God”. Đứng cạnh Collins trong lễ công bố Bản đồ Gene Người, tổng thống Bill Clinton tuyên bố: “Chúng ta đang học thứ ngôn ngữ trong đó Chúa sáng tạo ra sự sống”.

Để thấy rõ Lý thuyết Thông tin bác bỏ Thuyết tiến hóa như thế nào, xin đọc:

CHÚ THÍCH

[9] Wikipedia / Louis Pasteur

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s