In today’s chaotic life, man should learn to meditate. One of the best methods of meditation is listening to classical music – noble music which brings us to a peaceful and pure world, as Martin Luther described: “Next to the Word of God, the noble art of music is the greatest treasure in the world”. PVHg’s Home is honored to introduce 2 pieces of noble music, presented perfectly by Korean artists…
Trong cuộc sống hỗn độn ngày nay, con người nên học thiền. Một trong những phương pháp thiền tốt nhất là nghe nhạc cổ điển – loại nhạc quý phái mang chúng ta tới một thế giới êm đềm và thanh cao, như Martin Luther mô tả: “Bên cạnh Lời Chúa, nghệ thuật âm nhạc quý phái là kho tàng lớn nhất trên thế gian”. PVHg’s Home trân trọng giới thiệu 2 tác phẩm âm nhạc quý phái, trình bầy tuyệt mỹ bởi các nghệ sĩ Hàn quốc…
Ý muốn giới thiệu này xuất phát từ một lá thư của TS Phan Chí Thành, chuyên viên thẩm định giáo dục quốc tế, gửi tới PVHgs’ Home, như một bình luận cho bài viết “Challenging the Meaning of Life / Chất vấn Ý nghĩa Cuộc sống”. Thư viết:
Kính gửi anh Hưng,
Tôi tình cờ phát hiện thêm một danh cầm nữa của Xứ Hàn, đó là một Soloist sinh năm 1987 tại Đức với cha mẹ là người Hàn Quốc: cô Clara-Jumi Kang. Mời anh nghe một bản Violin Concerto của Beethoven có địa chỉ sau:
Beethoven Violin Concerto in D Major Op.61: 클 라 라 주 미 강 & Seoul Philarmonic Orchestra.
Tôi lưu ý anh rằng: nhìn vào dàn nhạc Seoul Phil Orchestra thì không thấy có “nhạc công ngoại binh” nào, có nghĩa là đây là một dàn nhạc giao hưởng “thuần South Korea”, đó là điều cũng hiếm thấy.
Hình bên: Clara Jumi Kang
Tôi tự đặt một câu hỏi: Tại sao âm nhạc cổ điển Châu Âu lại có sức hút ghê ghớm như vậy đối với giới tinh hoa người Á Đông, nhưng ngược lại âm nhạc Á Đông lại không được ưu ái lắm đối với người Âu- Mỹ? Chắc phải có một đề tài nghiên cứu sâu mới trả lời được câu hỏi này.
Anh đã nghe CA TRÙ của Việt Nam chưa ? Tôi thấy hàm lượng triết học/ triết lí trong ca trù cũng khá cao. Nghe nhiều cũng có thể “nghiện” được. Cảm giác này cũng tương tự như khi ta nghe các tác phẩm của J. S. Bach vậy. UNESCO đánh giá ca trù của Việt Nam thuộc dòng âm nhạc bác học đó. Tôi cho đó là một đánh giá xác đáng.
Khi nhìn sâu vào các tác phẩm của TẤT CẢ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT chúng ta đều nhận thấy có sự phảng phất của những suy tư về Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG
PCT
Ngay sau đó, TS Thành giới thiệu một tài năng âm nhạc mới xuất hiện của Hàn quốc. Đó là: Seong-Jin Cho (조 성 진), sinh ngày 28/05/1994.
Ngày 22/10/2015, tờ Chosun xuất bản bằng tiếng Anh loan báo “một tài năng âm nhạc xuất sắc người Hàn quốc, Cho Seong-jin, vừa đoạt Huy chương Vàng của một trong những cuộc thi âm nhạc danh giá nhất thế giới”. Tin đầy đủ cho biết:
Hình bên: Cho Seong-jin
Cho Seong-jin, hiện là sinh viên Nhạc viện Paris, đã giành Giải Nhất cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin lần thứ XVII tại Varsava, Ba-Lan, trở thành người Triều Tiên đầu tiên từ trước tới nay đoạt được giải này. Giải Nhất bao gồm một huy chương vàng kèm theo 30.000 euros tiền giải thưởng.
Cuộc thi âm nhạc này ra đời từ năm 1927 nhằm vinh danh nhà soạn nhạc vĩ đại người Ba-Lan Frédéric Chopin (1810~1849), và từ đó đến nay được tổ chức 5 năm một lần tại quê hương của ông ở Varsava.
Cùng lúc đoạt Giải Chopin, Cho cũng đoạt giải thưởng của Hội Frédéric Chopin dành cho người biểu diễn hay nhất đối với thể loại polonaise.
Cho Seong-jin là người Á Châu thứ ba đoạt Giải Chopin, sau Đặng Thái Sơn của Việt Nam năm 1980 và Li Yundi của Trung Quốc năm 2000.
“Tôi không thể tin là tôi đã đoạt cái giải thưởng mà hồi nhỏ tôi đã từng mơ ước được dự thi”, Cho phát biểu sau cuộc thi.
Thắng lợi của Cho được xem như một thành tựu lớn nhất về âm nhạc của một người Triều tiên kể từ khi Chung Myung-whun đoạt được giải nhì trong cuộc thi quốc tế Tchaikovsky 41 năm về trước.
Cuộc thi lần này diễn ra trong 3 ngày, Cho đã biểu diễn 38 bản nhạc qua 5 vòng thi đấu. Hãng ghi đĩa nhạc nổi tiếng của Đức là Deutsche Grammophon đã hợp đồng để xuất bản đĩa nhạc gồm những bản nhạc do Cho biểu diễn trong cuộc thi lần này.
Xin chú ý:
● Đặng Thái Sơn là một trong các thành viên Ban Giám khảo cuộc thi Chopin lần thứ XVII nói trên.
Hình bên: Đặng Thái Sơn
● Theo lịch sử Giải Chopin, trong số những người đoạt giải thưởng cao quý này, có những người được đặc biệt đánh giá cao. Đặng Thái Sơn là một trong số những người như thế. Điều làm nhiều người kinh ngạc là Đặng Thái Sơn trước khi dự thi Giải Chopin, anh chưa từng biểu diễn cùng dàn nhạc bào giờ (!).
Và bây giờ là lúc chúng ta cùng thưởng thức 2 bản nhạc trứ danh do hai nghệ sĩ Hàn quốc xuất sắc nói trên biểu diễn:
Beethoven Violin Concerto in D Major Op.61:클 라 라 주 미 강 & Seoul Philarmonic Orchestra
Chopin Winner Concerts Seong-jin Cho 조 성 진 갈 라 콘 서 트
PVHg, Sydney 25/01/2016
Thưa các bạn, tôi rất phục khi Dr. Hưng dùng từ NOBLE (quý phái, quý tộc, sang trọng….) để mô tả cảm xúc khi ta nghe các tác phẩm âm nhạc bậc thày (masterpiece) thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Châu Âu, đặc biệt thuộc dòng lãng mạn như các tác phẩm của F. Chopin. Có một điều đáng lưu ý là: NOBLE viết như nhau trong tiếng Anh và tiếng Pháp, tất nhiên phát âm là khác nhau. Tôi cho rằng nguồn gốc của từ này là từ tiếng Pháp – ngôn ngữ cực kỳ tinh tế trong lĩnh vực văn chương – văn hóa – nhân văn. Paris đã từng được mệnh danh là THỦ ĐÔ ÁNH SÁNG rồi. Khi đọc Chiến tranh và Hòa bình của L. Tonstoi chúng ta biết rằng các gia đình quý tộc của Nga thời đó đều nói tiếng Pháp và cho con cái tiếp xúc với văn hóa Pháp.
Ngày nay chúng ta biết rằng VĂN HÓA là thành tố cơ bản trong khái niệm QUYỀN LỰC MỀM (SOFT POWER) của một quốc gia, bên cạnh khái niệm QUYỀN LỰC CỨNG bao gồm: sức mạnh kinh tế, súng đạn….của quốc gia đó.
Để làm rõ nội hàm của từ NOBLE thì không có gì giá trị bằng việc tìm ra một từ nghịch nghĩa với nó. Theo các bạn thì đó là từ nào ? Tôi chợt nghĩ tới từ Ô TRỌC vì xứ ta bây giờ xuất hiện nhiều TRỌC PHÚ lắm (!).
ThíchThích
“Tôi tự đặt một câu hỏi: Tại sao âm nhạc cổ điển Châu Âu lại có sức hút ghê ghớm như vậy đối với giới tinh hoa người Á Đông, nhưng ngược lại âm nhạc Á Đông lại không được ưu ái lắm đối với người Âu- Mỹ? Chắc phải có một đề tài nghiên cứu sâu mới trả lời được câu hỏi này…” – là một người cũng say mê âm nhạc cổ điển Châu Âu và cũng bao lần tự đặt ra câu hỏi như thế nhưng chưa đủ tầm kiến thức, hiểu biết và lý luận để giải thích. Hy vọng sẽ sớm được sáng tỏ vấn đề này và có người quan tâm đến nó.
ThíchThích