Evolution or Creation? That is the question that anyone who loves the truth cannot avoid. Darwin’s theory of evolution was actually doubtful long ago, but it has become more doubtful in the light of new discoveries of molecular biology and modern paleontology. PVHg’s Home is honored to introduce Professor Chu Hảo’s view on this question.
Tiến hóa hay Tạo hóa? Đó là câu hỏi mà bất cứ ai yêu sự thật cũng không thể né tránh. Thuyết tiến hóa của Darwin thực ra đã bị nghi ngờ từ lâu, nhưng nó càng trở nên đáng ngờ hơn dưới ánh sáng của những khám phá mới trong sinh học phân tử và cổ sinh học hiện đại. PVHg’s Home xin trân trọng giới thiệu quan điểm của Giáo sư Chu Hảo về vấn đề này.
TIẾN HÓA HAY TẠO HÓA
Bài viết của GSTS Chu Hảo
Lời giới thiệu của PVHg’s Home:
Hình bên: GS Chu Hảo, tác giả bài viết
Đây là một bài viết của GS Chu Hảo đã đăng trên tạp chí TIA SÁNG số Tết Bính Thân 2016. Trang PVHg’s Home nhận được bài viết của ông qua thư trao đổi và đã được ông đồng ý cho sử dụng. Hình minh họa + tô đậm nhấn mạnh + ghi chú do PVHg’s Home bổ sung vào bài viết.
GS Chu Hảo là Tiến sĩ Vật lý, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, hiện là Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức.
CHÚ Ý: Toàn bộ các bài viết về SINH HÓA và Thuyết Tiến hóa trên trang PVHg’s Home (viethungpham.com) đã được sắp xếp đầy đủ theo thứ tự thời gian tại địa chỉ sau đây:
True Biology: Nền Sinh học chân chính
Sau đây là bài viết của GS Chu Hảo
Mặc dù khoa học đã đạt được những thành tựu vô cùng vĩ đại, các quy luật của thế giới tự nhiên cứ lần lượt được phơi bày, sân chơi của Chúa cứ ngày càng hẹp lai; nhưng cứ mỗi lần các nhà khoa học vén được một bức màn đen do Chúa dựng nên này thì lại thấy một bức màn đen khác sừng sững trước mặt. Và cho đến tận ngày nay hai câu hỏi nguyên thuỷ “Vũ trụ được hình thành thế nào?” và “Loài người xuất hiện từ đâu? Từ loài khỉ lớn ( vượn hay tinh tinh ) tiến hoá lên, hay do Chúa tạo ra?”, xem ra vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng; và “liệu có thể có câu trả lời cuối cùng hay không?” lại là một câu hỏi hóc búa khác.
Thuyết Big Bang hầu như đã được kiểm chứng. Ngày càng có nhiều bằng chứng khách quan cho thấy Vũ trụ mà chúng ta đang ở trong đó được sinh ra từ một vụ nổ lớn trong hư không khoảng 14 tỷ năm trước, rồi giãn nở không ngừng, đồng đều theo mọi hướng, chứa hàng trăm tỷ thiên hà có kích thước khoảng 100.000 năm ánh sáng (một giây ánh sáng là 30 vạn km); mỗi thiên hà lại chứa hàng trăm tỷ ngôi sao; mỗi ngôi sao lại có một hệ thống hành tinh quay xung quanh như kiểu hệ Mặt trời của chúng ta. Khoảng hơn mười tỷ năm nữa Vũ trụ sẽ dừng giãn nở, co sụp lại thành một điểm như lúc ban đầu.. [1]
Nếu thuyết này là đúng thì vẫn còn những câu hỏi chưa thể có câu trả lời: Trước Big Bang là cái gi? Vì sao nó lại vận hành một cách trơn tru, hoàn hảo như thế? Vì sao các hằng số vật lý của Vũ trụ (tốc độ ánh sáng, điện tích của điện tử, hằng số Plank…) lại được gán cho những giá trị chính xác đến nỗi chỉ cần một trong các hằng số ấy thay đổi đi một phần triệu giá trị vốn có thì thế giới này sẽ không có sự sống, không có chúng ta – con người có khả năng tìm hiểu Vũ trụ?
Mặc dù vậy, các bằng chứng thực nghiệm về sự hình thành và tiến hoá của vũ trụ đến nay vẫn ủng hộ thuyết Big Bang. Điều này khác hẳn với sự nghi ngờ đối với Thuyết Tiến hoá về nguồn gốc loài người, rộ lên trong vài chục năm gần đây. Số người ủng hộ Thuyết Tiến hoá còn rất nhiều (chẳng hạn xem Nguyễn Văn Tuấn, http://ykhoa.net/binhluan/ ). Nhưng những người phản đối càng ngày càng làm tôi “nao núng”. Xin chia sẻ với bạn đọc những gì tôi thu nhận được từ lập luận của những người “phủ nhận sạch trơn” Darwin (chẳng hạn xem https://viethungpham.com/ )
Hình bên: “Darwin’s Doubt” (Sự nghi ngờ của Darwin), một cuốn sách bestseller của tiến sĩ Stephen Mayer
Chúng ta đều biết Charles Darwin (người Anh, 1809 – 1882) đã công bố Thuyết Tiến hoá của mình trong hai cuốn sách kinh điển: “Nguồn gốc các loài” ( 1859 ) và “Nguồn gốc con người” ( 1871 ). Trong đó ông đã khẳng định: 1) Các loài động vật tiến hoá từ bậc thấp lên bậc cao hơn theo quy luật chọn lọc tự nhiên, những biến dị nhỏ ngẫu nhiên có lợi trong quá trình cạnh tranh sinh tồn được tích tụ dần; 2) Sự sống được hình thành một cách tự phát ngẫu nhiên từ một tập hợp các nguyên tố hoá học; 3) Loài khỉ lớn ( tinh tinh) là tổ tiên trực tiếp của loài người.
Vào thời điểm ấy (giữa thế kỷ 19) học thuyết này đã được hưởng ứng một cách cuồng nhiệt và tiếp tục mê hoặc các thế hệ sau cho đến tận cuối thế kỷ 20. Cho đến tận ngày nay trong các trường học trên toàn thế giới người ta vẫn vô tư rao giảng những quan điểm phi khoa học của Darwin. Sự “ngộ nhận thế kỷ” này có thể do hai nguyên nhân chính sau đây. Một là, công trình của Darwin ra đời vào đúng lúc xu thế vô thần và duy vật của Thế kỷ Khai minh đang nổ rộ; nó đánh trúng vào tâm lý khoa học thời đại: sự sống và con người không phải do Chúa tạo ra. Hai là, cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất đạt được những thành công rực rớ với sự ra đời của Vật lý học Newton đã làm cho cộng đồng khoa học ngây ngất với ý tưởng cho rằng “sân chơi” của Chúa đang thu hẹp lại và một ngày không xa khoa học sẽ trả lời được mọi câu hỏi về vạn vật. Thế nhưng, như bạn đọc sẽ thấy, đấy là một sự ngộ nhận tai hại.
Sự sai lầm của Thuyết Tiến hoá và sự ngộ nhận về nó sẽ không xảy ra nếu Darwin được biết đến công trình khoa học vĩ đại về Di truyền học của Gregor Mendel (người Tiệp, 1822-1884) ra đời năm 1866, tức là chỉ sau cuốn “Nguồn gốc các loài” có bảy năm. Giá như ông biết thì chắc ông đã buộc phải xem xét lại các luận điểm của mình.
Không chỉ Darwin không biết mà cả thế giới cũng hầu như không biết tới công trình khoa học của Mendel, vì nó đã bị rơi vào quên lãng. Ba mươi năm sau, vào năm 1900, lý thuyết di truyền của ngài linh mục người Tiệp ấy mới được các nhà khoa học Đức và Hà Lan phát hiện. Từ đó Di truyền học mới thực sự chào đời, và ngày càng được khắng định, đóng vai trò quan trọng mang tính nền tảng trong Sinh học như thuyết Lượng tử trong Vật lý học.
Di truyền học khẳng định những điều ngược lại hẳn với học thuyết tiến hoá. Cụ thể là:
1) Phân tử ADN (vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử quyết định các tính trạng của động vật) của mỗi loài là cố định, không biến đổi trong quá trình chọn lọc tự nhiên để thích nghi với môi trường sinh sống. Như vậy loài này không thể “tiến hoá” lên loài khác được.
2) Phân tử tế bào sống đơn giản nhất cũng không thể hình thành từ sự kết hợp ngẫu nhiên của các nguyên tố hoá học. Xác suất của quá trình ấy có thể coi là bằng không như đã được chứng minh bằng toán học cũng như mô phỏng trên các “siêu máy tính”.
3) Khỉ là khỉ, người là người. Bộ gene của khỉ dù có giống của người đến hơn 95% thì vẫn còn đó, một sự khác biệt về chất rất lớn nằm trong số vài phần trăm chứa trong ADN cấu tạo nên các gene. ADN của người có 46 nhiễm sắc thể, của tinh tinh là 48 nằm trong nhân mỗi tế bào, và là hoàn toàn cố định.
Được đón nhận hồ hởi ngay từ khi mới ra đời, Thuyết Tiến hóa đã “bùng nổ” sau “vụ án thế kỷ”, trong đó một giáo viên trung học người Mỹ là Scopes bị buộc tội rao giảng Thuyết Tiến hóa tại một trường phổ thông ở Tiểu bang Tennesse đã thắng kiện. Người ta đồng nhất thắng lợi của Scopes với thắng lợi của Thuyết Tiến hóa. Thế nhưng cũng bắt đầu từ đó các bằng chứng khách quan ngày càng chống lại Darwin về giả thuyết loài tinh tinh là tổ tiên trực tiếp của loài người.
Bằng chứng quan trọng nhất là suốt từ khi giả thuyết “khỉ biến thành người” ra đời cho đến nay, đã hơn một thế kỷ rưỡi trôi qua, không có một hóa thạch trung gian nào giữa khỉ và người được phát hiện. Chỉ có một bằng chứng “ngụy khoa học” được tạo dựng nên vào năm 1912. Lúc đó có người đã cả gan ghép hóa thạch hộp sọ của một người 100% với hóa thạch xương hàm của một con tinh tinh cùng thời để “chứng minh” rằng đã tìm thấy một loài trung gian giữa khỉ và người, đúng như sự mong đợi của những người hâm mộ Thuyêt Tiến hóa. Thế nhưng trò lừa đảo đó mau chóng bị lật tẩy [2]. Tuy nhiên, công việc tìm kiếm hóa thạch trung gian vấn cứ được miệt mài… Ngoài ra, phái phản đối Thuyết Tiến hóa khẳng định một cách không hề thiếu sức thuyết phục rằng: Nếu Mendel đúng thì Darwin phải sai, chứ không thể dung hòa.
Tôi e còn ít người biết được rằng sinh thời chính Darwin đã tuyên bố: “Nếu có bằng chứng cho thấy sự tiến hóa từ loài thấp hơn lên loài cao hơn mà không do sự tích tụ các biến đổi nhỏ liên tục thì lý thuyết của tôi là sai!”. Đúng như sự nghi ngại của ông, những phát hiện mới nhất của Di truyền học và Khảo cổ học nhiều lắm cũng chỉ chứng minh được rắng Tinh tinh và Người cùng phát sinh từ vùng Nam Châu Phi cách đây khoảng 200.000 năm rồi lan tỏa đi khắp địa cầu. Thế thôi, vẫn không có một hóa thạch trung gian nào được phát hiện.
Ngoài ra ở nơi chín suối ông không thể không ân hận khi được biết chiến dịch tàn sát người thổ dân Aborigines (bị coi là giống “nửa khỉ nửa người”) ở Úc cuối TK19, và tội ác diệt chủng của Hitler gây ra đối với người Do Thái trong Thế chiến thứ hai giữa thế kỷ 20. Bởi không ai khác ngoài ông đã vạch đường cho quỷ dữ hoành hành khi tuyên bố: “Vào một giai đoạn nào đó, có thể tính bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh của loài người hầu như chắc chắn sẽ hủy diệt và thay thế các chủng tộc man rợ”
Nếu Thuyết Tiến hỏa là sai thì Thuyết Tạo hóa có nhiều cơ hội là đúng?
Không đơn giản như vậy! Chỉ có điều càng ngày càng nhiều nhà khoa học lỗi lạc tin rằng có một lực lượng siêu nhiên nào đấy đã lập trình sự sống và cài đặt nó vào các phân tử ADN dưới dạng các mã thông tin, như một bản thiết kế cực kỳ linh diệu.
Đáng kinh ngạc thay, ngay từ thế kỷ 13 Thánh Thomas Aquinas đã phán: “Bất cứ ở đâu tồn tại những thiết kế phức tạp, ở đó ắt phải có nhà thiết kế thông minh“. Nhà thiết kế thông minh ấy đã được nhân loại gán cho các tên: Đấng sáng tạo, Tạo hóa, Chúa trời của các tôn giáo; hay “Chúa phiếm thần” của các nhà khoa học.
Nếu bạn đọc còn do dự tin hay không tin vào một trong hai giả thuyết nói trên thì hãy nghe lời khuyên của Einstein mà vui sống. Ông nói thế này: “Có hai cách để sống: bạn chẳng tin vào phép màu nào cả, hoặc tin rằng mọi thứ đều là một phép mầu”. Há chẳng thanh thản sao!
Chu Hảo, Tháng 01/2016
GHI CHÚ:
[1]: Theo tạp chí TIME thì những khám phá vũ trụ học mới nhất chứng tỏ vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi, và do đó sẽ loãng dần đến hư không (PVHg).
[2]: Thực ra vụ lừa đảo “Người Piltdown” không nhanh chóng bị lật tẩy, mà phải mất tới 41 năm mới bị phơi bày (từ 1912 đến 1953). Trong 41 năm đó, nhận thức sai lầm đã ăn sâu vào rất nhiều thế hệ, rằng tổ tiên của người là khỉ. Những thế hệ này rất khó sửa chữa nhận thức, ngay cả khi họ biết mình bị lừa. Còn nhiều vụ lừa đảo khác trong thuyết tiến hóa đến nay vẫn được dạy trong sách giáo khoa. Độc giả nào cần tìm hiểu kỹ hơn, xin đọc loạt bài về Sinh Hoa trên PVHg’s Home: https://viethungpham.com/2015/10/28/biology-on-pvhgs-home-nhung-van-de-sinh-hoc/ (PVHg)
bài viết rất hay ạ
ThíchThích
Theo khoa học (thực nghiệm) thì một thuyết được xem là đúng khi nó được kiểm chứng bằng thực nghiệm và cho kết quả đúng như sự tiên báo của thuyết đó. Thuyết Tiến hóa vẫn chỉ là THUYẾT vì chưa có một thực nghiệm nào thành công. Nói nôm na là người ta chưa bao giờ quan sát được một sự thay đổi về loài cả. Chưa bao giờ một con gà lại sinh được một con cò! Ngay cả tìm kiếm hóa thạch cũng… chưa có. Trong khi đó thuyết Di truyền có thể thực nghiệm được và nó trả về kết quả đúng như Mendel đã dự báo. Vậy cái nào đáng tin hơn chắc ai cũng tự biết!
ThíchThích
HOÀN TOÀN CHÍNH XÁC!!!
ThíchThích
Vậy người tiền sử thì sao? Họ vẫn có bộ gen giống người hiện đại, chỉ khác biệt về hình dáng bên ngoài??
ThíchThích
Trước hết loài người và loài vượn từng CÓ CHUNG TỔ TIÊN XA XÔI, loài tinh tinh hay vượn KHÔNG TRỰC TIẾP TIẾN HÓA (tức biến thành một con người ngay được) mà phải trải qua một quá trình chọn lọc giống không có sự can thiệp từ một thực thể có khả năng tư duy mà là theo một cách ngẫu nhiên từ yếu tố môi trường tác động lên một QUẦN THỂ SINH VẬT trong một thời gian dài, nên ko thể sử dụng một kết quả thí nghiệm ngắn hạn như việc cho một con tinh tinh với trí khôn của động vật bậc thấp sống trong điều kiện môi trường vài chục năm được.
Thứ hai việc Menden tuyên bố “Phân tử ADN (vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử quyết định các tính trạng của động vật) của mỗi loài là cố định, không biến đổi trong quá trình chọn lọc tự nhiên để thích nghi với môi trường sinh sống.” Là đúng nhưng nó có một điểm đáng lưu ý là trong một quần thể sinh vật cùng một loài, tất cả các cá thể đều mang một dòng gien khác nhau (có thể lấy ví dụ trực tiếp từ loài người, con là con của bố,nhưng không thể có cùng một dòng gien giống y như đúc 100% đc, vì nó xâm phạm đến quy luật di truyền mà Menden tuyên bố, Vì con là sự kết hợp 50-50 giữa bố và mẹ- trong điều kiện khác huyết thống- nên con không giống ai hoàn toàn về mặt di truyền (chưa xét về mặt tính trạng))
Chính vì các khác nhau giữa các dòng gien trội, lặn mang những đặc điểm duy truyền tốt xấu là gốc rễ của tiến hóa ( ví dụ: một con vật mang trong mình gien máu khó đông sẽ dễ chết hơn những con vật trong cùng một loài, chính sự chết đi của con vật đó đã khiến nguồn gen của nó mất đi – tức gen xấu mất đi- và nhường chỗ cho một con vật có máu tốt tiếp tục sống và duy trì thế hệ; hay một con thú săn mồi ngụy trang có màu lông không phù hợp sẽ dễ chết đói hơn một con vật có màu lông phù hợp (như giữa loài Gấu bắc cực và Ursus maritimus với loài gấu đen bắc mỹ Ursus americanus, gen của gấu bắc cực là một giòng gen lặn xuất phát từ chính loài gấu đen bắc mỹ, điều này đc gọi là biến dị :Kiểu hình của một cá thể sinh vật là kết quả của cả kiểu gien và ảnh hưởng của môi trường mà nó sống. Một phần chủ yếu của biến dị trong các kiểu hình ở một quần thể là do sự khác biệt giữa các kiểu gien của chúng. Lý thuyết tiến hóa tổng hơp hiện đại định nghĩa tiến hóa như sự thay đổi theo thời gian sự biến dị di truyền này. Tần số của một alen cụ thể sẽ trở nên hiện diện nhiều hơn hay kém đi so với các dạng khác của gien đó trong quá trình này. Biến dị biến mất khi một alen mới đạt tới điểm tới hạn – là khi hoặc biến mất khỏi quần thể hoặc thay thế hoàn toàn alen gốc[, bằng chứng: http://thoibao.today/paper/ky-la-canh-gau-me-den-gau-con-trang-chuyen-la-656238, và hai loài giống nhau đến mức có thể sinh sản và cho ra đứa con chung, chính sự khác biệt về vẻ ngoài ấy – mặc dù không thay đổi về bộ gen chung của loài nhưng vì điều kiện môi trường đã khiến những con gấu đen mất dần và nhường vùng bắc cực lại cho gấu bắc cực trong suốt một thời gian giài, những con gấu bắc cực lông trắng lại tiếp tục sinh sản và cho ra một thế hệ những đời gấu con thuần chủng màu lông trắng, tạo nên tách biệt để chúng trở thành một loài).
Các giai đoạn trung gian của một loài không tồn tại song hành với loài đó trong cùng một thời điểm, vì những điểm không hoàn hảo (hoặc có thể sử dụng từ không thích ứng) với môi trường sẽ bị tụt hậu và tuyệt chủng, những cá thể trong quần thể tiếp tục xây dựng con đường của tổ tiên chúng sẽ ngày càng hoàn thiện hơn để đạt tới mục đích sống còn, nếu như loài mất đi khả năng chọn lọc (do nguồn gen không phong phú, hay do điều kiện môi trường biến đổi quá nhanh hay do bị tiêu diệt bởi một loài khác mạnh hơn) thì loài sẽ lao vào con đường TUYỆT CHỦNG,
Còn nói về việc phát hiện hóa thạch của loài trung gian thì không như những gì các người đã phân tích, thực chất có nhiều dấu tích đã để lại là bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của loài người như hóa thạch của Lucy, bằng các phương pháp giải phẫu đã chứng minh rằng lucy đã có khả năng đứng thẳng, một điều mà không một loài linh trưởng nào có thể làm THƯỜNG XUYÊN theo cách của con người.
Không chỉ vậy đột biến cũng có thể gây ra những khác biệt về duy truyền đa số có hại cho sinh vật, nhưng nếu biết dị đó làm sinh vật mạnh khỏe và sinh tồn tốt hơn hẳn các loài khác thì đó chính là gốc rễ của tiến hóa như đã nêu trên.
Nếu muốn nêu về bằng chứng của tiến hóa thì không khó khăn gì cả, thực chất là quá ư dễ, đó chính là loài chó. Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám. Vào cuối kỳ Băng hà, cách đây khoảng 40.000 năm, chó sói và người chung sống với nhau thành nhóm săn mồi theo bầy. Chó sói và người thường tranh nhau con mồi, thậm chí còn giết nhau. Nhưng hẳn là chó sói đã bắt đầu tìm bới những mẩu thức ăn thừa do con người bỏ lại. Con người đã thuần hóa chó sói con và qua lai giống nhiều thế hệ, chó sói tiến hóa thành chó nhà. Chính vì sự can thiệp của thực thể có khả năng tư duy là con người đã tác động lên loài chó bằng sự lai tạo theo mục đích (Chọn lọc nhân tạo) đã cho ra 800 giống chó khác nhau về tất cả các đặc điểm ngoại hình mà ta thấy ngày nay nhưng thực chất chúng chỉ là chung một loài xuất phát từ những con chó đã hạn chế đi hoạt động cảnh giác của thần kinh bắt đầu đi theo loài người từ cách đây 14000 năm, 14000 năm! Liệu có một thí nghiệm nào hay bằng chứng nào thuyết phục hơn không? Và điều này cũng cho thấy qua loài cá vàng, cá lia thia, từ những đặc điểm tính trạng của chúng, lao2i người đã chọn lọc ra và cho lai với nhau để có đc kết quả là sự đa giạng và khác nhau đến lạ thường của động vật, chính vì có sự can thiệp của con người mà tiến hóa đã đi nhanh hơn tiến hóa nhiều ngã rẽ hơn và vì nhiều mục đích hơn, không như tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên, mục đích của loài đó chỉ là sinh tồn, và chúng được thực hiện thông qua quy luật hiển nhiên nhất đó là “mạnh đc yếu thua” mà không có sự chủ đích của bất kì thực thể có khả năng tư duy nào, chính vì yếu tố đó đã khiến cho tính chất tiến hóa và chọn lọc tự nhiên diễn ra vô cùng chậm.
Tạm kết: Theo như ngày nay, tiến hóa KHÔNG PHẢI LÀ MỘT THUYẾT, mà nó là một khái niệm và là một đối tượng nghiên cứu, di truyền học kết hợp với lý thuyết tiến hóa nhờ chọn lọc tự nhiên của Darwin thông qua di truyền học quần thể. Tầm quan trọng của chọn lọc tự nhiên như một nguyên nhân tiến hóa đã được chấp nhận trong những nhánh khác của sinh học. Tuy nhiên, các quan niệm từng có trước đây về tiến hóa, như tiến hóa từng bước và xu hướng tiến hóa chung đã trở nên lỗi thời. Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của tiến hóa bằng việc lập nên rồi kiểm tra những giả thuyết, xây dựng các lý thuyết khoa học, sử dụng những dữ liệu quan sát, và tiến hành những thí nghiệm cả trên thực địa lẫn trong phòng thí nghiệm. Các nhà sinh học nhất trí rằng sự truyền đời kèm theo những biến đổi là một trong những thực kiện đáng tin cậy nhất từng được thiết lập trong lịch sử khoa học[6]. Các khám phá trong sinh học tiến hóa đã gây ảnh hưởng lớn lao không chỉ tới những nhánh truyền thống của sinh học, mà cả trong những ngành hàn lâm khác (như nhân chủng học và tâm lý học) và cả trong xã hội nói chung.
ThíchĐã thích bởi 2 người
Chào bạn Võ Thái Dân, bài viết của bạn khá dài, nhưng hình như bạn vẫn chưa hiểu đúng vấn đề: Những ví dụ ban nêu, chỉ nói lên sự “biến hoá” trong cùng một loài. Điều đó rất bình thường, không có gì phải bàn. Vấn đề là không có bằng chứng thuyết phục về sự “tiến hoá” từ loài này sang loài khác. Loài nào vẫn là loài ấy. Gấu là gấu, chó là chó, khỉ là khỉ, người là người v.v… chúng có thể “biến hoá” để thay đổi một số đặc điểm trong loài của chúng, nhưng chúng không “tiến hoá” đến mức để biến thành loài khác !
Như vậy thuyết tiến hoá không đứng vững !
ThíchThích
“What scientists have done is to take two sets of flies from the same species, and keep them apart in different environments. After many generations, two new sets of flies that do not reproduce are created. These are now two new species”
Nguồn: https://genetics.thetech.org/ask/ask103
Đây là một đoạn văn trong bài viết của Karen R. Fitch, đại học Stanford, CA, USA, ví dụ về một thí nghiệm tạo ra 2 quần thể bắt nguồn cùng 1 tổ tiên nhưng tích tụ đủ khác biệt để KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG SANH SẢN CÙNG NHAU giữa chúng nữa, vậy là một loài mới được tạo ra.
Sự Tiến hóa diễn ra trong một khoảng thời gian RẤT DÀI. Nên xét về năng lực xét nghiệm và thống kê, người ta sẽ có được VÔ SỐ các loài trung gian. Một nghiên cứu công bố năm 2016 giới thiệu một loài BÒ SÁT được cho là nền móng của ĐỘNG VẬT CÓ VÚ (bao gồm loài Người – Homo Sapiens).
Nguồn: https://www.scientificamerican.com/article/meet-the-ancient-reptile-that-gave-rise-to-mammals/
Bò sát máu lạnh thành động vật máu nóng? Vậy thì cái luận điểm về DNA cố định đâu còn đúng.
“God is dead” – Friedrich Nietzsche
“There is no God” – Stephen Hawking
ThíchThích
Ý kiến của Fei TchengKaren không có giá trị.
Thí nghiệm của R. Fitch, đại học Stanford, CA, USA, là nhảm nhí.
PVHg
ThíchThích