Dear friends, I would like to say thank you very much for your comments on biology and evolution. Many of them are very interesting and siginificant. It would be useful to republish them as official opinions in a seminar of biology and evolution. Here, the interesting opinions in the seminar, please listen to…
Thưa các bạn, Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn vì những bình luận về sinh học và tiến hóa. Nhiều bình luận rất thú vị và ý nghĩa. Thật bổ ích để công bố lại những bình luận đó như những ý kiến chính thức trong một cuộc hội thảo chuyên đề về sinh học và tiến hóa. Đây, những ý kiến thú vị trong hội thảo, xin mời lắng nghe…
Hình trên: Sách “The Naked Emperor: Darwinism Exposed” (Hoàng đế cởi truồng: Học thuyết Darwin bị bóc trần) của Anthony Latham
CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đầy đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:
True Biology: Nền Sinh học chân chính
Ý kiến khá nhiều, đủ để đóng thành một cuốn sách, vì thế sẽ được công bố làm nhiều kỳ, đánh số [1], [2]… theo đúng thứ tự đã diễn ra trên PVHg’s Home: đầu tiên là chủ đề thảo luận (bài đã đăng, chữ mầu vàng nâu như một đường link, có thể click vào đường linh để duyệt lại chủ đề nếu cần) sau đó là ý kiến thảo luận xung quanh chủ đề đó.
Tôi nghĩ rằng khi đọc những ý kiến này, có thể độc giả sẽ cảm thấy thú vị hơn so với lúc đọc nó trong phần comment của từng bài viết. Ấy là kinh nghiệm của chính tôi: một ý kiến chính thức được xuất bản thường đem lại cho ta cảm xúc thích thú hơn so với khi nó nằm trên bản thảo. Đơn giản vì nó đã trải qua sự định giá của nhà xuất bản và được phán xét bởi công chúng. Đôi khi có độc giả phàn nàn rằng ý kiến của họ không được đăng, nhưng đó là lẽ thường tình, bởi không có nhà xuất bản nào hoặc trang web nào đăng mọi thứ do các cá nhân gửi tới. Vì thế những ý kiến được tập hợp dưới đây là những ý kiến mà theo tôi là có ích lợi trong việc mở mang kiến thức nói chung, đặc biệt là kiến thức về sinh học và tiến hóa.
1/ PASTEUR and GOD / PASTEUR và CHÚA
Đỗ Phạm Lan Anh
Cảm ơn bác rất nhiều. Bài viết rất hay và ý nghĩa. Cháu cũng cho rằng Thuyết tiến hóa chỉ là đồ bỏ, nhưng mà bác ơi, nếu có ai đó phủ nhận Thuyết sáng tạo bằng cách đặt câu hỏi: “Nếu con người không từ động vật mà ra thì xương cụt là dấu hiệu của cái gì, một sai sót của Chúa chăng?” thế thì cháu phải trả lời thế nào hả bác? Mong bác giúp cháu, cháu chân thành cảm ơn.
Phạm Việt Hưng
Thank you Lan Anh, thời buổi bây giờ có rất nhiều người hiếu thắng, thích đánh đố nhưng vô cảm. Đó là lý do để Charlie Chaplin nói “We think to much, but feel to little” (chúng ta suy nghĩ nhiều quá nhưng cảm xúc nghèo quá). Thú thật với cháu rằng bác chán mọi sự tranh cãi, vì theo bác, điều đó là vô bổ khi người trò chuyện với mình thuộc loại vô cảm. Bác chỉ thích chia sẻ với những người có tâm hồn trong sáng, không cần lý luận nhiều mà CẢM được câu chuyện cháu ạ.
Còn câu hỏi của cháu, thì bác nghĩ rằng có phải riêng đốt xương cụt bị gọi là “thừa” đâu, còn nhiều cái “thừa” khác, như ruột thừa chẳng hạn. Và còn có một cái “thừa” vĩ đại hơn rất nhiều, đó là những “Junk DNA”, từng được dịch ra là những “đoạn DNA bỏ đi”, vì nó không chứa đựng thông tin gì cả, và các nhà sinh học mấy chục năm trước đây từng coi đó là đoạn DNA “thừa”, “vô dụng”,… Nhưng cái “thừa” và “vô dụng” ấy chiếm tới 98% chuỗi xoắn kép (!!!). Sao Chúa lại “vô lý” thế nhỉ? Mãi cho tới gần đây mới có một số nhà sinh học giật mình, nghĩ rằng cái ta gọi là “thừa” ấy chẳng thừa tí nào cả. Nó có thể chứa đựng những thông tin mà con người ngu xuẩn tự phụ chưa hiểu được. Bác muốn nói nó có thể chứa đựng những “siêu thông tin” mà con người chưa hiểu, và có thể không bao giờ hiểu, vì theo Định lý Godel, nhận thức của con người có giới hạn. Vậy đốt xương cùng, ruột thừa,… rất có thể cũng giống như 98% “thừa” của chuỗi xoắn kép chăng? Đùng một cái, đến một ngày nào đó y học khám phá ra vai trò của đốt xương cùng thì sao? Tại sao dám tự phụ cho là mình biết hết rồi để tuyên bố đó là “thừa”? Nếu bảo là “thừa” thì thử cắt bỏ đi xem!
Mọi việc Chúa làm đều có một ý định nào đó mà ta chưa hiểu hoặc không bao giờ hiểu. Chỉ có những người tự phụ hỗn xược mới dám nói ta hiểu được ý Chúa. Đạo Phật rất hay khi dạy ta tôn trọng từ con kiến, con sâu, con bọ. Đạo Thiên Chúa tuyệt vời vì dạy con người biết khiêm tốn, biết kính sợ Chúa, biết bản thân mình tầm thường, bé nhỏ. Vì thế, nếu có ai hỏi vặn hỏi vẹo cháu những chuyện vớ vẩn, cháu cứ cười mỉm với họ như nàng La Gioconde ấy. Nụ cười ấy nói được nhiều hơn lời nói đấy cháu ạ. Chúc cháu may mắn. Bác PVHg
Đỗ Phạm Lan Anh
Cảm ơn bác rất nhiều. Nhờ lời góp ý của bác cháu mới chợt nhớ đến một Proverbe Chinois: “Chỉ mất hai năm để học nói, nhưng phải mất cả cuộc đời để học im lặng”, sau này cháu sẽ cố gắng học hỏi thêm. ‘
Thanh Phan Chi
1. Hiện nay đa số các nhà khoa học tin vào thuyết cho rằng Vũ trụ của chúng ta hình thành từ một vụ nổ lớn (Big Bang). Có thể nêu ra một vài chứng cứ có lợi cho thuyết này: Vũ trụ được xác định là giãn nở mãi mãi với gia tốc dương (một giải Nobel), đã tìm ra phông vi ba hóa thạch của Vũ trụ (một giải Nobel)…Điều thứ hai rất rễ nhận biết: Bạn hãy bật chiếc tivi của bạn vào các kênh không có đài phát, bạn sẽ thấy trên màn hình các chấm sáng xuất hiện và biến mất rất nhanh kèm theo những tiếng lẹt xẹt nhỏ, đó chính là các tín hiệu vi ba hóa thạch của Vũ trụ còn sót lại từ 14 tỉ năm trước đến với bạn đó.
Các nhà khoa học có thể mô tả tình trạng của Vũ trụ sau vụ nổ lớn 1 giây, 1 phút, 3 phút, 300.000 năm, hiện nay, tương lai…nhưng không ai có thể mô tả được tình trạng tại thời điểm của vụ nổ lớn. Các nhà khoa học đành gọi đó là một “điểm kỳ dị”, điều này biểu hiện sự bất lực của “cái gọi là khoa học” tại thời điểm của vụ nổ lớn. Đức giáo hoàng có nói với các nhà khoa học rằng: Các nhà khoa học có thể nghiên cứu vũ trụ sau vụ nổ lớn, còn tại thời điểm của vụ nổ lớn thì phải dành cho Chúa. Phải chăng Chúa chính là Vụ nổ lớn khai sinh ra Vũ trụ trong đó có sự sống muôn loài và cả chúng ta – sinh vật nhỏ bé mỗi tối nhìn vào bầu trời đêm đầy các vì sao để đặt ra những câu hỏi về nguồn gốc của Vũ trụ và nguồn gốc của chính mình ?
2. Giải bài toán nguồn gốc của sự sống và của con người phức tạp hơn bài toán về nguồn gốc của vũ trụ gấp nhiều lần. Cơ thể chúng ta chứa tới gần hai phần ba các nguyên tố vô cơ có trong bảng tuần hoàn của Mendeleev, như vậy chúng ta là hậu duệ của các vì sao vì các nguyên tố này được trui rèn trong lòng các vì sao giữa các giải thiên hà hình thành sau vụ nổ lớn. Tuy nhiên điều bí ẩn là phải chăng từ các nguyên tố vô cơ này, dưới tác động của môi trường, đã hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản nhất (axit amin), sau đó là các đơn bào, các đa bào, động thực vật, loài vượn người, loài người…? Rồi sự phức tạp không thể tưởng tượng nổi của ADN, của tế bào, của con người ? Chúng ta sẽ cực kỳ kinh ngạc khi nhận thấy rằng xác xuất để có sự “tiến hóa dù chỉ là có tính cơ giới” từ các chất vô cơ đến con người là gần như bằng không. Chưa kể đến khái niệm “tư tưởng”, “cảm xúc”, “tư duy”…điều đã làm nên nền văn minh của loài người.
Vậy phải chăng chúng ta phải công nhận có một Đấng sáng tạo đã tạo ra vũ trụ và sự sống muôn loài ?
Phạm Tùng
Nếu có một cuộc đối thoại về chủ đề Khoa học và Tâm linh giữa hai cái nhìn Phật Giáo và Thiên Chúa giáo thì thật là tuyệt phải không ạ Bác Phạm Việt Hưng!
Lã Hữu Việt
Em xem kỹ phần đối xứng và bất đối xứng của Louis Pasteur và nhận ra đúng như những gì anh đã viết. Chữ “tay trái” và “tay phải” chỉ là cách nói ví dụ thôi ạ. Nó được hiểu là đối xứng hay bất đối xứng là chuẩn. Giống như khi ta viết chữ y (y dài). Nếu ta viết cả triệu lần thì nó vẫn bất đối xứng trên giấy. Nhưng nếu ta cho đống hỗn độn chữ y đó vào thùng mà ném ra sân thì đúng là 50% sẽ trái và 50% sẽ phải chứ không thể yyyy yyyyyy như này được ạ. Mà nó sẽ là chữ y nhưng nhìn từ phía soi gương của nó.
– Chỉ có sự sống mới làm được như vậy. Ngẫu nhiên thì mãi mãi sẽ chỉ đc 50%
Rất cảm ơn bài viết của bác về Louis Pasteur !
Phạm Việt Hưng
Ý kiến của kỹ sư Việt RẤT HAY. Một cách diễn tả rất dễ hiểu về khái niệm thuận tay phải/ tay trái và nêu bật được sự kỳ diệu của Đấng Sáng tạo. Định luật sự sống thuậ tay trái là THÁCH ĐỐ đối với thuyết tiến hóa và chỉ một mình định luật này đủ để đánh đổ lý thuyết này. Cám ơn kỹ sư Việt!
2/ PASTEUR and HUMANITY / PASTEUR và NHÂN LOẠI
Thanh Phan Chi
1. Pasteur là một nhà khoa học thiên tài trong lĩnh vực Hóa- Sinh- Y. Ông là một vị Thánh theo nghĩa Công giáo và là một vị Bồ tát theo nghĩa Phật giáo. Ngoài Ông ra, có lẽ tôi chưa thấy một nhà khoa học nào đạt được những danh hiệu cao cả đó. Cảm ơn nước Pháp đã sản sinh ra những con người vĩ đại như vậy.
2. Một học trò xuất sắc của Pasteur có duyên với Việt Nam đó là Yersin, người phát hiện ra trực khuẩn bệnh dịch hạch tại Hongkong. Ông là người sáng lập Đại học Y đầu tiên tại Hà Nội. Suốt đời Yersin gắn bó với Nha Trang. Ông sống độc thân và nghiên cứu khoa học, chữa bệnh cho dân chúng quanh vùng. Ông cũng được dân tôn vinh như một vị Thánh và một vị Bồ tát.
3. Chúng ta cũng cần tôn vinh Alexander Fleming (giải Nobel 1945), người đã tìm ra kháng sinh từ chủng nấm có tên là Penecillinum. Kháng sinh này đã cứu sống nhiều triệu sinh mạng trong Đại chiến thế giới II và mở ra “kỷ nguyên kháng sinh” góp phần nâng cao tuổi thọ và sức khỏe thể chất con người.
4. Ngày nay, phòng mổ, dụng cụ phẫu thuật…phải được khử trùng cẩn thận. Tuy nhiên sau phẫu thuật thì việc dùng kháng sinh là bắt buộc để chống nhiễm trùng hậu phẫu.
5. Virut nhỏ hơn vi khuẩn (vi trùng) nhiều. Virut không có cấu trúc tế bào như vi khuẩn. Virut muốn nhân bản phải thâm nhập vào tế bào vật chủ và sử dụng vật chất có trong tế bào để nhân bản, sau đó phá vỡ tế bào vật chủ và tiếp tục thâm nhập gây bệnh cho các tế bào khác. Kháng sinh không có tác dụng với Virut. Với Virut thì có một giải pháp mà Pasteur đã tìm ra: đó là Vacin phòng bệnh. Cứu nhân độ thế của Pasteur chính là ở điểm này.
Nguyễn Bình
Thưa anh, hình như mộ của Louis Pasteur nằm trong khuôn viên của viện Pasteur Paris, trong một nhà thờ ở đó chứ không phải nhà thờ Đức bà Paris anh ạ
Phạm Việt Hưng
Cám ơn gợi ý của anh. Tôi sẽ tìm hiểu kỹ lại việc này xem sao. Nhưng theo tài liệu tôi đọc thì mộ ở Notre Dame de Paris. Nếu gợi ý của anh đúng thì rất có thể có việc di dời mộ chăng? Nhưng tôi không dám chắc. Tôi sẽ tìm hiểu lại việc này, và tôi cầu xin Chúa cho tôi có dịp đến tận nơi để tham mộ của ông – nhà khoa học mà theo tôi là vĩ đại nhất của mọi thời đại, ân nhân của nhân loại. Bổ sung: Tôi đã tìm hiểu thêm. Đúng như dự đoán. Đầu tiên, khi Pasteur mất, nhà nước Pháp tổ chức lễ quốc tang cho ông, và thi hài của ông được đặt trong Nhà thờ Notre Dame de Paris. Sau này hài cốt được chuyển về Viện Pasteur Paris. Wikipedia có nói việc này.
Thanh Phan Chi
Các tôn giáo lớn đều có một điểm chung là hướng thiện. Cần phân biệt giữa những người có tôn giáo và những kẻ lợi dụng tôn giáo hoặc nhân danh tôn giáo để làm những việc xấu xa và độc ác.
Thanh Phan Chi
1. Nếu coi một tôn giáo là một hệ thống các quan niệm, tư tưởng… về vũ trụ quan và nhân sinh quan của một cộng đồng người nhất định thì chủ nghĩa ‘vô thần” cũng chính là một tôn giáo, tạm gọi là “tôn giáo vô thần”. Con người luôn luôn là “Con người – Tôn giáo”. Trong mọi tôn giáo, đều tồn tại những loại người chân chính (hướng Chân, Thiện, Mỹ) và những loại người xấu xa, độc ác, đê tiện… bất kể trình độ chuyên môn, địa vị xã hội… của họ là như thế nào: một người làm vườn có thể hành thiện nhiều hơn một nhà khoa học nổi tiếng nhưng vị kỷ. Cái Thiện và cái Ác cũng luôn tồn tại trong mỗi con người, dù người đó theo bất cứ một tôn giáo nào. Buổi sáng hôm nay ta hành thiện, nhưng có thể buổi tối cùng ngày ta có những suy nghĩ và hành động không thiện, thậm chí có thể là ác. Bạn cứ theo dõi tư tưởng và ý nghĩ của bạn trong vòng 24 giờ đồng hồ thì bạn sẽ thấy rõ điều đó. Chúng ta có thể biện minh cho điều này bằng lý luận: chúng ta cũng chỉ là những sinh vật tầm thường, mà mọi sinh vật thì luôn hành động sao cho có lợi cho mình nhiều nhất (vị kỷ). Hãy nhìn các con thú tranh giành nhau miếng ăn thì bạn sẽ chột dạ khi liên tưởng tới con người. Chỉ có điều trong thời đại ngày nay, người ta tranh dành miếng ăn (cùng nhiều lợi ích khác) một cách “văn minh” hơn, với trình độ khoa học kỹ thuật “cao hơn”, với những “mưu mẹo” hợp pháp cao thủ hơn mà thôi. Chúng ta khác các sinh vật bậc thấp ở chữ “người” (trong chữ con- người). Mọi tôn giáo đều nhằm thức tỉnh và phát triển phần “người” trong mỗi con người. Con người là tế bào của xã hội, nếu mỗi con người phát triển theo hướng Chân, Thiện, Mỹ thì con người và xã hội loài người mới thực sự được gọi là “tiến hóa” theo đúng nội hàm của khái niệm này.
2. Nhân diễn đàn này, tôi xin đề nghị đã đến lúc chúng ta phải trả lời cho câu hỏi: thế nào là “tiến hóa” ? Giả thuyết của Darwin có thể gọi là học thuyết tiến hóa không, hay chỉ nên gọi là “giả thuyết về nguồn gốc các loài” mà thôi ? Sơ đồ hình cây về nguồn gốc các loài có những ý nghĩa gì ? Sau đây xin mạo muội nêu ra một số câu hỏi ban đầu:
– Tiến hóa, từ trước cho tới nay, phải chăng chỉ nói đến sự hoàn thiện về chức năng tổng thể của các loài mà quên đi trình độ phát triển trí tuệ của các loài ? Một xã hội Robot (nếu có) có thể gọi là tiến hóa hay không ?
– Sự so sánh trong một nhánh thì may ra còn có ý nghĩa, nhưng sự so sánh giữa các nhánh là vô nghĩa và khập khiễng. Thí dụ làm sao có thể so sánh giữa thực vật và động vật, giữa một cây tùng với một loài cá ở biển chẳng hạn.
– Thực chất sự đa dạng sinh học là điều vô cùng quan trọng, các loài cần đến nhau trong một hệ sinh thái. Các bạn thử tưởng tượng xem nếu xã hội chúng ta chỉ toàn các nhà toán học thì nó có thể tồn tại được không ?
– Hiện tại con người có tiếp tục tiến hóa hay không ? Hay loài người đang “lùi hóa” ? Một mặt có vẻ như chúng ta đang tiến hóa về khoa học kỹ thuật, về sản xuất ra của cải vật chất, nâng cao tuổi thọ con người…nhưng chúng ta lại đang xuống cấp về vấn đề đạo lý, đạo đức. Các con thú tranh dành miếng ăn với hàm răng của chúng thì chúng ta tranh dành quyền lợi bằng súng đạn và đủ thứ mưu mẹo khác ? Và với vũ khí hạt nhân trong tay các “thằng điên” thì sự hủy diệt loài người là một kịch bản phải cân nhắc đến. Vậy có thể gọi đó là “tiến hóa” được không ?
– Quan hệ của “Đạo” với “Tiến hóa” như thế nào ?
4/ Darwin’s Anti-women Views / Quan điểm chống phụ nữ của Darwin
Thanh Phan Chi
1. Đàn ông có một số tố chất tốt hơn phụ nữ, nhưng phụ nữ lại có một số tố chất nổi trội so với đàn ông, thí dụ:
– Đàn ông có sức mạnh cơ bắp hơn phụ nữ, nhưng phụ nữ có độ dẻo dai tốt hơn
– Trí tuệ logic giới nam có thể hơn giới nữ, nhưng trí tuệ cảm xúc của giới nữ lại tốt hơn. Điều này liên quan đến hoạt động của các bán cầu não trái và phải.
– Phụ nữ chịu đựng stress tốt hơn đàn ông, họ tiêu hao năng lượng sống (ATP) điều độ và tiết kiệm hơn giới nam. Tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
– Trong một số ngành nghề chuyên môn, nữ giới có sự nổi trội hơn giới nam. Về các loại mưu mẹo thì cánh đàn ông nên cẩn thận với cánh các quý bà. Không cẩn thận thì tôi và các anh sẽ trở thành những kẻ “hữu dũng vô mưu” trước các quý bà (!). Vậy thì đàn ông chớ có tự phụ về sức mạnh và trí tuệ của giới mình trước phái yếu (nhưng là “phái đẹp”). Tự phụ là sự ngu xuẩn khả ố nhất ở một con người.
– Mũi và tai phụ nữ thính và tốt hơn so với đàn ông (đặc biệt trong lĩnh vực tiền tệ (!)). Đàn bà giữ tiền tốt hơn đàn ông, trên lĩnh vực kiếm tiền thì họ cũng chẳng kém gì đàn ông. Phụ nữ lái xe cẩn thận hơn nam giới ….Xã hội dễ tôn vinh phũ nữ hơn đàn ông: Có danh hiệu Bà mẹ anh hùng, chưa bao giờ có danh hiệu Ông bố anh hùng.
– Các bà mẹ dễ chiếm được cảm tình của con cái hơn các ông bố.
– Nên nhớ rằng xã hội loài người đã từng trải qua thời kỳ “mẫu hệ”, trong đó là chế độ đa phu (chứ không phải là đa thê như thời cận đại), khi đó chủ gia đình là người phụ nữ, còn đám đàn ông chỉ như các đám ong thợ hàng ngày cung cúc lao động phục vụ bà chủ.
2. Thượng đế đã tạo ra phái nam và phái nữ theo tỷ lệ gần 50/50 ở mọi thời đại, mặc cho các học thuyết tiến hóa các loại. Hiện nay do can thiệp của con người và khoa học công nghệ và đủ các loại học thuyết xã hội – sinh học dẫn đến tâm lý trọng nam khinh nữ thì tỷ lệ nam nữ không còn là 50/50 nữa. Nếu điều này trường diễn, một kịch bản chiến tranh về giành giật phụ nữ có thể xảy ra trên quy mô rộng lớn.
3. Thương đế tạo ra muôn loài, trong đó có loài người nam và loài người nữ. Chúng ta phải tôn trọng sự đa dạng sinh học đó vì các loài phải sống dựa vào nhau. Tiêu diệt sự đa dạng sinh học chính là tiêu diệt sự sống của chính loài người.
4. Loài người nên chú trọng đến sự tiến hóa về tinh thần, trí tuệ, đạo đức trong tương lai.
Phạm Việt Hưng
Ý kiến anh Phan Chí Thanh RẤT HAY! Quả thật Darwin không nhìn thấy tính đa dạng sinh học. Đây mới là hình ảnh thật của thế giới. Nếu chỉ có tiến hóa theo quy luật đấu tranh sinh tồn thì chỉ còn lại những kẻ thích nghi tốt nhất , và rốt cuộc chỉ còn một kẻ mạnh nhất, thế giới sẽ hiu quạnh tuyệt đối! Qua đó có thể thấy rõ Darwin sai! Nhưng cái SAI LỚN HƠN là cả nhân loại tin vào cái sai của Darwin. PVHg
magiedemonet
Hỏi ông Darwin, thế thì tại sao não Albert Einstein lại nhỏ hơn người thường? Gì hơn chứ riêng về trí tuệ phải xem lại nha. Bây giờ khác thời ông Darwin khi xưa rồi. Phụ nữ sinh ra không hề kém thông minh so với đàn ông, mà cứ giả sử sinh ra kém hơn nhưng nếu phấn đấu thì không hề thua kém. Bhiều nhà bác học sinh ra bị coi là đần độn nhưng với nỗ lực họ đã vươn lên thành những con người vĩ đại. Nếu có gì cản trở người phụ nữ hiện đại thì đó chính là sự hạn chế về thể chất và bản thân phụ nữ thường không kiên định như đàn ông. Đàn ông có thể dành cả đời theo đuổi một sự nghiệp, một đề tài nghiên cứu….nhưng phụ nữ thì hiếm khi như vậy. Ngoài ra một người phụ nữ có ham sự nghiệp tới đâu khi có gia đình họ mất đến một nửa sự quan tâm của mình vào đó. Ngoài ra, trải qua hàng bao thế kỷ bị dạy dỗ và phải sống phụ thuộc vào đàn ông dần hình thành nên một nếp suy nghĩ ở nhiều phụ nữ đó là ” tâm lý dựa dẫm”, tâm lý lấy chồng giàu để được dựa dẫm thay vì tự mình phấn đấu, trau dồi bản thân, mong chờ, nhờ vả người khác làm hộ những việc tự mình làm được.v.v….. Chỉ có một cách để thay đổi đó là chị em phụ nữ phải cống hiến vào sự tiến bộ nhân loại nhiều hơn nữa, nâng cao thể lực và ý chí của mình, việc nhà chia sẻ bớt cho chồng con. Đến một ngày nếu chúng ta không tiến hóa thêm về thể chất thì cũng là về trí tuệ. Một ngày đẹp trời ông Darwin sẽ bật mồ sống dậy và viết “Thế kỷ 21 phụ nữ đã tiến hóa hơn cả đàn ông”…=))))))))
magiedemonet
Xã hội loài người phức tạp mà chỉ bằng 1 học thuyết Darwin để giải thích thì quá phiến diện
Phạm Việt Hưng
Nhận xét của bạn magiedemonet rất ngắn nhưng rất có ý nghĩa: quả thật học thuyết Darwin quá phiến diện, chỉ nhìn thấy những hiện tượng bề ngoài mà khái quát thành những quy luật tổng quát. Nhưng điều đáng buồn là rất nhiều nhà “thông thái” tin ông ta! Tại sao vậy? Vì cái “stupidity” của con người là vô hạn, như Einstein đã nói. PVHg
Thanh Phan Chi
Người phụ nữ trong tranh vừa có vẻ đẹp thế tục, vừa có vẻ đẹp thần thánh (sacred beauty).
Xin thử hỏi các Đấng Mày Râu: cuộc sống của các Ngài có ý nghĩa gì không khi “phái đẹp” không tồn tại. Tình yêu là một bí ẩn lớn lao nhất và cũng là món quà thiêng liêng nhất mà Thượng Đế đã ban tặng cho loài người.
Phạm Việt Hưng
Trong toàn bộ “trước tác” của Darwin, có lẽ cái tư tưởng xem phụ nữ kém tiến hóa hơn nam giới là chỗ nhảm nhí nhất. Vậy mà vẫn được tán thưởng đấy. Lố bịch hết chỗ nói. Gần đây tôi vẫn thấy có “công trình nghiên cứu” chứng minh nam giới tiến hóa hơn phụ nữ. Tôi thấy lợm đến mức không buồn đọc. Dẫu biết cái “stupidity” của con người là “infinite” như cụ Einstein đã nói, nhưng nó vẫn vượt quá mọi khả năng lý giải!
5/ The Scandal at the Zoo / Vụ bê bối ở vườn thú
Thế Uy
Bài viết đã giáng một đòn chí tử tới thuyết tiến hóa, bởi nó cho thấy tính người nơi những con người dù ở trong hình dạng nào, hay được xem ở góc độ nào… và nó cũng làm nổi lên tính người nơi người đọc khi bị rung lên theo những thăng trầm của nhân vật.
magiedemonet
Những kẻ độc ác đã mượn danh học thuyết Darwin để phục vụ cho dã tâm của mình… không một con thú nào lại đi làm hại chính đồng loại của mình… Thay vì để bà mẹ tự nhiên làm công việc của mình… bọn chúng lại đi bắn chính đồng loại mình.
6/ MISSING LINK? Những mắt xích bị mất tích trong sơ đồ tiến hóa?
Thanh Phan Chi
1. Thời Darwin người ta chưa biết về vật chất di truyền và cơ chế di truyền. Mãi đến năm 1953 thì vật chất di truyền và cơ chế di truyền mới được phát hiện: đó chính là ADN (Watson và Crick – Giải Nobel). Sự “tiến hóa”, hay “không tiến hóa”, hay “lùi hóa” phụ thuộc vào các “đột biến gen” trong cấu trúc của ADN. Nguyên nhân của các đột biến gen này có nhiều, thí dụ: do ngẫu nhiên, do tia phóng xạ, do virus, do hóa chất v.v…Quá trình “tiến hóa” từ A đến B nếu có sẽ phải trải qua một thời gian khá dài và phải hình thành các chuỗi cá thể “trung gian” giữa A và B.
2. Bài viết đã nêu lên một chứng cứ không thuận lợi cho giả thuyết Darwin, đó là: đã không phát hiện ra các hóa thạch của các cá thể trung gian giữa loài khỉ (A) và loài người (B), nếu có thì số lượng hóa thạch này phải rất nhiều. Theo tôi hiểu thì người thổ dân Úc cũng là một chủng tộc người giống như chủng tộc người Phi, người da trắng châu Âu, người Mông Cổ v.v… Tóm lại họ là loài người chứ không phải loài khỉ, cũng không phải là loài trung gian khỉ- người hay người – khỉ. Nếu họ được học hành đầy đủ chắc cũng có người trong số họ sẽ đoạt giải Nobel chứ chẳng chơi ? Khốn thay, sau khi tìm ra nước Úc, thì những tên phân biệt chủng tộc da trắng đã cố tình gán cho họ (thổ dân Úc) một cái mác là loại người trung gian giữa khỉ và người trong một nỗ lực tìm kiếm bằng chứng cho thuyết Darwin về sự tiến hóa từ khỉ lên người. Không hiểu Darwin (1809-1882) có biết sự kiện này không và nếu biết thì thái độ của ông ta ra sao ?
3. Còn một chứng cứ rất quan trọng không có lợi cho thuyết Darwin chính là yếu tố thời gian: Để khỉ (A) tiến hóa lên người (B) cần một lượng thời gian khá lớn để các đột biến gen có thể xảy ra (xác xuất để đột biến một gen là rất nhỏ). Người ta không giải thích được tại sao thời điểm xuất hiện loài khỉ đến thời điểm xuất hiện loài người lại quá ngắn như thực tế lịch sử đã ghi nhận.
4. Như vậy đã có hai chứng cứ không có lợi cho học thuyết của Darwin. Và nếu không lầm thì chính bản thân Darwin cũng nhận ra những điều bất lợi đó.
5. Những kẻ phân biệt chủng tộc đã tận dụng “giả thuyết Darwin” làm vũ khí để chống lại loài người. Bản thân Hitler đã sử dụng thuyết Ưu sinh (coi chủng tộc aryan là thượng đẳng, các chủng tộc khác là hạ đẳng) vào mục đích chính trị điên rồ và tàn bạo của chủ nghĩa phát xít.
6. Thật ra thông qua cơ chế di truyền và biến dị trong quá trình tương tác giữa gen với môi trường và sinh cảnh mà sự đa dạng sinh học và sự tiến hóa được hình thành, tạo nên một hệ sinh thái vừa ổn định vừa phát triển một cách bền vững. Ngày nay, con người với sự phát triển của khoa học và công nghệ tiên tiến đã tác động vào q: nhân bản vô tính, tạo ra nhiều giống loài mới, thực phẩm biến đổi gen…Nhưng tại đây sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề về đạo đức y -sinh. Ngày trước chỉ có chọn lọc tự nhiên, nay thêm “chọn lọc nhân tạo”. Biết đâu lợi bất cập hại. Chúng ta hãy chờ đợi xem.
Huỳnh
Thực sự thuyết tiến hóa của Darwin đã được hoàn chỉnh và bổ sung vào những năm gần đây, nhiều bằng chứng hiển nhiên xuất hiện ở nhiều bộ môn khoa học càng minh chứng cho sự tiến hóa của loài người và các loài động thực vật khác. Tuy nhiên vẫn còn một số luận cứ chống lại thuyết tiến hóa:
1. Như giáo sư PVHg đã trình bày ở trên, sự thiếu vắng những mẫu hóa thạch trung gian.
2. Sự tiến hóa về bộ não quá nhanh một cách bất thường từ loài vượn người sang người thông minh.
3. Sự bùng nổ về chủng loại của các loài động thực vật trong lịch sử Trái Đất, đặc biệt trong kỷ Cambri.
4. Những bằng chứng hóa thạch cách đây hàng chục, hàng trăm triệu năm của một số loài vẫn giữ nguyên vẹn hình dáng và đặc điểm cho đến ngày hôm nay.
Theo tôi nhận thấy, thuyết tiến hóa không sai nhưng nó chỉ đúng trong một phạm vi chủng loài nhất định, không phải tất cả, trong một giai đoạn lịch sử nào đó, không phải toàn bộ. Cái dở là nhiều người đã duy ý chí với tham vọng dùng thuyết tiến hóa để giải thích toàn bộ quá trình lịch sử của sinh giới trên Trái Đất từ con số 0 cho đến ngày hôm nay.
Phạm Việt Hưng
Bạn Huỳnh tự mâu thuẫn. Bạn nói thuyết tiến hóa không sai, rồi lại nêu lên một số luận cứ chống thuyết tiến hóa. Thưa bạn, những luận cứ ấy đủ (hoặc quá thừa) để làm thuyết tiến hóa sụp đổ. Bạn nói thuyết tiến hóa chỉ đúng trong một số phạm vi chủng loài nhất định. Bạn ơi, chủng loài thì đa dạng, nhưng nguyên lý của sự sống thì chỉ có một. Ngày nay ta biết đó là nguyên lý của DNA. Học thuyết Darwin là học thuyết về sự sống nói chung. Nếu nó đã sai ở một chủng loài thì có nghĩa là nó SAI hoàn toàn.
Huy Minh
Chúng ta lại nhớ tới lời của L.Pasteur: “Một chút khoa học làm xa Trời, nhiều khoa học làm trở lại Trời”. Không chỉ Darwin mà rất nhiều người khác đã vô tình hoặc cố ý nhân danh khoa học, lợi dụng khoa học để bảo vệ cái “danh” hoặc “lợi” của mình…
Người ta không dễ dàng khi đứng trước một sự lựa chọn đúng hoặc sai. Có khi cái sai vẫn dẫn dắt người ta đi tiếp và việc phát hiện ra sai lầm có thể sớm hoặc muộn, trả giá ít hoặc nhiều. Có điều, chúng ta phải có một tinh thần cởi mở và dũng cảm, phải sẵn sàng đối diện và thừa nhận những sai sót của mình, đó là lòng tự trọng tối thiểu của con người, đặc biệt với những người được xem là “kẻ sĩ”, trí thức tiến bộ.
Nhiều người lo ngại rằng, nếu thừa nhận Thượng Đế tồn tại, con người ta sẽ ỷ lại, trông chờ, phó mặc mọi sự cho “định mệnh”. Tuy nhiên cái vi diệu của Thượng Đế là Ngài đã lường hầu như hết mọi tình huống, Ngài không cho phép sự thụ động, ỷ lại giản đơn của cả loài người, có thể có những cá thể ỷ lại, trông chờ, nhưng cả loài người thì không. Ngài che giấu thật khéo cái gọi là “số mệnh” của mỗi người để mọi người phải nỗ lực phấn đấu vươn lên, ít ra là để tồn tại được, rồi học để làm người chân chính, có ích. Một số khác còn thấy được “sứ mệnh” cao cả hơn nữa mà vượt lên để trở thành các nhà khoa học, nhà văn hoá, vĩ nhân thiên tài, thậm chí còn đi trên con đường Đạo, “tu tập” để trở thành các bậc “thánh, thần” nữa kia!.
Việc có Đức tin do đó hoàn toàn không mâu thuẫn với việc khám phá, tìm tòi khoa học, nhiều khi sự thôi thúc, lôi cuốn, dẫn dắt hoặc có “những mách bảo thần bí, vô hình” biểu lộ bằng “sự may mắn bất ngờ” giúp cho các nhà khoa học khám phá và đạt được những thành tựu mới. Tôi cho rằng, Thượng Đế luôn ở bên cạnh, giúp đỡ chúng ta, phù trợ chúng ta, đặc biệt khi con người đứng trước những sự lựa chọn, dĩ nhiên đó là những sự lựa chọn to lớn, có ảnh hưởng rất lớn đến bước phát triển tiếp theo của cả nhân loại.
Dĩ nhiên, không phải lúc nào Thượng Đế cũng “gà bài” cho chúng ta, Ngài còn là một ông Thày giáo nghiêm khắc, bắt chúng ta phải học, phải học đi học lại, phải làm những bài toán khó, phải đi qua những con đường gian khó, phải vượt qua những thử thách, những trở ngại,… tất cả không ngoài mục đích giúp chúng ta trưởng thành hơn, tiến gần hơn tới đích cuối cùng là “Trở thành Một với Thượng Đế”.
Sự phát triển của khoa học công nghệ, của máy tính và Internet là kết quả của một chuỗi “nhiều khoa học” và do đó chúng ta thấy được rằng mình “gần với Trời” hơn. Tất nhiên, khi đó, chúng ta cũng đừng sợ rằng con người sẽ trở nên lười biếng, trông chờ, ỷ lại, khi biết được “sứ mệnh” sang cả của con người, lại biết được rằng được sức mạnh “kết nối/ phối thiên” với Thượng Đế, chúng ta sẽ dùng trí tuệ và sức sáng tạo vô hạn để cứu lấy trái đất đang ngày càng cạn kiệt tài nguyên và trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết./.
Nguyễn Bình
Thuyết tiến hóa của Đác uyn đã lộ rõ tư tưởng (vô tình hay cố ý) chống loài người, hay cổ vũ cho sự chống loài người, ngụy khoa học, suy đoán quá mức, sai lầm về phương pháp nghiên cứu. Nhưng câu hỏi là tại sao nó tồn tại là bởi vì nó đã đáp ứng được mong đợi của nhiều người, nhiều nhóm người cổ vũ cho cuộc cách mạng to lớn về nhận thức và vận động xã hội trong thời kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20… Đó là một sự tai hại trong lịch sử nhận thức của loài người. Ngày nay, với tập hợp những lý luận do anh PVH đã nêu ra, cần phải có một sự bác bỏ thuyết TH trong học thuật một cách chính thức. Có lẽ chỉ có những người như anh PVH mới có thể vận động được. Chúng tôi thì đã hiểu nhưng không có điều kiện để thực hiện như anh. Mong anh thành công.
7/ What Darwin taught Hitler? Darwin đã dạy Hitler điều gì?
Thanh Phan Chi
1. Tôi cho đây là một tiểu luận khoa học xuất sắc về nhiều phương diện. Có lẽ trước đây chúng ta bị thiếu thông tin hoặc các thông tin đến với chúng ta đã bị xuyên tạc và chế biến theo hướng có lợi cho “một số học thuyết xã hội” nào đó.
2. Xin bổ sung: Chiến tranh thế giới II (1939-1945), theo nhiều nhà nghiên cứu, thực chất là cuộc chiến nối dài của Chiến tranh thế giới I (1914-1918), lí do:
– Đức thua trận thảm hại trong Chiến tranh TG I. Đức phải bồi thường chiến tranh rất lớn. Nước Đức sau chiến tranh kiệt quệ, lạm phát khủng khiếp. Nước Đức bị xỉ nhục. Chính phủ bất lực. Bất mãn trong xã hội tăng cao.
– Đây là thời cơ tốt cho đảng của Hitler giành lấy quyền lãnh đạo. Hitler đã khôn khéo kích động dân chúng dựa trên: 1. Thuyết ưu sinh về tính thượng đẳng của chủng tộc aryan. 2. Quy luật đấu tranh sinh tồn của các loài và 3. Chủ nghĩa phục thù sau Chiến tranh TG I.
Điều không may là Hitler đã thành công trong việc dẫn dắt và kích động nước Đức đi đến một cuộc tàn sát và trả thù man rợ nhất trong lịch sử loài người: Chiến tranh TG II.
3. Thật ra thuyết ưu sinh, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc v.v…là những học thuyết sai lầm về mặt khoa học. Sự phát triển của sinh giới cũng như xã hội loài người cần sự đa dạng sinh học. Mỗi loài, mỗi chủng loài người đều có những điểm mạnh và điểm yếu. Không có một chủng loài người nào là hoàn hảo về mọi phương diện. Trong một chủng loài nào đó cũng luôn tồn tại các cá thể có các chỉ số thông minh khác nhau. Do đó các loài phải biết dựa vào nhau, vừa hợp tác (để phát huy những đặc tính tích cực) , vừa đấu tranh (để hạn chế những đặc tính tiêu cực) với nhau mới tồn tại và phát triển được. Đa dạng sinh học mới là động lực của sự tiến hóa.
4. Loài người phân biệt với động vật bậc thấp ở khái niệm “Văn hóa”. Văn hóa loài người không chấp nhận việc một chủng tộc người này tàn sát một chủng tộc khác vì bất cứ lí do gì.
Đa dạng văn hóa cũng là một thành tố trong động cơ phát triển xã hội loài người.
Nguyễn Bình
Tuyệt vời. Cảm xúc sâu lắng sau khi đọc bài này. Mặc dù từ lâu đã tin vào việc sai lầm của học thuyết tiến hóa. Song với những sự phân tích này, thấy nó quả là quái vật về tư tưởng mà loài người đã sinh ra, với ý nghĩa là sản phẩm của Thượng đế. Sự vô thần quả là đáng sợ.
8/ An Eastern Scholar Criticised Darwin / Một học giả Đông Phương phê phán Darwin
Thanh Phan Chi
1. Tôi hoàn toàn ngỡ ngàng về những luận cứ cực kỳ đơn giản mà thuyết phục của ông Lý Tôn Ngô trong việc vạch ra những sai lầm của học thuyết Darwin. Thế đấy, chân lý thật ra rất đơn giản. Vậy tại sao cho đến nay nhiều người vẫn tỏ ra chẳng mảy may nghi ngờ gì về cái học thuyết này ? Theo tôi thì có khả năng là “tâm lý bầy đàn” còn ngự trị trong xã hội loài người, mặc dù loài người đã sản sinh ra không biết bao nhiêu là giáo sư, tiến sỹ.
Trong toán học tồn tại một triết lý: hãy cẩn thẩn, cực kỳ cẩn thận với những gì có vẻ như “hiển nhiên”. Tiên đề số 5 trong hình học phẳng của Euclide là một thí dụ, phủ định tiên đề này dẫn đến những hình học mới, theo đó dẫn đến những khoa học mới, những chân lý mới. May thay tiên đề 5 không sai, nhưng nó chỉ là chân lý trong các “không gian Euclide” mà thôi. Nó không còn đúng trong “các không gian Phi Euclide”. Mà không gian thực của vũ trụ lại là không gian Phi- Euclide.
Do vậy, một kinh nghiệm xương máu là phải cực kỳ thận trọng với các học thuyết xã hội. Loài người sẽ phải trả giá đắt khi giáo điều áp dụng máy móc một học thuyết sai lầm nào đó.
2. Chúng ta có thể kể thêm ở đây một học thuyết sai lầm nữa, đó là học thuyết về sự phát triển dân số của T. R. Malthus (1766-1834) – Nhà kinh tế học và nhân khẩu học người Anh. Theo học thuyết này thì sự nghèo đói ở những giai tầng bậc thấp trong xã hội có nguyên nhân từ một quy luật: dân số thì phát triển theo cấp số nhân, còn sản lượng lương thực thì phát triển theo cấp số cộng. Hệ quả của nhận định này là: muốn giảm nghèo đói trong những giai tầng bậc thấp thì chỉ còn cách là hạn chế tăng dân số trong khu vực này.
Học thuyết này thoạt nhìn thì có vẻ có sức thuyết phục một cách hiển nhiên, nhưng phân tích kỹ thì thấy nó chứa đầy rẫy những sai lầm thô thiển nhất. Và thực tế đã chứng minh nó là một học thuyết sai lầm. Với trình độ nhận thức ngày nay thì một người bình thường, không cần có những kiến thức chuyên môn cao lắm cũng có thể chỉ ra những sai lầm của học thuyết này. Nhưng đương thời của Malthus, nó được coi như một phát hiện lớn. Nhiều tác giả theo chủ nghĩa Mác xít đã kịch liệt phê phán học thuyết này, coi đó là một học thuyết “phản động” vì nó có thể bị lợi dụng để kích động nhân loại đi đến các cuộc chiến tranh đẫm máu.
Phải chăng Hitler đã lợi dụng học thuyết này một cách vô thức hoặc có ý thức trong mục đích chính trị tàn bạo của y: phải tiêu diệt hết các chủng tộc hạ đẳng để có không gian sinh tồn cho chủng tộc thượng đẳng ?
Darwin công nhận đã tham khảo học thuyết này của Malthus và đó là một gạch nối quan trọng trong việc xây dựng học thuyết về đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên của ông ta.
3. Trong sinh giới (không kể loài người) thì “cộng sinh” vẫn là xu hướng chủ đạo để hệ sinh thái phát triển. Cũng có hiện tượng “loại sinh” (triệt hạ lẫn nhau) nhưng xu hướng này chỉ là thứ yếu.
Hãy liên hệ tới gia đình nhỏ của các bạn. Một gia đình tồn tại được chủ yếu do ý thức hợp tác giữa các thành viên trong gia đình. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, các thành viên phải bù đắp cho nhau trên mọi phương diện. Mâu thuẫn vẩn xảy ra, nhưng nó không đủ lớn để phá vỡ sự hợp tác. Khi xu hướng hợp tác này không tồn tại thì gia đình sẽ bị phá vỡ. Thực tế thì hàng tỷ gia đình vẫn tồn tại đó thôi (có thể ở các thang bậc hạnh phúc khác nhau (!)), rộng ra thì xã hội loài người văn minh cùng hệ sinh thái phong phú của muôn loài vẫn tồn tại đó mà. Điều này chứng tỏ xu hướng hợp tác, cộng sinh vẫn là xu hướng cơ bản như ông Lý Tôn Ngô đã chỉ ra.
4. Chỉ thấy xu hướng đấu tranh triệt hạ lẫn nhau trong sinh giới và đem quy luật đấu tranh sinh tồn của động vật bậc thấp áp dụng cho xã hội loài người có lẽ là sai lầm lớn nhất của Darwin.
chimdaibang
Cám ơn PVHg’s Home!
Nguyễn Bình
Cảm ơn, vô cùng cảm ơn anh PVH đã cho tôi được đọc bài này. Tôi, cá nhân từ lâu cũng đã nghi ngờ và tìm cách phản đối học thuyết Đác-uyn, nhưng chưa thể thành hệ thống lý luận, mà chỉ đưa được một vài nhận xét. Và tôi đã có lần nhờ anh PVH cùng mọi người xem hộ cái ví dụ về sự tiến hóa của một loài cá kiếm ăn ở trên cao hơn so với mặt nước nơi nó sống. Ví dụ đó cũng là một minh chứng bác bỏ lý luận thích nghi và đấu tranh sinh tồn. Và hóa ra ví dụ đó lại cũng đúng với lý luận về sự nhường nhịn và chung sống như của Lý Lão gia. Tôi nghĩ lý luận của Lý Lão gia không chỉ đúng về con đường tiến hóa do Thượng đế sáng tạo, mà còn mang lại cho loài người nhận thức về sự cùng tồn tại, chính là như lý luận “chung sống hòa bình” của Khơ-rut-sôp những năm 1950-60. Thế giới sẽ bớt khổ đau do chính những tư tưởng đối đầu đem lại trong nửa cuối thế kỷ 20, do học thuyết Mác về “đấu tranh giai cấp” mang lại sự cuồng vọng về xã hội phi giai cấp, được cổ súy bởi tư tưởng của ngài Đác-uyn này. (còn nhớ, đồng chí Ăng-ghen đã vô cùng khoái chí khi có được học thuyết Đac-uyn để bổ sung vào lý luận của mình khi đó). Tôi rất mong nhìn thấy được học thuyết Đác-uyn bị xóa bỏ và thay bằng một học thuyết rộng hơn, nhân bản hơn và sát đúng với sự sáng tạo của Thượng đế hơn trong thực tiến phát triển của Trái đất và sinh giới.
9/ Why is Life Left-Handed? Tại sao sự sống thuận tay trái?
lamhoangau
Newton là một nhà vật lý lỗi lạc, một nhà toán học, một nhà triết học và còn là một nhà thần học mà ít ai biết rằng cuộc đời ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu Kinh Thánh còn nhiều hơn nghiên cứu khoa học.
Newton có một người bạn cũng là nhà một nhà khoa học nhưng vô thần, nhiều lần Newton giới thiệu về Chúa và nói về Chúa cho bạn của ông, nhưng người bạn này cứ một mực từ chối,không tin rằng Chúa đã sáng tạo ra thế giới này mặc cho Newton nói thế nào thì nói.
Một hôm Newton nhờ người trợ lý của mình làm cho một mô hình Thái Dương Hệ thu nhỏ và ông đặt vào phòng việc của mình. Một ngày nọ, người bạn của ông lại đến, khi thấy mô hình này thì ông đứng ngắm nhìn một cách kỹ lưỡng, một lúc sau ông hỏi :” Bạn à, cái mô hình Thái Dương Hệ này đẹp quá, ai làm ra cái này vậy bạn?”
Newton vẫn mãi mê làm việc không ngước nhìn lên và ông trả lời :“ À, không có ai cả”. Người bạn của ông lại mãi mê ngắm nhìn, lát sau lại trầm trồ “ Đẹp thật là đẹp, tôi muốn biết ai là người đã làm ra cái này”, Newton vẫn say mê làm việc “ À à, chẳng có ai cả”. Người bạn của ông lại say sưa ngắm nhìn mô hình Thái Dương Hệ thu nhỏ một hồi lâu, và lần này thì ông đến trước mặt Newton và hỏi “ Tôi muốn biết ai là người đã khéo tay mà làm ra được cái mô hình này đẹp quá, anh đừng có đùa tôi nữa”. Newton lớn tiếng “ Tôi đã bảo anh là chẳng có ai làm ra cả mà, sao anh lại chẳng tin tôi?”. Một lúc im lặng trôi qua, người bạn của ông hết sức tức giận và ngạc nhiên không hiểu tại sao Newton lại như vậy.
Bấy giờ thì nhà bác học mới ôn tồn trả lời “ Anh bạn đáng kính à, đây chỉ là cá mô hình đơn giản và hết sức thô sơ thôi, thế mà bạn đã nhất định không chịu là không có ai tạo ra nó, huống chi vũ trụ bên ngoài còn hết sức vĩ đại mà bạn lại bảo là không có ai tạo ra?? Bạn thật là vô lý. Người bạn chợt giật mình, ông về nhà suy nghĩ và sau này đã trở nên tin Chúa.
Trong tất cả các sinh vật trên quả địa cầu này, không có một sinh vật nào có tầm nhìn vượt quá được giới hạn cơ thể của nó như con người. Con kiến tầm nhìn của nó không thể vượt quá được bậc thềm, con mối tầm nhìn nó không thể vượt quá được mái nhà…Duy chỉ có con người thì là sinh vật duy nhất, nó có thể nhìn qua quả địa cầu này, nhìn ra đến Thái Dương Hệ, vượt ra ngoài Thiên Hà ,phóng tầm mắt đến các hành tinh xa xôi, vượt đến cả đến tâm vũ trụ và thậm chí đến gần biên của Vũ Trụ.
Thử hỏi có con vật nào khác trên quả đất này có tầm nhìn được như vậy không? Câu trả lời là Không, con người là tạo vật duy nhất có được tầm nhìn đó. Vậy mà Darwin gom tất cả con kiến, con gián, con mối, con người vào thành một cục, quăng cho một quy luật duy nhất. Thật là hết sức bậy bạ.
Trong Kinh Thánh chép rằng “Thượng Đế đã đặt để sự đời đời nơi lòng loài người”
– “ he has put eternity into man’s heart “ (Ecclesiastes 3:11). Sự sống con người trên thế gian này họ không chỉ mong muốn những thứ trước mắt, không chỉ là cuộc sống vài chục năm ngắn ngủi trên đất, họ luôn có một khao khát vượt ra ngoài bản thân họ, họ luôn có khao khát và phóng tầm mắt đi xa hơn xa hơn, vượt ra khỏi cả vũ trụ, vượt ra khỏi mọi thứ, thậm chí đến cõi đời đời, cõ vĩnh hằng…Đây là khả năng của con người mà Chúa đã đặt để trong lòng họ để họ luôn khao khát, mong mỏi tìm về nhà mình, để tìm về Chúa là nguồn gốc của linh hồn họ, đây là sự khao khát của linh hồn, và chỉ khi ở trong Chúa con người mới có được thõa mãn và có được sự bình an thật.
“Hãy trả lại cho Xê da những gì của Xê da, và trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” – “Therefore render to Caesar the things that are Caesar’s, and to God the things that are God’s.” (Matthew 22:21)- Một câu nói quá nổi tiếng của Chúa Jesus mà hầu hết ai cũng đều biết cho dù là hữu thần hay vô thần. Linh hồn của con người phải được trả về cho Thượng Đế, đó là sự đời đời mà con người đang tìm kiếm.
Thanh Phan Chi
1. Tôi cho rằng mục tiêu chứng minh học thuyết tiến hóa của Darwin là một học thuyết sai lầm của trang mạng PVHg đã đạt được. Học thuyết này xứng đáng được quẳng vào sọt rác của lịch sử.
2. Bây giờ một việc làm không kém thú vị là tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao lại có nhiều người, kể cả những người có trình độ chuyên môn và học vị cao lại tin vào cái học thuyết này đến như vậy ? Phải chăng ở đây có sự dốt nát về tri thức, tâm lí bầy đàn, lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm v.v… ?
3. Khi tìm ra câu trả lời cho câu hỏi ở mục 2, chúng ta sẽ hiểu xã hội loài người đã khốn khổ ra sao khi những học thuyết khoa hoc- xã hội sai lầm được các chính trị gia, các đảng phái chính trị đem ra sử dụng như những chủ thuyết của họ khi áp dụng vào xã hội dưới những vỏ bọc mỹ miều nhằm đạt được những mục tiêu rất cá nhân của họ.
Trần Nam
Hay quá! Rất bổ ích. Cảm ơn tác giả!
Toan Lam
Cháu chào chú, Trong trích dẫn của chú về câu nói của Pasteur, “Từ đó Pasteur rút ra một kết luận vô cùng táo bạo: Tính chất thuận tay trái, tức là tính chất bất đối xứng, chính là đặc trưng của sự sống – sự sống là bất đối xứng và thuận tay trái!”
Cháu cho rằng câu này khá ngượng ép. Nếu Pasteur thí nghiệm trên một chất nào đó , ví dụ chất A, và thấy rằng chất A là chất tham gia vào quá trình sống và thuận tay trái. Do đó, Pasteur có thể kết luận là chất A thuận tay trái. Từ đó, dẫn tới vì chất A thuận tay trái và kết hợp với chất A cũng là chất có tham gia vào sự sống nên suy ra sự sống là thuận tay trái. Cái này không đúng.
Sự sống là một khái niệm rất rộng lớn, bao gồm cực kỳ nhiều chất tham gia vào. Giả sử trong toàn bộ quãng đời của mình Pasteur có thể kiểm tra được hết 1.000.000 chất tham gia sự sống và thấy nó là thuận tay trái. Cũng đâu có nghĩa là chất thứ 1.000.001 tham gia vào sự sống là thuận tay trái đâu. Do đó để kết luận sự sống là thuận tay trái, Pasteur phải kiểm tra tất cả các chất mà con người đã biết và tất cả các chất mà con người sẽ khám phá mới. Các chất này dường như là vô cùng.
Cũng như trong quyển sách: Định lý cuối cùng của Fermat; mà chú là một trong 2 dịch giả. Người ta đã chứng minh rất nhiều số tự nhiên tuân theo đúng định lý này . Nhưng để kết luận định lý này đúng, người ta phải chứng minh nó đúng với vô hạn số tự nhiên.
Phạm Việt Hưng
Xin lỗi bạn Toàn Lâm, bạn không biết phân biệt khoa học và toán học. Chứng minh khoa học và toán học khác nhau. Thí dụ: Từ quả táo rơi Newton rút ra Định luật vạn vật hấp dẫn. Sau đó kiểm tra định luật này với rất nhiều sự vật khác thấy đúng. Thậm chí dùng nó để tính toán quỹ đạo các hành tinh thấy đúng với quan sát… Từ đó định luật đó được thừa nhận.
Trong toán học thì khác. Một định lý đúng phải đúng một cách tuyệt đối, được chứng minh bằng logic toán học, dựa trên một hệ tiên đề đã được thừa nhận.
Về tính chất thuận tay trái: Từ tinh thể acid tartaric, Pasteur rút ra tính chất thuận tay trái, và quy thành định luật. Sau đó kiểm tra với rất nhiều phân tử sống khác cũng thấy như vậy, kể cả bạn và tôi. Đến nay kẻ thù của Pasteur (giới tiến hóa) đau đớn vì thấy nó đúng đối với tất cả các vật chất sống, và họ phải chịu thừa nhận đó là một định luật, mà họ cay đắng không sao giải thích được. Vì thế họ đành đổ “tội” cho sự sống từ ngoài vũ trụ đến Trái Đất. Tất cả những sự thật này ĐÃ ĐƯỢC GIỚI KHOA HỌC KIỂM CHỨNG và trở thành định luật rồi, chứ đâu phải ông Phạm Việt Hưng phát biểu mà bạn tranh luận. Điều này chứng tỏ bạn không có kiến thức về vấn đề này. Bạn nên tìm hiểu, đọc, nghiên cứu thêm nhé. Có thể người ta che đậy định luật này kỹ quá nên bây giờ bạn mới biết chăng, và do đó chưa hiểu thấu đáo nên thắc mắc mất thì giờ. Trong trường hợp bạn tiếp tục “tranh luận” một vấn đề mà tôi biết rõ bạn chưa nắm vững chuyên môn, tôi sẽ không đăng ý kiến của bạn, mà chỉ trả lời qua email, vì không để mất thì giờ cho độc giả nói chung.
Không biết bạn có phải thầy giáo hay cán bộ nghiên cứu ngành sinh học tiến hóa không? Nếu đúng thì tôi rất thông cảm với bạn. Loạt bài về Pasteur và Darwin trên PVHg’s Home quả thật gây “tổn thương” đối với những người đã chót thờ Darwin và thuyết tiến hóa. Tôi biết là đụng đến một niềm tin đã ăn sâu và cốt tủy của người khác là không nên. Nhưng khổ quá, khám phá khoa học của Pasteur và giả thuyết sai lầm của Darwin là vấn đề của khoa học chứ không phải của tôn giáo, nên không thể không làm rõ. Nếu đây là chuyện tôn giáo thì chắc chắn tôi không dám xúc phạm, dù tôi đồng ý hay không. Tôi sẽ còn tiếp tục tố cáo sự lừa đảo của thuyết tiến hóa chứ chưa hết đâu. PVHg
10/ Mendel disproved Darwinism / Mendel bác bỏ học thuyết Darwin
Huỳnh
Xin được nói thêm một chút, thuyết tiến hóa không nói “loài người tiến hóa từ loài khỉ”; loài người và loài khỉ là 2 nhánh tiến hóa khác nhau xuất phát từ chung một loài thủy tổ.
Bài viết trên của g/s Hưng đã đưa ra một luận cứ rất mạnh, khả năng một chuỗi biến dị liên tục và được di truyền để biến một loài thành loài khác thực sự không có khả năng xảy ra; cũng như 2 câu chuyện rất phi lý khác mà thuyết tiến hóa đưa ra là “nồi súp nguyên thủy tạo ra sự sống hữu cơ” và “sinh vật sống dưới nước di cư lên đất liền”.
Ý kiến cá nhân, con người và nền văn minh ngày nay không phải là chủ sở hữu đầu tiên và có thể cũng không phải là cuối cùng trên Trái Đất.
Thanh Phan Chi
1. Tôi tràn trề hy vọng rằng sau khoảng vài ngàn tỷ năm nữa, loài người sẽ tiến hóa theo các hướng sau:
– Không cần ăn uống (không còn tranh giành nhau thức ăn, nguồn nước)
– Sinh sản lưỡng tính (trên một cơ thể có đủ các cơ quan sinh sản đực và cái, do đó đỡ phiền hà trong việc tìm kiếm vợ/ chồng, không còn tình trạng đánh ghen, ngoại tình, cắm sừng…)
Tuy nhiên thế vẫn chưa đủ để chấm dứt hoàn toàn các cuộc chiến tranh đâu nhé. Chẳng hạn loài người vẫn có thể tranh giành nhau địa điểm ở tốt hơn về khí hậu chẳng hạn, hoặc vô vàn các lí do khác.
2. Cái kịch bản mà tôi nghĩ ra ở mục 1 là do tôi đã học được ở các nhà biên kịch theo trường phái Darwin đó. Ngày nay Darwin xứng đáng được trao giải Ig Nobel (!).
Thùy Trang
Email: Gửi Bác Hưng, Cháu vẫn đang học năm thứ ba đại học ạ. Năm nay việc học căng thẳng hơn nhiều lắm nhưng cháu vẫn đang rất cố gắng. Dạo trước cháu vẫn đọc bài của Bác nhiều lắm. Có đợt đọc bài về thuyết tiến hóa nhiều quá đêm ngủ cháu đâm ra mơ mình với lũ bạn đang bàn về thuyết tiến hóa và di truyền học của Mendel luôn. Nhờ mấy bài viết của Bác cháu mới hiểu thêm về mấy thuyết này chứ lúc học trung học cháu chỉ thuộc lòng sách viết, không hơn luôn. Cháu Trang
(Còn nữa, xin đón đọc bài kỳ [2])
PVHg, Sydney 17/02/2016