Ravel’s Bolero

So magic and wonderful ! It’s hard to analyse music. Charlie Chaplin once said:” I can’t wait for explaining the beauty”. Yes, Beauty doesn’t need to wait for explaining, it comes immediately when it appears, it sounds… It’s impressionism!

Huyền ảo kỳ diệu làm sao! Thật khó mà phân tích âm nhạc. Charlie Chaplin từng nói: “Tôi không thể chờ đợi để phân tích cái đẹp”. Vâng, Cái đẹp không cần đợi phân tích, nó đến ngay tức khắc khi nó xuất hiện, nó vang lên… Đó là chủ nghĩa ấn tượng!

Ravel’s Bolero

BOLERO de Ravel, do dàn nhạc giao hưởng ở Galicia, Tây Ban Nha, biểu diễn năm 2015, dưới sự chỉ huy của Vicente Alberola.

Bolero, do dàn hợp xướng Vilnius, Lithuania trình bày năm 2013, dưới sự chỉ huy của Bel Canto.

So magic and wonderful ! That’s my impression in hearing this melody, which brings me into some strange and magnific world. It’s hard to analyse music. I don’t know how to do that. But I know this music impressed me very much. It’s a very beautiful impressionist piece of music! Charlie Chaplin once said:” I can’t wait for explaining the beauty”. Yes, I’m OK with him. The Beauty doesn’t need to wait for explaining, it comes immediately when it appears, it sounds…

Please listening Ravel’s Bolero with the above different arrangements. If you have to chose one for the better, which one you chose?

Trong khi chờ đợi những phần tiếp theo của câu chuyện về “Thuyết Tiến hóa dưới ánh sáng của Định lý Godel”, xin độc giả hãy chia sẻ những phút thư giãn hạnh phúc với Bolero của Ravel.

Tôi đã nhiều lần nghe không chán bản nhạc “đơn giản” những rất lạ lùng này. Nhưng hôm nay tôi thấy rõ vẻ đẹp rất khác biệt của nó so với những giao hưởng khác. Vì thế không thể không chia sẻ với độc giả đôi lời về nó.

Tôi chỉ có thể thốt lên “Huyền ảo kỳ diệu làm sao!”. Nó đưa tôi vào một thế giới lạ lùng và tráng lệ. Thật khó mà phân tích âm nhạc. Tôi không biết làm thế nào để làm điều đó. Nhưng tôi biết bản nhạc này gây ấn tượng rất mạnh với tôi. Đó là một bản nhạc ấn tượng tuyệt vời. Charlie Chaplin từng nói: “Tôi không thể chờ đợi để phân tích cái đẹp”. Vâng, đúng thế. Cái đẹp không cần đợi ta phân tích, nó đến ngay tức khắc khi nó xuất hiện, nó vang lên…

Theo Wickipedia, Boléro là bản giao hưởng nổi tiếng của nhà soạn nhạc người Pháp Maurice Ravel (1835 – 1937), sáng tác năm 1928, theo đề nghị của nữ nghệ sĩ nổi tiếng Ida Rubinstein. Đặc điểm của bản nhạc này là hầu như chỉ có một cấu trúc giai điệu duy nhất, lặp đi lặp lại nhiều lần ở những tầng khác nhau, cường độ khác nhau, ấy thế mà thu hút lạ thường. Đây là hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử âm nhạc cổ điể. Đến nay vẫn chưa có một tác phẩm thứ hai nào như thế. Bản thân Ravel không đánh giá cao đứa con tinh thần này của mình. Ông nói: “Đây là một tác phẩm dành cho dàn nhạc mà thiếu chất nhạc”. Vậy mà bản nhạc lại thành công vượt mức ông dự kiến. Có thể coi đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Thậm chí, giai điệu của Boléro được coi là “giai điệu đẹp và dài nhất thế kỷ XX”. Sở dĩ Boléro có thành công lớn như vậy là bởi vì nó luôn toát lên một sự giản dị hiếm có, một sự khúc chiết về cấu trúc và một sự dễ hiểu về thể tài. Để nhấn mạnh và làm nổi bật những yếu tố đó, nhà soạn nhạc người Pháp đã sử dụng thủ pháp biến tấu âm lượng, làm tác phẩm có sự tăng tiến không ngừng và liên tục của âm lượng. Đây là một vũ khúc chậm, thuần khiết về giai điệu, hòa thanh và tiết tấu do trống làm nổi lên. Giai điệu của tác phẩm này khá dài và không giống với chủ đề trong vũ khúc bolero của Tây Ban Nha.

Xin mời nghe Bolero của Ravel với 2 phối âm khác nhau ở trên. Nếu phải chọn một cách trình diễn lạ lùng ấn tượng hơn trong 2 cách trình diễn đó, bạn chọn cách nào?

Chúc bạn một ngày hạnh phúc bình an và niềm vui rộn rã lớn dần lên như … Bolero!

PVHg, 04/04/2017

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s